Trang phục dân tộc mường nữ

Không chỉ tham dự trong các chương trình, sự kiện quan trọng của tỉnh mà khi đi công tác ở các tỉnh bạn hay đi họp ở Trung ương và cả khi ra tới Trường Sa, hình ảnh của bà luôn gắn với bộ trang phục dân tộc Mường truyền thống. Mới đây, trong sự kiện Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh chúng tôi gặp lại bà vẫn giữ nguyên cảm nhận, ấn tượng đặc biệt ấy.

Và, trong “cơ hội” đặc biệt khi chúng tôi được chứng kiến hình ảnh gần 2.000 phụ nữ Mường trong ngày hội; hình ảnh các cô gái Mường trong cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc Mường truyền thống, chúng tôi đã ghi lại những chia sẻ, kiến thức của bà về bộ trang phục dân tộc của quê hương.

Các cô gái Mường huyện Lạc Sơn tham gia thi trình diễn trang phục dân tộc Mường, tại hội thi trình diễn trang phục dân tộc và trình tấu chiêng Mường huyện Lạc Sơn  năm 2016, góp phần giữ gìn và tôn vinh giá trị truyền thống của trang phục dân tộc.

Bà Hoàng Thị Chiển cho biết: Cùng với nét văn hóa “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới” được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ trong văn học dân gian Mường, trang phục truyền thống của phụ nữ Mường có giá trị phong phú, đặc sắc, tinh tế - một hiện thân sống động của tư duy triết học và nghệ thuật tạo hình độc đáo bậc nhất trong chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc Mường.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường có 4 màu sắc chính là nâu, trắng, xanh và hồng. Về cơ bản gồm những yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu; Áo pắn [áo ngắn] có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại; Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh [khăn thắt ở eo] và đồ trang sức [gồm vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích]. Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái.

Trang phục người Mường tại Lễ hội Kéo Si

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường trong các ngày lễ hội

Phụ nữ dân tộc Mường trong lễ hội "Đâm đuống" [giã gạo].

Hội cồng chiêng của người Mường.

Trình diễn trang phục dân tộc Mường.

Phụ nữ Mường mặc yếm bên trong, áo pắn [áo ngắn] bên ngoài có độ dài vừa chấm eo lưng để làm nổi bật cạp váy

Trang phục dân tộc Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc. Chính điều đó đã tạo nên cho phụ nữ Mường nét duyên dáng, niềm tự hào khi khoác trên mình trang phục truyền thống.

Đặc điểm trang phục dân tộc Mường

Ngày nay, xã hội phát triển kéo theo là sự du nhập của nhiều xu hướng thời trang mới nhưng không ít phụ nữ Mường vẫn mặc những chiếc váy đen dài, áo pắn truyền thống như sự nâng niu, bảo tồn gìn giữ trang phục của dân tộc mình.

Trang phục Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không thể pha lẫn với các dân tộc khác thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trên đầu quấn khăn trắng. Xa xưa, đàn ông Mường thường để tóc dài và búi gọn gàng phía sau. Còn trang phục nữ thường là áo pắn [áo ngắn].

Trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Mường có hai màu chủ đạo, đó là màu xanh và trắng, cũng có một số địa phương sử dụng thêm áo màu hồng [như người Mường ở Hòa Bình]. Đối với loại áo này, người Mường thường sử dụng các loại sợi dệt mảnh, có thân ngắn đến chấm eo lưng, xẻ ngực, ống tay dài.

Trang phục dân tộc mường

Xem thêm: Trang phục dân tộc h’mông

Đối với váy, có 3 bộ phận chính, đó là đầu váy, thân váy và cạp váy. Trong đó, đầu váy là chi tiết quan trọng nhất bởi đây là điểm nhấn đại diện cho sự sáng tạo của người dệt, thường là các họa tiết hoa văn cực kỳ tinh xảo không bị lệ thuộc vào các mẫu có sẵn. Các hoa văn trên đầu váy chủ yếu được thêu hình long, phượng và các khối hình khác, nhưng nổi bật và mang tính phổ biến của sự ảnh hưởng văn hóa trên mặt trống đồng Đông Sơn.

Thân váy được dệt từ một tấm vải tơ tằm, màu sắc được nhuộm theo ý thích của người mặc. Cạp váy là phần cuối cùng của chiếc váy, được vắt và khâu bên trong thân váy thường có màu đỏ hoặc đen. Bên ngoài cạp thêu các hoa văn với nhiều màu sắc để khi mặc lên những mảng hoa văn nổi bật giữa cơ thể người phụ nữ. Đặc biệt, phần cạp váy thể hiện sự tinh tế, khéo léo, sâu sắc của người dệt.

Ngoài áo, váy người Mường sử dụng thêm thắt lưng được làm bằng chất liệu vải, lụa tơ tằm, có màu xanh lục hoặc màu xanh lá mạ, có chiều dài khoảng 160 cm, chiều ngang 35 cm, khi mặc phụ nữ Mường thường thắt dây lưng bên ngoài váy, quấn tầm ngang hông.

Nét đẹp nền nã trong trang phục người Mường

Xem thêm: Trang phục của dân tộc thái

Đặc biệt, trong bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường, còn được tạo điểm nhấn bằng yếm và chiếc khăn đội đầu. Chiếc khăn đội đầu là một dải vải trắng không viền, rộng chừng một gang tay, khoảng 15 cm, dài khoảng 50-60 cm quá vòng đầu để thắt sau gáy theo kiểu thắt vặn, không luồn dưới tóc. Chiếc khăn này dùng để giữ cho nếp tóc được gọn gàng, giữ ấm trước nhiệt độ, thời tiết ở núi rừng.

Còn với yếm của phụ nữ Mường thì có nhiều điểm giống với yếm của phụ nữ Kinh. Yếm được mặc bên trong dùng để che ngực trước khi mặc các loại áo khác ở ngoài. Đây thực chất là một miếng vải mộc vuông, góc trên cùng được khoét tròn là cổ có đính dây buộc, 2 góc kế tiếp đính dây để khi mặc sẽ buộc lại phía sau lưng, góc dưới cùng khi mặc sẽ giắt trong cạp váy…

Hiện nay, trang phục dân tộc mường  vẫn luôn được lưu giữ, vào các dịp lễ hội, hay sự kiện quan trọng, người Mường vẫn luôn sử dụng bộ quần áo dân tộc truyền thống của mình.

Chủ Đề