Tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước

 Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng chung vận mệnh lịch sử, từ lâu đời đã sớm có ý thức gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia dân tộc bền vững và thống nhất.

 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, xem đó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành phải phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của cả dân tộc; là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chính sách đại đoàn kết và bình đẳng dân tộc, bảo đảm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tất cả các dân tộc.

Hiến pháp năm 2013 – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta đã hiến định sâu sắc, toàn diện hơn về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Theo đó, tại Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc được khẳng định trong thực tiễn; quyền và nghĩa vụ công dân cũng như đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo, không ngừng được nâng lên.

Bên cạnh Điều 5 Hiến pháp 2013 được xác định là định hướng cho, chính sách dân tộc, lĩnh vực dân tộc; công tác dân tộc còn được quy định cụ thể trong các điều luật khác của Hiến pháp 2013, cụ thể như: Tại Điều 42 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”; Điều 58 quy định:“…Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số....”; Điều 60: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”; Điều 61: “…Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn…”. Điều 75 Hiến pháp 2013 quy định: “…Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc…”.

Như vậy, có thể nói việc tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và tham gia bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc trong Hiến pháp 2013 có ý nghĩa chính trị sâu sắc vì sự khẳng định đó rất thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số hân hoan đón nhận với niềm tự hào và càng thấy được trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, góp phần động viên toàn dân thực hiện Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp.

Để thể hiện tinh thần của Hiến pháp 2013 về công tác dân tộc, nhiều văn bản Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Di sản văn hóa… đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 và đều thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc.

Chẳng hạn, trong Bộ Luật Dân sự hiện hành, một trong những nguyên tắc của Luật Dân sự là nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tại Điều 7 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Hay tại Điều 29 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quyền xác định, xác định lại dân tộc: “Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ…”.  Luật Di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh chính sách dân tộc, Điều 17 Luật này khẳng định: “Nhà nước tôn trọng, khuyến khích các dân tộc thiểu số giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Điều 133 Hiến pháp 2013 quy định: "Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án". Bộ Luật Tố tụng hình sự đã cụ thể hóa quy định trên của Luật Hiến pháp và là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự. Theo đó, tại Điều 29 Bộ Luật tố tụng hình sự đã quy định "Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch".

  Mặc dù mọi hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bằng tiếng Việt, nhưng để bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số thì cả Hiến pháp và Bộ Luật tố tụng hình sự đều cho phép người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng không biết tiếng Việt được tham gia vào các hoạt động tố tụng và phát biểu trong phiên toà bằng tiếng dân tộc của mình thông qua phiên dịch. Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự cũng chính là thực hiện những quy định bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số trong việc bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và Toà án. Bởi lẽ, việc để người dân tộc thiểu số, được dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình tham gia tố tụng hình sự chính là điều kiện để họ có thể biểu đạt được hết những suy nghĩ, biện minh cho hành vi vi phạm của mình và cũng là điều kiện để cơ quan và người tiến hành tố tụng có căn cứ xác định được sự thật khách quan của vụ án, từ đó áp dụng pháp luật một cách chính xác nhất trong việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đặc biệt, tại Điều 116 Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định Tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, Điểm b khoản 1 Điều này quy định “Người nào có hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm”. Việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật Hình sự Việt Nam đã thể hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa còn là công cụ quan trọng đấu tranh với những biểu hiện phân biệt, kỳ thị dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Tóm lại, đại đoàn kết dân tộc là tất yếu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài giành độc lập dân tộc đầy hy sinh, gian khổ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước ban hành phải điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các dân tộc Việt Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, không mâu thuẫn với lợi ích chung của toàn dân tộc, đảm bảo khối đại đoàn kết dân tộc./.

                           ThS. Huỳnh Cầm – Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật

Đất nước Việt Nam ta, để được hòa bình như đến ngày hôm nay chúng ta đã phải cùng nhau đi qua rất nhiều cuộc chiến tranh giữ nước, chiến thắng nhiều đế quốc, thực dân xâm lược.

Và có lẽ một yếu tố tất yếu để dân tộc Việt Nam có thể cùng nhau đi qua những tháng năm khó khăn, gian truân vất vả ấy là nhờ tính dân tộc và nhờ sự đại đoàn kết dân tộc.

Vậy tính dân tộc là gì? Đại đoàn kết dân tộc là gì? Và Làm sao để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc như trước kia? Để có được câu trả lời đúng đắn nhất, Luật Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557.

Tính dân tộc và Đại đoàn kết dân tộc?

Trong nhiều bài báo, hay tại những phát biểu Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đưa ra nhận định rằng: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Từ những nhận định của Bác, chúng ta hiểu Bác muốn nhắc đến điều gì. Đất nước muốn đưa cách mạng thành công trước tiên phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới.

Và muốn có lực lượng cách mạng mạnh bắt buộc phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Muốn mạnh từ lực lượng cách mạng thì bắt buộc phải xây dựng được tính dân tộc, lòng yêu nước trong mỗi bộ phận nhân dân.

Như vậy không cần phải đưa ra khái niệm tính dân tộc là gì? Đại đoàn kết dân tộc là gì? Thì thông qua nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh mọi thứ đều sáng tỏ.

Dân tộc là gì và đại đoàn kết dân tộc là những yếu tố làm nên sự thành công của cách mạng, và cho đến tận ngày hôm nay thì đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân vẫn luôn đúng.

Chúng ta đều là 54 anh em dân tộc, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, khi đất nước có vấn đề phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ sự hòa bình nước nhà.

Làm sao để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc?

Để phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc cũng như tính dân tộc tại thời điểm đất nước đã hòa bình thì Đảng và nhà nước cần phải áp dụng, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là:

Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người và phải Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân.

Chỉ khi nhà nước, Đảng ta làm được như lời Bác dạy thì từ đó mới tạo nên cơ sở thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước.

Ngoài ra để phát huy cao độ sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc thì phải đoàn kết thống nhất trong Đảng đồng, xây dựng đội ngũ đảng viên gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng của nhân dân.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Tính dân tộc là gì? Đại đoàn kết dân tộc là gì? Hi vọng với những thông tin bài viết mang lại, Khách hàng đã có những nhận định đúng hơn về những vấn đề này. Trường hợp còn băn khoăn, chưa rõ điều gì vui lòng liên hệ 1900.6557 để được tư vấn kỹ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề