Trạm y tế phường có khám sức khỏe đi làm không

Tổng chi phí cho dịch vụ này ở bệnh viện công từ khoảng 100.000 – 120.000 đồng tùy vào số lượng tờ khám.

Khám sức khỏe đi làm bao nhiêu tiền ở phòng khám tư nhân? Tại đây, phí khám sức khỏe dao động trong khoảng 200.000 – 300.000 đồng.

Khám sức khỏe đi làm ở đâu?

Bạn có thể khám sức khỏe ở các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có khả năng cung cấp dịch vụ. Nếu đang tìm kiếm khám sức khỏe đi làm ở đâu nhanh tại TP.HCM, bạn có thể tham khảo những địa điểm dưới đây:

– Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 1. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.

– Bệnh viện Nhân dân 115. Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

– Trung tâm Y khoa Medic Hòa Hảo. Địa chỉ: 254 Hoà Hảo, Phường 4, Quận 10, TP.HCM

Khám sức khỏe ở đâu tại Hà Nội?

– Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội

– Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 01 Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà A2, số 1 Tôn Thất Tùng, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, Hà Nội

– Bệnh viện Đa khoa Medlatec

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, P. Phúc Xá, Q. Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 99 Trích Sài, Q.Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 05 Khuất Duy Tiến, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

– Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, Hà Nội.

Giấy chứng nhận sức khỏe khống do trạm y tế xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn [Thanh Hóa] cấp cho người dân - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Giấy chứng nhận sức khỏe được cán bộ trạm y tế xã ghi sẵn các thông tin như: chiều cao, cân nặng, bộ máy hô hấp, mắt, tai... trong khi cán bộ của trạm không hề khám sức khỏe cho người đến mua giấy này. Thậm chí phần ghi họ tên, ngày tháng năm sinh trong tờ giấy chứng nhận sức khỏe bỏ trống để người mua tự điền.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn các huyện Nga Sơn và Hậu Lộc [Thanh Hóa] còn nhiều trạm y tế xã cũng bán giấy chứng nhận sức khỏe cho người dân với giá 10.000 - 50.000 đồng. Những người mua giấy chứng nhận sức khỏe tại các trạm y tế xã hầu hết dùng để xin việc làm tại các doanh nghiệp nhỏ.

Theo ông Nguyễn Hữu Dự - phó giám đốc Trung tâm y tế huyện Nga Sơn [đơn vị quản lý các trạm y tế cấp xã], việc các trạm y tế xã cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người dân là trái với quy định của Bộ Y tế nên giấy này không có giá trị.

Tại huyện Nga Sơn, chỉ có Bệnh viện Đa khoa huyện mới đủ điều kiện khám sức khỏe để cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người dân có nhu cầu. “Lãnh đạo trung tâm y tế huyện sẽ nhắc nhở, yêu cầu các trạm y tế xã, thị trấn phải dừng ngay việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người dân. Nếu đơn vị nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm” - ông Dự nói.

Để giải quyết tình trạng nêu trên, vừa qua ông Trịnh Hữu Hùng - giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa - đã ký công văn gửi giám đốc trung tâm y tế các huyện, thị xã, TP nghiêm cấm cấp giấy khám sức khỏe tại trạm y tế xã, phường, thị trấn. Công văn này cũng nêu rõ trong thời gian qua có bốn trạm y tế ở các xã Hòa Lộc, Thuần Lộc, Lộc Tân, Tiến Lộc [huyện Hậu Lộc] tổ chức khám, cấp giấy khám sức khỏe không đúng quy định của Bộ Y tế.

Theo quy định tại thông tư số 14/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có trạm y tế nào đủ điều kiện tổ chức khám và cấp giấy khám sức khỏe.

HÀ ĐỒNG

Khám sức khỏe xin việc là một trong những nhu cầu rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm, rất nhiều người không đến đúng địa chỉ, không chuẩn bị đầy đủ khiến cho việc khám sức khỏe mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bài viết dưới đây giúp bạn tổng hợp tất cả những kiến thức bạn còn thiếu về khám sức khỏe xin việc làm.

Không có một mẫu chung cho tất cả giấy khám sức khỏe.

Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc phụ thuộc vào địa chỉ bạn khám sức khỏe. Mẫu giấy do bệnh viện nơi bạn khám cấp.

Tuy nhiên, tất cả các giấy khám sức khỏe đều có nội dung tương tự nhau. Trong đó, thể hiện các yếu tố:

  • Thông tin cá nhân của người khám [bao gồm ảnh, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc];
  • Thông tin cơ bản như cân nặng, chiều cao;
  • Thông tin bệnh sử;
  • Kết quả khám sức khỏe lâm sàng;
  • Kết quả khám sức khỏe được kết luận thông qua các chẩn đoán hình ảnh [siêu âm, x-quang];
  • Kết quả khám sức khỏe được kết luận thông qua các xét nghiệm [máu, nước tiểu];
  • Kết quả khám sức khỏe kết luận tổng thể.

Các yếu tố này là căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe của cá nhân.

Tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường được đánh giá là đủ điều kiện xin việc làm tại bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào.

Minh họa mẫu giấy khám sức khỏe

Người đi khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Thông tin cá nhân chính xác bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc [của cá nhân và người thân];
  • Ảnh kích thước 4*6 [cm]: ít nhất 2 chiếc. Mỗi một tờ khám sức khỏe xin thêm cần có thêm 1 ảnh. Như vậy, nếu bạn cần 3 tờ kết quả khám sức khỏe thì cần chuẩn bị 4 ảnh kích thước 4*6[cm];
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
  • Sổ bảo hiểm y tế [nếu có];
  • Chi phí khám.

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này trước khi đến khám. Nếu thiếu giấy tờ nào, bạn sẽ được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ và quay lại vào lần sau. Như vậy sẽ rất mất thời gian.

Về cơ bản, quy trình khám sức khỏe xin việc ở hầu hết các cơ sở y tế là như nhau. Người được khám sức khỏe trải qua các quy trình như sau:

  • Xuất trình giấy tờ tùy thân [chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm [nếu có]] tại quầy đón tiếp và nói rõ lý do khám sức khỏe xin việc. Giấy tờ sẽ được giữ lại cho đến khi hoàn tất thủ tục;
  • Nộp phí khám, nhận phiếu thu và được chỉ định đến các khoa/phòng khác nhau, chờ đợi đến lượt để khám đầy đủ các danh mục như:
  • Khám nội chung;
  • Siêu âm;
  • Phụ khoa;
  • Răng – hàm – mặt;
  • Tai – mũi – họng;
  • Da liễu;
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Chụp x-quang/ test chất gây nghiện…[đối với một số ngành đặc thù cần phải có]
  • Chờ đợi kết quả tại phòng khám nội chung ban đầu;
  • Nhận kết quả từ bác sĩ khám nội;
  • Trở về quầy thủ tục hoàn tất thủ tục, thanh toán phí phát sinh [nếu có], nhận lại giấy tờ.

Người đến khám cần tuân thủ đúng quy trình để thăm khám một cách chính xác, nhanh chóng.

Bệnh nhân được khám sức khỏe tại bệnh viện

Khám sức khỏe xin việc có chi phí khác nhau tùy thuộc vào địa chỉ khám. Người khám bệnh phải trả chi phí cho các danh mục:

  • Phí khám ban đầu từ 200.000-300.000đ/lần;
  • Phí siêu âm; Phụ khoa; Răng – hàm – mặt; Tai – mũi – họng; Da liễu; Xét nghiệm máu; Xét nghiệm nước tiểu; x-quang, test khác [nếu có];
  • Chi phí phát sinh [nếu có].

Nếu khách hàng khám đúng tuyến sẽ được thanh toán bảo hiểm.

Tất cả các bệnh viện công lập tuyến huyện trở lên đều nằm trong danh mục được chỉ định khám và cấp giấy khám sức khỏe xin việc cho cá nhân.

Chỉ những bệnh viện/cơ sở y tế tư nhân được Bộ Y tế cấp phép mới đủ thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe xin việc cho cá nhân.

Lưu ý, cần lựa chọn những cơ sở y tế có đủ các điều kiện:

  • Địa chỉ uy tín, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế;
  • Địa chỉ có đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao;
  • Địa chỉ có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ y tế tốt.

Khách hàng được hướng dẫn tận tình khi khám sức khỏe xin việc tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Khám sức khỏe xin việc là một yếu tố vô cùng cần thiết trong phần lớn bộ hồ sơ xin việc. Vì vậy, bạn cần lựa chọn địa chỉ khám uy tín, tin cậy. Đồng thời, để tiết kiệm thời gian, công sức, nên lựa chọn những địa chỉ y tế có dịch vụ chất lượng cao.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề