Trẻ sơ sinh bị hen phế quản phải làm sao

Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em là bệnh viêm mạn tính đường thở, kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí biểu hiện các đợt khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Khi cơn hen suyễn xuất hiện sẽ làm cho lớp niêm mạc phế quản dày lên, gây ra hiện tượng viêm nhiễm, co thắt, phù nề. Từ đó làm cho đường dẫn khí bị thu hẹp và lượng khí ra vào phổi giảm đi.

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hen suyễn ở trẻ?

Theo các bác sĩ tại MEDLATEC, có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh hen suyễn xảy ra thường xuyên, liên tục ở trẻ. Trong đó, có một số nguyên nhân chính dẫn như sau:

  • Do thay đổi thời tiết.

  • Cơ địa dị ứng.

  • Do dị ứng lông động vật nuôi trong nhà.

  • Ảnh hưởng từ khói thuốc lá, khói bụi.

  • Các loại nấm mốc, nước hoa,...

  • Do ảnh hưởng từ các yếu tố di truyền đến từ bố mẹ, với tỉ lệ mắc từ 30 - 70%.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị mắc bệnh hen suyễn như môi trường, thời tiết,…

Đối tượng có thể bị bệnh hen suyễn

  • Hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh không loại trừ người lớn, nhất là với những người lớn tuổi. Trong đó, những đối tượng dễ mắc hen suyễn gồm:

  • Người bị dị ứng, chàm.

  • Người mắc các bệnh về hô hấp.

  • Trong gia đình từng có người mắc bệnh hen suyễn.

2. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ dễ nhận biết

Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất thường gặp ở trẻ bị bệnh hen suyễn:

Ho nhiều vào ban đêm

Ho là phản ứng xảy ra khi cơ thể muốn đẩy các chất dị nguyên từ môi trường như khói bụi, phấn hoa,… ra bên ngoài hoặc có thể do các bệnh về cảm lạnh, nhiễm khuẩn. Và nếu tình trạng ho không có đờm, thường tái phát nặng về đêm thì đây chính là một trong những triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ thường gặp phải.

Khó thở, thở khò khè

Hiện tượng khò khè xảy ra khi trẻ bị hen, đường thở của trẻ sẽ bị phù nề, chính vì vậy, không khí khi đi qua sẽ tạo ra âm thanh rít, khò khè. Hiện tượng khò khè thường tái phát khi ngủ hoặc có các yếu tố kích ứng.

Những biểu hiện dễ nhận biết nếu trẻ mắc bệnh hen suyễn như ho nhiều, thở gấp,...

Trẻ thở nhanh, gấp

Đường dẫn khi bị thu hẹp khiến cho lượng oxy cung cấp không đủ, vì vậy, trẻ sẽ có biểu hiện thở gấp và nặng nề hơn, giảm các hoạt động vui chơi thường ngày.

3. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn là 10% cao gấp đôi so với người lớn. Trong đó, nhóm đối tượng trẻ em thuộc độ tuổi từ 12 - 13 tuổi ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn thuộc top cao hàng đầu Châu Á và có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, khi tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Bị xẹp phổi: Đây là một trong những biến chứng phổ biến và thường xuất hiện ở khoảng 1/3 trẻ em khi bị bệnh hen suyễn và phải nhập viện. Trong trường hợp cơn hen được kiểm soát thì sẽ giúp cải thiện tối đa tình trạng phổi bị xẹp.

  • Bị giãn phế nang đa tiểu thùy: Đối với người bệnh bị hen suyễn thì sự đàn hồi của các phế nang sẽ có nguy cơ giảm dần theo thời gian dẫn, do đó thể tích khí thở ra sẽ bị giảm và đồng thời, khí cặn sẽ tăng.

  • Ngừng hô hấp và gây ra tình trạng tổn thương não: tình trạng suy hô hấp kéo dài sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái thiếu oxy não.

  • Tràn khí màng phổi: Hen phế quản sẽ khiến các phế nang bị giãn rộng ra, khi đó vùng phế nang bị giãn sẽ có ít mạch máu nuôi dưỡng và khiến cho áp lực trong phế nang tăng. Đặc biệt, với những người thường xuyên phải làm việc nặng hoặc tình trạng ho mạnh kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ phế nang bị vỡ, gây tràn màng phổi.

  • Suy hô hấp: đây cũng là biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, khi lên cơn hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính, người bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, da tím tái và đôi lúc phải sử dụng sự hỗ trợ của máy thở. Người bị biến chứng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

4. Biện pháp phòng ngừa hen suyễn ở trẻ

Để hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng hen suyễn ở trẻ, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:

Phòng ngừa kịp thời các tác nhân gây hen suyễn để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh

  • Không nuôi các loại thú cưng trong nhà.

  • Người lớn không nên hút thuốc lá khi đang ở gần trẻ.

  • Hạn chế hoặc không dùng đến các loại thuốc diệt côn trùng,...

  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn, các bông sợi mang lại môi trường sống an toàn, sạch sẽ cho trẻ.

  • Giữ ấm cho cơ thể của trẻ bằng việc mặc nhiều áo ấm khi thời tiết thay đổi.

  • Hạn chế để trẻ đến gần những môi trường ô nhiễm.

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Hen suyễn là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh hiện nay, vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng hen suyễn ở trẻ, bố mẹ cần phát hiện kịp thời và cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ và đưa trẻ đến khám cũng như điều trị tại những cơ sở uy tín, nổi tiếng và đạt chuẩn về các trang thiết bị y tế. Theo đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm chính là sự lựa chọn an tâm, tin cậy nhất cho bố mẹ để mang lại sức khỏe cho bé yêu. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng của bé, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với các biểu hiện mà bé gặp phải.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới [WHO], khoảng 300 triệu người đang mắc bệnh hen phế quản trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, đã có 4 triệu người mắc phải căn bệnh “giết người” chỉ sau ung thư này. Hen phế quản đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với tỷ lệ mắc phải rất cao ở nhiều nước phát triển, trở thành gánh nặng cho người bệnh và cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em.

Hen phế quản là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp rất phổ biến trên thế giới và đang có xu hướng tăng cao ở nước ta với số người mắc bệnh chiếm khoảng 5% dân số. Trong đó, tỷ lệ trẻ em mắc hen phế quản chiếm 8-12%, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 12-13 tuổi.

Thống kê mới nhất cho thấy, Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành mắc bệnh. Tại TP.HCM con số này cao hơn rất nhiều, cụ thể là có đến 29,1% trẻ dưới 18 tuổi bị hen phế quản, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ người mắc căn bệnh nguy hiểm, gây chết người nhiều thứ 2 này chỉ sau bệnh ung thư – thuộc top cao nhất châu Á.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, tỷ lệ tử vong do hen phế quản đang tăng rất nhanh, mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 250.000 trường hợp tử vong do hen. Tuy nhiên vẫn có một tín hiệu lạc quan cho thấy, có đến 85% các trường hợp tử vong có thể phòng tránh nếu được chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời.

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn hoặc suyễn [Asthma], là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Đây là bệnh rất thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Theo bác sĩ Phạm Thanh Xuân – Bác sĩ cao cấp tại khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như: khói bụi, ô nhiễm, thay đổi thời tiết, các bệnh gây ra do virus hoặc yếu tố di truyền. Hiện nay, bệnh hen phế quản vẫn thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản, dị vật đường thở… Do đó, để xác định chắc chắn có bị hen hay không, cần theo dõi các triệu chứng bệnh và đi khám sớm để có hướng điều trị phù hợp. Hen phế quản nếu không điều trị kịp thời sẽ diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các chuyên gia cho rằng, đây là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ em và người cao tuổi. Bệnh gây ra do nhiều do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau hoặc là sự phối hợp giữa nhiều yếu tố, trong đó, tác nhân dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Tác nhân nhiễm khuẩn: Là các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… 
  • Khói thuốc lá: Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn. Do đó, ngay cả những người chưa từng mắc bệnh hen trước đó cũng có thể khởi phát các cơn hen một cách đột ngột nếu thường xuyên hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
  • Khói bụi: Môi trường làm việc nhiều khói bụi có thể gia tăng khả năng mắc bệnh hen.
  • Các chất dị ứng trong gia đình: Lông “thú cưng” làm tăng nguy cơ hen lên đến 10 lần. Chăn lông, phấn hoa… đều có thể là những chất dị ứng gây kích hoạt các cơn hen phế quản. 
  • Chất nặng mùi: Nước hoa, các loại sơn phun, nước xịt côn trùng… cũng có thể gây bộc phát các cơn hen phế quản trong nhiều trường hợp.
  • Những chất trong công nghiệp như: Bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
  • Thức ăn: Dị ứng với thức ăn, đồ uống hoặc các chất phụ gia dùng trong bảo quản cũng có thể khiến các cơn hen bộc phát.
  • Do vận động quá sức: Hen phế quản có thể khởi phát hoặc nặng lên nếu vận động quá sức.
  • Thay đổi hormone: Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh dễ lên cơn hen phế quản.
  • Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
  • Yếu tố tâm lý: tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc sang chấn tâm lý,…
  • Rối loạn chức năng tình dục.

Theo bác sĩ Phạm Thanh Xuân, các cơn hen thường xuất hiện rất đột ngột. Trước khi lên cơn, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho khan… Bệnh sẽ tái phát nhiều nhất là vào ban đêm. Đặc biệt, những cơn hen ác tính sẽ kéo dài hàng giờ đồng hồ, có khi là cả ngày khiến bệnh nhân thở rít, thở chậm, phải thở bằng miệng.

Bác sĩ Phạm Thanh Xuân cũng cho biết thêm, hen phế quản có 3 giai đoạn từ lúc khởi phát cho đến khi dứt cơn, các triệu chứng cụ thể như sau: 

  • Giai đoạn khởi phát: Thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng. Một số người còn xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn… 
  • Giai đoạn lên cơn: Bắt đầu xảy ra tình trạng khó thở, nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Khi lên cơn hen, lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân. Đứng xa có thể nghe tiếng rít của bệnh nhân. Cơn khó thở dài hay ngắn tùy theo từng bệnh nhân.
  • Giai đoạn lui cơn: Sau vài phút thậm chí là vài giờ, cơn hen sẽ giảm dần, bệnh nhân ho khạc đờm rất khó khăn, đờm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Đờm khạc ra càng nhiều báo hiệu cơn hen đã sắp hết.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới cho thấy, hen phế quản là một trong những bệnh gây ra nhiều gánh nặng cho xã hội, chi phí tổn thất rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với chi phí của 2 căn bệnh hiểm nghèo nhất trên thế giới là lao và HIV/AIDS cộng lại.

Khi biến chứng,bệnh để lại hậu quả rất nặng nề. Đó là lý do người mắc bệnh và người thân cần có sự hiểu biết và trang bị kiến thức phòng bệnh để góp phần khống chế một cách có hiệu quả các biến chứng của bệnh hen phế quản.

Bệnh tiến triển theo từng đợt cấp, sau mỗi đợt, bệnh sẽ diễn biến nặng và nguy hiểm hơn. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiến triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn phế quản: Tình trạng này thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, đặc biệt có xu hướng tăng mạnh lúc giao mùa. Bệnh nhân khi bị nhiễm khuẩn phế quản sẽ sốt cao, khó thở, xuất hiện đờm nhiều. 
  • Xẹp phổi: Thống kê cho thấy, có khoảng ⅓ bệnh nhân nhập viện điều trị do hen phế quản bị biến chứng xẹp phổi. Đây là biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.
  • Tâm phế mạn tính: Người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở khi gắng sức, đau hạ sườn phải, tím tái liên tục…
  • Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, các mạch máu trở nên suy yếu, gia tăng áp lực trong phế nang dễ gây bục vỡ thành phế nang, đặc biệt là khi làm việc quá sức.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Giãn phế nang đa tiểu thùy hay còn gọi là bệnh khí phế thũng. Biểu hiện của bệnh là khạc đờm nhiều, môi và đầu chi tím tái, người bệnh khó thở thậm chí không thở được.
  • Ngưng hô hấp, suy hô hấp: Do tình trạng thiếu oxy não, người bệnh rơi vào tình trạng suy hô hấp kéo dài, trong một số trường hợp diễn biến nặng, người bệnh sẽ ngừng tim, ngừng hô hấp, hôn mê sâu và tử vong.

Bác sĩ Phạm Thanh Xuân lưu ý, thời tiết giao mùa có thể làm cơn hen xuất hiện hoặc nặng lên, do đây là thời điểm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, dị nguyên và các yếu tố khởi phát hen phế quản. Đặc biệt, phế quản của người bị hen nhạy cảm hơn rất nhiều so với người bình thường nên sẽ làm trầm trọng thêm bệnh hen nếu không được điều trị đúng cách.

Để phòng ngừa bệnh hen phế quản, những người có cơ địa dị ứng cần chú ý đến môi trường sống, không nên tiếp xúc với những vật dễ gây dị ứng như lông thú cưng, bụi hoa, khói thuốc lá… Người bệnh viêm phế quản cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe, không nên làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước cũng là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh.

Bác sĩ Phạm Thanh Xuân đặc biệt nhấn mạnh, hen phế quản là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, bệnh nhân vẫn có thể học tập, làm việc, chơi thể thao bình thường, ngủ yên giấc, tránh được hầu hết các cơn hen kịch phát, duy trì được chức năng phổi bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám và chẩn đoán sớm để kiểm soát cơn hen hiệu quả và điều trị kịp thời.

Xem thêm clip: Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo ghi nhận, mỗi ngày BVĐK Tâm Anh, Hà Nội tiếp nhận hàng chục trường hợp đến thăm khám và điều trị bệnh. Trong đó, bệnh lý hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ đặc biệt cao.

Khám và điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hen phế quản luôn là điểm mạnh của Tâm Anh. Khoa Nhi, của chúng tôi tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, nhiều năm được đào tạo tại nước ngoài và công tác tại các bệnh viện lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh về hen phế quản nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, tất cả hệ thống máy móc, trang thiết bị đều được nhập khẩu từ các nước đứng đầu về kỹ thuật sản xuất máy y tế trên thế giới, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, khi đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bệnh nhân không cần phải chờ đợi lâu, thời gian khám nhanh gọn, đồng thời được hướng dẫn tận tình việc chăm sóc người bệnh cũng như sử dụng thuốc và các công cụ hỗ trợ điều trị bệnh. 

Bên cạnh đó, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội còn được trang bị hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn và áp dụng quy trình diệt khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo. Đặc biệt, hệ thống phòng khám được bày trí ấn tượng với khu vui chơi cao cấp, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các bé đến khám, tiêm phòng và điều trị.

Mọi thắc mắc về bệnh hen phế quản và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, vui lòng liên hệ tới:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Video liên quan

Chủ Đề