Trong các loại phản xạ sau đây, có bao nhiêu phản xạ thuộc loại phản xạ không điều kiện

Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện? [1] Khi thấy rắn độc thì mọi người đều bỏ chạy. [2?

Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?
[1] Khi thấy rắn độc thì mọi người đều bỏ chạy.
[2] Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá.
[3] Khiêng vật nặng thì cơ thể thoát nhiều mồ hôi.
[4] Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể run rẫy.
[5] Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn.

A. 1, 2, 5.

B. 1, 2, 3, 4.

C. 2, 3, 4, 5.

D. 1, 2, 3, 4, 5.

Phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?

A. Thấy rắn thì có cảm giác lo sợ và bỏ chạy.

Đáp án chính xác

B.Kim đâm vào tay và có phản ứng rụt tay.

C. Khi gặp lạnh thì người run rẩy.

D.Nhiệt độ môi trường tăng cao thì người đổ mồ hôi.

Xem lời giải

Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 52 [có đáp án]: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện [hay, chi tiết]

Câu 1: Phản xạ có điều kiện là

A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C. phản xạ được hình thành trong đời sống.

D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Câu 2: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.

B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.

C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.

D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt là phản xạ có điều kiện.

Câu 3: Phản xạ không điều kiện là

A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

B. phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C. phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được.

D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

Câu 4: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?

A. Phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của phản xạ có điều kiện.

Câu 5: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do ai nghiên cứu?

A. Paplop.

B. Moocgan.

C. Lamac.

D. Menđen.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do Paplop nghiên cứu.

Câu 6: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?

A. Phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phản xạ có điều kiện phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần.

Câu 7: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào dưới đây?

A. Bẩm sinh.

B. Dễ mất khi không củng cố.

C. Số lượng không hạn định.

D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: Bẩm sinh là tính chất của phản xạ không điều kiện.

Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng?

A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.

C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Phản xạ không điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.

Câu 9: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?

A. Dễ mất khi không củng cố.

B. Số lượng không hạn định.

C. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

D. Cả 3 đáp án trên.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Phản xạ có điều kiện có tính chất sau: dễ mất khi không củng cố, số lượng không hạn định, hình thành đường liên hệ tạm thời.

Câu 10: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Thí nghiệm của Paplop.

B. Vỗ tay thì cá ngoi lên.

C. Làm bài tập về nhà trước khi lên lớp.

D. Chạy nhanh thì tim đập mạnh.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Chạy nhanh thì tim đập mạnh là ví dụ của phản xạ không điều kiện.

Bài giảng: Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - Cô Mạc Phạm Đan Ly [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề