Tính chất hóa học của muối SGK

1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Thí dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu[OH]2↓

           K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Thí dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Bài 1.[Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK]

Đề bài :

Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a] Chất khí;                          b] Chất kết tủa.

Viết phương trình hóa học.

Lời giải.

a] Ta chọn các muối cacbonat hoặc muối sunfit tác dụng với axit mạnh.

Thí dụ: CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

b] Ta dựa vào bảng tính tan của muối để chọn các muối không tan [BaSO4, AgCl, BaCO3…] hoặc baz ơ không tan, từ đó tìm ra muối và chất tham gia phản ứng còn lại, thí dụ:

BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

Na2CO3 + Ba[NO3]2 → 2NaNO3 + BaCO3↓

CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2 + Na2SO4↓

Bài 2.[Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK]

Đề bài :

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

- Lấy các mẫu thử cho vào các ống nghiệm đánh số thứ tự

- Cho vào các mẫu thử dd HCl:

+ Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là  AgNO3: AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3

+ Nếu không có hiện tượng gì thì mẫu thở đó là: CuSO4 và NaCl

- Cho dd BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:

+ Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là CuSO4: CuSO4 + BaCl2 -> CuCl2 + BaSO4

+ Nếu không có hiện tượng gì thì đó là NaCl

Bài 3.[Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK]

Đề bài :

Có những dung dịch muối sau: Mg[NO3]2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a] Dung dịch NaOH;              b] Dung dịch HCl;                        c] Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

a] Cả hai muối tác dụng với dung dịch NaOH vì sản phẩm tạo thành có Mg[OH]2, Cu[OH]2không tan,

        Mg[NO3]2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Mg[OH]2↓

           CuCl2 + 2NaOH → NaCl + Cu[OH]2↓

b] Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl vì không có chất kết tủa hay chất khí tạo thành.

c] Chỉ có muối CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 vì sản phẩm tạo thành có AgCl không tan.

            CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu[NO3]2

Bài 4.[Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK]

Đề bài :

Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu [x] nếu có phản ứng, dấu [o] nếu không.

Viết phương trình hóa học ở ô có dấu [x].

Lời giải.

Phương trình hóa học của các phản ứng:

Pb[NO3]2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + PbCO3↓

Pb[NO3]2 + 2KCl → 2KNO3 + PbCl2↓

Pb[NO3]2 + Na2SO4 →  2NaNO3 + PbSO4↓

BaCl2 + NaCO3 →  2NaCl + BaCO3↓

BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓

Bài 5.[Hướng dẫn giải bài tập số 5 SGK]

Đề bài :

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch [II] sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a] Không có hiện tượng nào xảy ra.

b] Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c] Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d] Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn và viết phương trình hóa học nếu có.

Lời giải.

Đáp án C

Bài 6*.[Hướng dẫn giải bài tập số 6 SGK]

Đề bài :

Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.

a] Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b] Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c] Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Chủ Đề