Trẻ bị sốt có nên dùng kháng sinh

Kháng sinh là thuốc quan trọng được sử dụng để điều trị các bệnh lây nhiễm nhưng việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không hợp lý đang làm gia tăng vấn đề kháng thuốc kháng sinh.

Hiện nay, không ít cha mẹ khi thấy con sốt, ho, chảy mũi liền hỏi bạn bè hoặc tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con uống. Việc mua kháng sinh dễ dàng, sử dụng tràn lan, không cần có đơn của bác sĩ… là một nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của một số loại vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện có.
1. Kháng sinh là gì?

ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, kháng sinh là thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chúng ta chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi có các bằng chứng cho thấy trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên.
Việc xác định bệnh do vi khuẩn gây nên thường do bác sĩ khám thực tế và căn cứ vào một số xét nghiệm đơn giản. Các trường hợp trẻ viêm đường hô hấp nhưng có thể do vi rút thì việc sử dụng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả trong những trường hợp này.

Nguyên tắc dùng kháng sinh cho trẻ

Theo ThS.BS Đỗ Thiện Hải chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn, đặc biệt phải có đơn chỉ dẫn của bác sĩ. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đưa ra 5 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do vi rút gây ra như cảm, cúm:

Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả lây nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như vi rút, nguyên nhân của cảm, cúm.

Hãy giữ kháng sinh cho riêng mình:

Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.

Không tự ý dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau:
Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.

Hãy thực hiện các bước đơn giản để phòng, chống nhiễm khuẩn:

Che miệng khi ho, hắt hơi. Rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau khi lau mũi…

Các biểu hiện của tình trạng nhiễm vi khuẩn thường gặp

Đối với trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên: thường sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, ăn kém, không chịu chơi ngay cả khi đỡ sốt. Hoặc có thể nhìn thấy các ổ nhiễm khuẩn gây sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ như: mụn nhọt trên da, viêm cơ, áp xe cơ, viêm họng mủ, viêm tai có mủ, hoặc các bệnh do vi rút nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như: nhiễm trùng da sau khi mắc thủy đậu… Ngoài ra, các trường hợp viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu… có bằng chứng nhiễm vi khuẩn cũng được chỉ định dùng kháng sinh.

Các bằng chứng nhiễm khuẩn có thể xác định được khi làm một số xét nghiệm đơn giản mà hầu hết các phòng khám và y tế cơ sở có thể làm được. Khi đã xác định được có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh. Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh [thành phần], mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.
Đặc biệt, nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước.

Đối với trẻ bị sốt do vi rút: như viêm mũi họng cấp do vi rút, sốt vi rút, viêm tiểu phế quản do vi rút… Các trường hợp này trẻ có biểu hiện sốt cao, ho, chảy nước mũi trong, có thể mệt mỏi khi sốt cao, nhưng khi dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ sốt và tỉnh táo, chơi ngoan như ngày thường. Sốt do nhiễm vi rút thường cao nhất vào ngày thứ 2, thứ 3, sau đó nhiệt độ giảm dần, cơn sốt thưa dần, trẻ bình phục và xét nghiệm cho thấy các chỉ số cảnh báo nhiễm vi khuẩn đều thấp. Những trường hợp này không nên dùng kháng sinh cho trẻ.

Lưu ý khi cho trẻ dùng kháng sinh 

ThS.BS Đỗ Thiện Hải cho biết, để chữa bệnh cho trẻ an toàn, tránh các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chăm sóc, theo dõi phát hiện dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng nhiễm khuẩn và sử dụng thuốc hợp lý.

Trẻ còn nhỏ khó uống hay không nuốt được thuốc dạng viên nên một số thuốc được bào chế dạng bột để pha thành dạng dung dịch cho các bé dễ uống, nhanh hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi pha thuốc kháng sinh cũng phải cần lưu ý những điều sau:

Trước khi pha thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc cần rửa tay sạch bằng xà phòng hay dung dịch rửa tay nhanh, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc hay thức ăn của trẻ. Hạn chế khoảng tiếp xúc của bé và vi khuẩn, nâng cao an toàn của bé bằng cách rửa tay sạch khi tiếp xúc với trẻ.

Chuẩn bị một ly nước đun sôi để nguội để pha thuốc: một số kháng sinh nhạy cảm với nhiệt độ, nên dùng nước nguội hoàn toàn để pha kháng sinh.

Lắc chai thuốc bột, hay cốm để làm xốp bột, cốm để khi đổ nước vào pha thuốc sẽ phân tán đều, không bị vón cục.

Đổ nước vào trong chai thuốc theo hướng dẫn trong toa thuốc [đổ nước tới vạch trên chai hay pha với bao nhiêu nước tùy từng loại sản phẩm có hướng dẫn trên toa].

Sau khi pha thuốc nên bảo quản trong tủ mát và lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng thuốc.

Theo nguồn của Lê Hòa – soyte.hanoi.vn

Hạ sốt cho trẻ

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương trả lời:

Chào bạn,

Từ 6 tháng cho tới 3 tuổi, trẻ rất dễ bị ốm vì trong giai đoạn này, trẻ không còn được hưởng kháng thể của người mẹ nữa và sức đề kháng của trẻ còn kém. Mỗi năm trẻ có thể bị ốm ít nhất 6 - 8 lần, có trẻ hầu như tháng nào cũng bị. Thế nên, cha mẹ cần hiểu rằng trẻ bị sốt là điều bình thường, là do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.

Nhiều phụ huynh thấy trẻ bị sốt là cho uống kháng sinh ngay lập tức, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Có muôn vàn nguyên nhân gây sốt, chẳng hạn bé bị cảm, mọc răng hay đơn giảm như không thở được... Vì vậy, trước hết bố mẹ hãy bình tĩnh hạ sốt cho cho bé bằng cách nới lỏng quần áo và chườm khăn ấm vào háng, cổ, trán... 

Cần lưu ý rằng trẻ bị sốt rất dễ bị mất nước, vì thế, nên cho trẻ uống nhiều nước và dung dịch bù điện giải oresol để bé nhanh hồi phục.

Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ C, có thể nghi ngờ nhiễm virus cảm cúm thông thường, 4 - 5 ngày sẽ khỏi. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Việc cho trẻ uống thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào cần phải tuân theo chỉ định của bác sỹ, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị cho con.

Thân ái.

Xem thêm chủ đề :  Kinh nghiêm nuôi con. 

Đối với các bậc phụ huynh, có lẽ không có gì quan trọng bằng sức khỏe của những thiên thần nhỏ. Vì thế, khi trẻ bị ho và sốt, không ít người cảm thấy nóng ruột và tìm cách chữa cho con hết nhanh bằng các loại kháng sinh. Thế nhưng, trẻ ho sốt có nên uống kháng sinh hay không? Vấn đề này hiện nay đang gây rất nhiều tranh cãi.
Hiện nay, nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Hệ quả là không trị được dứt bệnh mà còn làm tăng sức hoạt động của vi khuẩn, dẫn đến nhiều loại bệnh khác.

Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh bừa bãi là tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản và thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh [hay còn gọi là lờn kháng sinh], về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng [bacteria], không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi [virus]. Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
  • Ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên: Triệu chứng trẻ ho dữ dội, đặc biệt ho về đêm khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi. Nhưng ho này không qúa nguy hiểm vì ho do vi rút và tự khỏi là chính. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh vì càng dùng kháng sinh càng không khỏi.
  • Trẻ ho do bị viêm mũi dị ứng: Đây là dạng ho hay gặp nhất mặc dù có những trẻ không bị chảy dịch mũi nhưng vẫn bị ho dai dẳng không khỏi. Lúc này, trẻ cần xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dùng thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng. Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.
  • Trường hợp ho do viêm phổi, viêm phế quản: Dấu hiệu ho ít, húng hắng, không ho dữ dội nhưng kèm theo dấu hiệu lõm ngực, phồng lên thay đổi theo nhịp thở, thi thoảng môi tím tái. Khi đó hãy cho trẻ tới các cơ sở y tế để các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất.



Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm chức năng như Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ em sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho phụ huynh, giúp tăng cường sức miễn dịch của phổi, tránh cho trẻ các cơn ho, sốt khi trở trời. Thành phần chính của sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi là tinh chất của Thiên Môn Đông - một loại thảo dược được Đông y xem như 1 loại thuốc bổ dưỡng đặc biệt dành riêng cho "Phổi". Vì thành phần bao gồm 100% các loại thảo mộc tự nhiên nên Thiên Môn Bổ Phổi rất lành tính, không hề gây ra phản ứng phụ hoặc “lờn thuốc” ở trẻ khi sử dụng trong thời gian dài.

 

Video liên quan

Chủ Đề