Triệu chứng khi tập Dịch Cân Kinh

Khớp vai là khớp linh hoạt nhất của cơ thể. Nó có nhiều động tác, động tác của cánh tay [ra trước, ra sau, lên trên, vào trong, ra ngoài, xoay tròn] và động tác của riêng vai [lên trên, ra trước, ra sau]. Khớp vai có vận động linh hoạt nhưng bao khớp mỏng, lỏng lẻo, dây chằng không đủ chắc nên nó cũng dễ bị tổn thương nhất. Trong đó bệnh lý viêm quanh khớp vai [VQKV] là tổn thương rất hay gặp. VQKV là tên gọi của các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai mà tổn thương ở phần mềm quanh khớp vai chủ yếu là gân, cơ, dây chằng, bao khớp.

Điều trị VQKV có nhiều phương pháp như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng y học cổ truyền, điều trị phẫu thuật với thể đứt rách dây chằng chóp xoay. Đặc biệt điều trị bằng các tác nhân vật lý kết hợp tập vận động là phương pháp được lựa chọn tối ưu nhất với cả thầy thuốc và bệnh nhân. Với những bệnh nhân đến điều trị tại khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng [VLTL-PHCN] Bệnh viện Quân Y 175 sau khi được hướng dẫn tập bài tập Dịch cân kinh kết hợp, tập hàng ngày, tại nhà đã đem lại kết quả điều trị rất khả quan và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh, không chỉ riêng bệnh lý khớp vai mà tình trạng sức khỏe cũng các như bệnh lý khác cải thiện rõ.


Dịch Cân Kinh hay Đạt Ma Dịch Cân Kinh hay Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh do Đạt Ma Sư tổ, sư trụ trì đầu tiên chùa Thiếu Lâm truyền đạt. Năm Đinh Sửu [theo công lịch là năm 917] nhà sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam [của Trung Hoa] xây dựng Thiếu Lâm Tự [Chùa Thiếu Lâm]. Việc truyền tụng một tín ngưỡng mới, khác với niềm tin cũ của người bản xứ, thường dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột nên các đệ tử của Ông vừa lo tu dưỡng, học Phật pháp, vừa phải ra công luyện tập võ nghệ để tự vệ. Từ đó môn võ Thiếu Lâm ra đời và tồn tại mãi đến ngày nay.

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể chất kém không thể luyện võ được. Sư Tổ Đạt Ma bèn dạy cho một cách tập luyện để nâng cao thể lực gọi là Dịch Cân Kinh.

“Dịch – thay đổi, Cân – gân cốt, Kinh – sách quí”

Cách tập này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì tập vẩy tay đúng phương pháp là sẽ đạt hiệu quả rất lớn: ăn ngon, ngủ tốt, gân cốt thư thái sức khỏe tăng cường và đặc biệt là trừ được bệnh tật như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen suyễn, các bệnh tim mạch, dạ dày, đường ruột, thận, gan, ống mật, trĩ nội … hay bán thân bất toại, đột quỵ, méo mồm lệch mắt, … đều tiến triển rất tốt. Nhất là các loại bệnh mạn tính của người cao tuổi hay gặp là thoái hóa cột sống, thoái hóa xương khớp. Trong đó có bệnh lý viêm quanh khớp vai rất thường gặp ở cả người cao tuổi cũng như người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phương pháp tập luyện:

Trước khi tập, chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh càng tốt, đứng bình tĩnh cho tâm được thoải mái, đầu óc được thư thái để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Có thể làm những động tác khởi động nhẹ nhàng thoải mái. Phải đi chân trần và đứng trên một tấm thảm lót chân hoặc bất cứ miếng đệm lót nào, nhằm ngăn cách sự tiếp xúc của bàn chân với mặt đất, nếu không luồng điện sinh học trong quá trình tập luyện sẽ bị thất thoát làm bài tập hiệu quả không cao.

Đứng thẳng người ưỡn ngực ra để cột sống được tự nhiên, hai bàn chân song song với nhau dạng ra, ngang với tầm vai của mình. Co các đầu ngón chân lại, bám chặt vào mặt thảm như vậy bắp chân và đùi sẽ săn chắc. Thót hậu môn, niệu đạo lại, giống như động tác nín đi cầu và nín đi tiểu, như vậy tầng sinh môn, mông và vùng tiểu khung cũng sẽ săn chắc, đồng thời thả lỏng cơ thể từ vùng thắt lưng trở lên. Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng chắc, không suy chuyển. Tóm lại đó là tư thế đứng tấn của người luyện võ, cả buổi tập phải làm đúng như thế, nếu không công phu luyện tập sẽ mất gần hết không mang lại kết quả mong muốn.


Đầu như dây treo để cổ được thẳng, mặt hướng về phía trước, mắt nhìn một điểm cao hơn mình một tý để cổ không chùng xuống. Miệng ngậm tự nhiên, hai hàm răng chạm nhau, lưỡi cong lên, đầu lưỡi chạm vùng lợi giữa hai chân răng hàm trên [huyệt ngân giao], để luồng điện được lưu thông khép kín vòng nhâm đốc. Hơi thở bình thường, tư tưởng tập trung trên đỉnh đầu.

Ở mỗi bàn tay, năm ngón tay luôn dính vào nhau, thả lỏng tự nhiên chứ không xòe ra. Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau [tức mu tay hướng ra trước]. Động tác duy nhất là đánh hai tay từ phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người một góc 30 độ, Khi đánh tay ra phía sau một góc 60 độ. Tóm lại, khi đánh hết tay thì đưa tay ra phía trước chỉ là một cái trớn, không dùng sức, chỉ do quán tính của việc đánh tay từ phía sau còn lại mà thôi, do đó chỉ tầm 30 độ. Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra phía sau thì tính một cái đánh tay [thời gian 1 giây].

Trên phải không, dưới nên có [thượng hư hạ thực]. Đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại phía sau, ngón tay khép tự nhiên. Khi vẫy, lỗ đít phải thót, bụng dưới thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, ngón chân bấm chặt đất như trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yếu lĩnh khi luyện “Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh’. Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý tập chung vào tập, xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên [không mím môi], ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên, giống như hai mái trèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương hông thẳng như cây gỗ.

Khi vẩy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa ra phía trước.

“Trên ba, dưới bảy” là phần trên để lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần dưới lấy gắng sức tới bảy phần thể lực, vấn đề này phải thấu hiểu đầy đủ thì hiệu quả mới tốt.

Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi có thể nhẩm đếm số lần vẫy tay.


MỘT SỐ ĐIỂM CẨN CHÚ Ý

1. Tập đúng: Tập phải tuân theo yếu lĩnh như trên.

2. Tập đủ: Thời gian tập phải đủ 30 phút, 30 phút mới là đạt yêu cầu cho một lần tập. Tương ứng với số lần vẩy tay không nên ít: từ 600 lần đến 1.800 lần cho một bài tập. Tập được đến khoảng 20 phút mà thấy trung tiện nhiều chứng tỏ hiệu quả tập rất tốt.

3. Tập đều: Khi đã tập thì tập thường xuyên, tập hàng ngày kể cả các ngày lễ, tết. Bài tập thường sẽ có hiệu quả sau 3 đến 6 tháng tập liên tục. Nếu tập gián đoạn vì một lý do nào đó thì hiệu quả không cao, dẫn đến mất niềm tin vào bài tập. Vì vậy cần phải kiên trì duy trì bài tập hàng ngày ít nhất vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Bệnh nhân nặng, có thể ngồi mà vẫy tay, tuy ngồi nhưng vẫn phải nhớ thót đít và bấm 10 đầu ngón chân

Số lần tập: Có thể tập càng nhiều càng tốt. Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1.800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy 3.000 tới 6.000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần tập là thích hợp.

Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh. Bình thường vẫy 1.800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa trừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là lục động của khí. Khi mới vẫy rộng vòng và chậm một chút. Khi đã thuần thì hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng.

Vẫy tay nhanh quá làm cho nhịp tim đập nhanh, mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu và khí huyết lưu thông. Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao đặc biệt. Đây là môn thể dục mền dẻo, đặc biệt là không dùng sức. Nhưng nếu vẫy nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực không lưu thông cũng không được.

Tóm lại đây là bài tập kinh điển, tổng hợp động tác của nhiều bài tập hiện đại như bài tập Kegel điều trị bệnh lý vùng tiểu khung, bài tập William và bài tập McKENZIE điều trị bệnh lý cột sống, và bài tập khí công cổ truyền [luyện vòng Tiểu chu sinh], và bài tập quăng tay hỗ trợ điều trị các bệnh về gân - cơ - khớp trong đó rất hiệu quả với các bệnh liên quan đến khớp vai nói chung và viêm quanh khớp vai nói riêng.


+ Nhiều người cho rằng , việc Tập “Đạt Ma Dịch cân kinh” sẽ cảm thấy ăn tốt ngủ ngon, đấy là việc phổ biến, nên đã làm tăng sức khỏe cho các bệnh nhân nói chung. Thậm chí có thể chữa khá nhiều bệnh như: Suy nhược thần kinh, cao huyết áp, bệnh tim các loại, bệnh thận, bán thân bất toại, trúng gió, méo mồm, lệch mắt, bệnh hen suyễn…

+ Theo Đông Y, vấn đề cơ bản của bệnh tật con người là do “khí huyết” [Âm-Dương] mất thăng bằng sinh ra. Luyện tập “Đạt Ma Dịch cân kinh” mỗi ngày sẽ giải quyết được vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính đều có thể chữa khỏi…

1. Lịch sử “Dịch Cân Kinh”:

+ Vào Năm 917 [sau Công nguyên] Đạt  Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn – Hà Nam – Trung Quốc, xây dựng nên chùa Thiếu Lâm. Có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo, đem một tín ngưỡng mới đi tuyên truyền, có khi trái với tín ngưỡng cũ, dễ xảy ra xung đột nên cho đệ tử Chùa Thiếu Lâm vừa học lí thuyết Phật giáo, vừa phải luyện võ để tự vệ [Đó là phái võ Thiếu Lâm vẫn tồn tại đến ngày nay].

+ Nhiều người xin nhập môn, nhưng thể lực kém không luyện võ được. Tổ sư truyền dạy một phương pháp luyện tập tên gọi là “Đạt Ma Dịch Cân Kinh” để chuyển biến thể lực của các đệ tử từ yếu thành khỏe. Cách tập đơn giản, nhưng hiệu lực lớn, vì tiêu trừ được bệnh tật.

2. Tư tưởng:

+ Ngày nay, người ta nghiên cứu lại và nhận thấy rằng phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh. Muốn luyện tập “Đạt Ma Dịch Cân Kinh” tốt thì trước tiên nói về tư tưởng:

+ Phải có hào khí: tức là phải có quyết tâm tập luyện đều đặn mỗi ngày, phải vững niềm tin, không nghe lời bàn ra nói vào mà chán nản bỏ dở.

+ Phải lạc quan: không lo sợ vì bệnh tật mà mọi người cho là hiểm nghèo, và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh do luyện tập.

3. Tư thế:

Tư thế: “Trên không dưới có, trên ba dưới bảy”

+ Trên phải không, dưới nên có, đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại phía sau, ngón tay xòe ra như cái quạt.

+ Vẫy, hậu môn và bụng dưới thót, gót chân lỏng, bàn chân phải cứng, các ngón chân bấm chặt như đứng trên đất trơn. Đây là những yêu cầu cụ thể khi luyện tập “Đạt Ma Dịch cân kinh”.

+ Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi.

+ Đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ cần buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên [không mím môi], ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên, giống như hai mái chèo gắn vào vai.

+ Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho thật chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn phải nhích lên, mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng đứng như cây gỗ.

4. Động tác vẫy tay:

 + Khi tiến hành vẫy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, tuyệt đối không dùng sức đẩy ra phía trước.

+ “Trên ba dưới bảy” là phần trên để lỏng chỉ độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gắng sức tới bảy phần thể lực, vấn đề này phải quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ rất tốt.

+ Mắt nhìn thẳng phía trước, đầu không nghĩ ngợi gì, chỉ nhẩm đếm lẫn vẫy tay.

Các bước tập cụ thể như sau:

  • Hai bàn chân để xích ra bằng khoảng cách của hai vai.
  • Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau.
  • Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu miệng trong trạng thái bình thường.
  • Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót chân sát đất, bắp chân và đùi phải thẳng.
  • Hai mắt chọn một điểm tập trung đằng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào ngón chân bám đùi vế chắc, hậu môn thót và nhẩm đếm.
  • Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức lực để nâng tay lên, chân vẫn lên gân, hậu môn co lên không lòi.
  • Vẫy tay từ 300-400-500-600 dần dần lên tới 1.000 cái vẫy tay, ước chừng khoảng 30 phút.
  • Phải quyết tâm tập đều đặn mỗi ngày, lần vẫy tay dần dần tăng lên không miễn cưỡng vì “dục tốc bất đạt”, nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ bệnh, vì thế dễ làm mất lòng tin trong việc luyện tập, khó có kết quả tốt nhất.

Video hướng dẫn tập “Đạt Ma Vẫy Tay Dịch Cân Kinh” – Thầy Thích Nhật Từ

//www.youtube.com/watch?app=desktop&v=P-rMBEygBBE

5. Chú ý:

+ Khi bắt đầu luyện tập cũng không nên dùng tận lực làm tổn thương các ngón chân [sau buổi tập nên vân vê các ngón chân, tay, mỗi ngón 9 lần]. Nôn nóng mong muốn khỏi bệnh ngay mà dùng quá sức cũng không đưa lại kết quả mong muốn. Có quyết tâm, nhưng phải từ từ tiến lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mĩ mãn như ý.

+ Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán, thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nhẹ dưới nặng” là sai và hỏng phương pháp.

 + Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường thường có trung tiện, hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng…Đấy là hiện tượng bình thường, đừng ngại.

+ Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với “trên nhẹ, dưới nặng”. Đây là quy luật của sinh lí hợp với vũ trụ “thiên khinh, địa trọng”.

+ Người bệnh nặng có thể ngồi vẫy tay cũng được, nhưng nhớ phải thót đít và bấm 10 đầu ngón chân xuống mặt đất.

+ Số lần vẫy tay trong 1 buổi tập không giới hạn, nhưng các buổi tập phải đều đặn, không nên lúc tập nhiều lúc tập ít. 1800 lần trong một buổi tập là có tác dụng chữa bệnh tốt, có thể tập nhiều hơn. Khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt , đại tiểu tiện bình thường, tinh thần tỉnh táo là số lần tập phù hợp với sức khỏe của ta.

+ Lúc mới tập người bệnh nhẹ có thể vẫy nhanh vòng rộng , dùng sức nhiều, với người bệnh nặng vẫy chậm hơn, vòng hẹp, dùng ít sức. Vẫy nhanh quá thì tim đập quá nhanh, nhẹ quá thì không có tác dụng làm cho máu lưu thông.

+ Phương pháp vẫy tay là môn thể dục cần sự mềm dẻo, dùng ý là chính mà không dùng sức, nhưng phải làm sao cho cho bả vai, lưng, ngực chuyển động làm cho cơ hoành lên xuống mới có tác dụng.

+ Khi luyện tập căn cứ vào cảm nhận của mình để điều chỉnh nhiều ít, nhanh chậm, mạnh nhẹ sao cho phù hợp với bản thân. thấy nhanh nhẹn, tươi tỉnh hơn là tốt nếu kém trước thì cần điều chỉnh.

+ Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích cho cơ thể, động tác mạnh là loại bỏ các chất căn bã có hại ra khỏi cơ thể tức là chữa bệnh.

+ Nhẩm đếm làm cho tỉnh táo, đầu óc thanh tĩnh nghỉ ngơi chân tâm được bồi dưỡng.

+ Khi tập có thể trong nhà học ngoài trời, đảm bảo yên tĩnh, không khí trong sạch không có gió lùa vào.

+ Sau khi tập thấy ngực lưng nhẹ nhàng hơi thở đều hòa, mắt sáng,nước miệng ứa ra đại tiện nhuận, ăn ngon hơn, bệnh tật bớt dần thế là tập đúng và bệnh tật sẽ khỏi. Rất ít khi tập sai, mà chỉ có tác dụng nhiều ít khác nhau.

+ Cần vững tin khi luyện tập, không hoang mang, lạc quan với cuộc sống, quyết tâm luyện tập đến nơi đến chốn thì dù bệnh nan y cũng khỏi. Càng để chậm, ngần ngại càng khó khăn và càng lâu để chữa khỏi bệnh.

+ Chống chỉ định: Những người đang ngoại thương không được phép tập, vì máu lưu thông mạnh làm hở vết thương, khó lành.

6. Hiệu quả phòng và trị bệnh

+ Bệnh gan: Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Luyện tập “Dịch cân kinh” có thể giải quyết vấn đề này. Nếu có trung tiện là có kết quả sớm.

+ Bệnh mắt: Luyện “Dịch cân kinh” có thể khỏi bệnh đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó chữa được cả bệnh đục thủy tinh thể [thong manh].

+ Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được”, khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh về mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác, nhưng cũng là một bộ phận của cơ thể người.

+ Khi tập có thể có phản ứng sự xung đột giữa chính khí và tà khí, ta vẫn tập thì sẽ sản sinh ra chất bồi bổ có nhiều ích lợi cho chính khí. Ta luyện tập đúng phép là làm tăng mức đề kháng, thải cặn bã trong các gân, thần kinh và cả tế bào khác mà máu bình thường không thải nổi. Như luyện “Đạt Ma Dịch cân kinh” khí huyết lưu thông mới thải nổi các cặn bã ra nên sinh ra phản ứng. Vậy ta đừng sợ, cứ tiếp tục tập như thường, hết một phản ứng là khỏi một căn bệnh, tập luyện dần đưa lại kết quả tốt nhất có thể.

7. Tiêu chuẩn đạt được

Luyện tập “Đạt Ma Dịch Cân Kinh” đạt được 4 tiêu chuẩn như sau:

+ Nội trung tố: tức là nâng cao can khí lên, là then chốt, điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh khí sẽ thông suốt lên tới đỉnh đầu.

+ Tứ trưởng tố: tức là tứ chi phối hợp với động tác theo đúng nguyên tắc khi tập “Dịch cân kinh”. Tứ trưởng tố song song với Nội trung tố sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trọc khí dằn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh hơn.

+ Ngũ tâm phát: nghĩa là 5 trung tâm của huyệt dưới đây hoạt động mạnh hơn mức bình thường:

  • Bách hội: một huyệt trên đỉnh đầu.
  • Lao cung: hai huyệt của hai gan bàn tay.
  • Dũng Tuyền: hai huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập “Dịch cân kinh” năm huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt. Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả phi thường, nó làm tăng cường thân thể tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.

+ Lục phủ minh: Lục phủ là ruột non, mật, dạ dày, ruột già, bong bóng, tam tiêu.

Nghĩa là không trì trệ, lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn tiêu hóa và bài tiết được thuận lợi, xúc tiến các cơ năng sinh sản, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể, tức là âm dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

8. Những phản ứng có thể có khi tập luyện

Khi luyện tập dịch cân kinh có thể xảy ra các phản ứng đó là hiện tượng thật khi có bệnh, không đáng ngại. Có thể liệt kê 34 phản ứng thông thường còn lại các phản ứng khác không kể xiết.

1: đau ruột.

2: tê dại.

3: lạnh.

4: nóng

5: đầy hơi

6: Sưng

7: Ngứa

8: Ứa nước miếng

9: Ra mồ hôi

10: Có cảm giái kiến bò kiến cắn

11: Giật gân

12: Đau xương cổ, tiếng kêu lục cục

13: Cảm giác máu chảy dồn dập

14: Lông tóc dựng đứng

15: Âm nang nở to

16: Lưng đau

17: Hắy mắt, mi mắt giật

18: đầu nặng

19: Hơi thở ra nhiều, thở dốc

20: Hỏa

21: Trung tiện

22: Gót chân nhức mỏi như mưng mủ

23: Huyết áp biến đổi

24: Lưỡi có cơm trắng

25: da cứng

26: Sắc mặt biến đổi

27: Đau mỏi toàn thân

28: nôn mửa

29: Đại tiện ra máu, mủ hoặc phân đen

30: Tiểu tiện nhiều

31: trên đầu mọc mụn

32: Bệnh từ trong da thịt tiết ra

33: Ngứa từng chỗ hay toàn thân.

34: chảy máu cam.

Có các phản ứng trên là do trọc khí trong người bị đẩy ra làm sạch cơ thể tức là trừ bệnh tật. là phản ứng giữa chính khí và tà khí. Nếu ta tiếp tuc tập chính khí được bồi bổ làm tăng sức đề kháng, thải được các cặn bã trong các tế bào thần kinh, trong gân và các tế bào khác mà bình thường máu không thải nổi.

Vì vậy khi có phản ứng ta đừng sợ, tiếp tục tập hết 1 phản ứng là hết 1 bệnh. luyên tập đều sẽ đưa lại kết quả tốt không ngờ.

9. Tóm tắt & Kinh nghiệm bản thân

Tóm tắt Vẩy tay Đạt ma dịch cân kinh

+ Các bạn tập ở đâu cũng được, giờ nào cũng được, nhưng chỗ rộng, thoáng nhiều cây xanh, gần thiên nhiên, tập buổi sáng sớm, nhìn về phía mặt trời mọc là tốt nhất.

+ Chân có thể đứng trên thảm hoặc đi dép, rộng ngang vai, 10 ngón chân bấm chặt xuống đất

+ Tay vung mạnh về sau 7 phần, rơi tự nhiên về trước 3 phần, cổ tay vẩy mạnh lên, xuống.

+ Cuốn lưỡi ngậm miệng, thót hậu môn liên tục trong suốt quá trình tập để khéo kín 2 mạch Nhâm và Đốc.

+ Mắt nhìn thẳng, hướng lên ~ 5 độ, tập trung về 1 điểm cố định ở phía trước. Ngoảnh ngang, nhìn dọc dễ bị ngẹo cổ, nên phải hết sức tập trung.

+ Nhẩm đếm 1~100, 101~200,…, 1700, 1800…Mục đích để rèn sự tập trung, giúp đầu óc thư giãn, không suy nghĩ lung tung.

+ Tập 1800 cái mỗi ngày ~ 30p, giúp đào thải độc tố, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, kể cả bệnh ung thư.

Theo kinh nghiệm bản thân, trong quá trình tập thì mình thấy việc luyện để tập trung thót hậu môn và đếm liên tục là khó nhất. Cũng như kiểm soát việc thở ra đằng mũi hít vào đằng miệng trong khi bơi vậy.

Lâu lâu phải để ý xem còn thót hậu môn hay không. Đếm có nhầm lẫn không, mình hay nhầm ở đoạn X10, ví dụ 510 thì phải đến 511 nhưng thường đếm thành 520, 530…hay 509 rồi đến 510 nhưng hay đếm thành 600…

Tập đếm để luyện tĩnh tâm, không suy nghĩ linh tinh làm loạn tâm trí.

Mình hay đếm như sau:

– Một, hai, ba…, chín chín, một trăm.

– Một không một, một không hai…, một chín tám, một chín chín, hai trăm…

– Chín không một, chín không hai…, chín chín tám, chín chín chín, một nghìn.

– Quay lại đếm 1000 tiếp theo.

+ Cổ tay phải vảy lên, vảy xuống để đóng mở huyệt Nội quan và Ngoại quan.

+ Cuốn lưỡi ngậm miệng và thót hậu môn để khép kín 2 mạch Nhâm và Đốc.

+ Mười đầu ngón chân bấm xuống đất để tác động lên các đường kinh âm đi từ đầu các ngón chân.

+ Mắt nhìn thẳng, không quanh sang hai bên. Thư giãn. Vẩy tay đều đều.

+ Sau khi tập đầu óc nhẹ nhàng, lòng bàn tay hơi căng vì máu dồn về, bàn tay ấm nóng, chân tay ra mồ hôi, bụng đói…

Chú ý: Người bị đau gối, không đứng được, có thể ngồi ghế không tựa lưng, vẩy tay bình thường, chân vẫn bấm xuống đất, hiệu quả cũng rất tốt.

Video liên quan

Chủ Đề