Trong tác phẩm Hai đứa trẻ ngọn đèn con của chị Tí được miêu tả như thế nào có ý nghĩa gì

Câu 1: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mở đầu bằng hình ảnh nào ? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy ?a. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mở đầu bằng hình ảnh: cảnh chiều tàn hiện lên “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”; “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”; “Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.b. Ý nghĩa: - Tình yêu quê hương đất nước của Thạch Lam qua những hình ảnh thiên nhiên đượm hồn quê.- Gợi lên không gian làng quê yên ả, đậm chất thơ nhưng chứa đựng nỗi buồn man mác. Câu 2: Tại sao trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về ? Ý nghĩa?a. Tại sao trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về: vì cuộc sống nơi hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, tù đọng, đơn điệu, tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy, từ chập tối cho đến nửa đêm, lúc nào Liên cũng chỉ thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc [chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm…]. Chừng ấy người ngồi trong bóng tối chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát.b. Ý nghĩa của sự chờ đợi đó: - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc .- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.Câu 3: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả những loại ánh sáng nào ? Ý nghĩa ?a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”…- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng”b. Ý nghĩa: - Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.Câu 4: Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm HĐT được miêu tả như thế nào ? Ý nghĩa ?a. Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” được miêu tả: ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí; ngọn đèn phát ra “quầng sáng thân mật”; ngọn đèn chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.b. Ý nghĩa: - Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. - Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.Câu 5: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam viết : “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. “Chừng ấy người” là ai ? Họ đang trông đợi điều gì ? Ý nghĩa ?a. Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam viết : “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Những người ấy là: hai chị em Liên và An; chị Tí; bác phở Siêu; gia đình bác xẩm…b. Họ đang trông đợi : chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái không khí ồn ào, náo nhiệt cùng các toa đèn sáng.c. Ý nghĩa của hình ảnh ấy: - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên và của người dân nghèo nơi phố huyện. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. Đó là niềm khao khát được vượt ra khỏi sự tù túng, ngột ngạt để vươn tới cuộc sống khác hơn.- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của các nhân vật. Dù cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu, bế tắc nhưng họ vẫn không ngừng hi vọng.Câu 6: Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên ? Ý nghĩa ?a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh đọng lại trong tâm trí của Liên là: hình ảnh chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.b. Ý nghĩa: - Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. - Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

GHI RÕ NGUỒN TỪ PAGE NÀY

a. Gợi ý:

Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” được miêu tả: ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí; ngọn đèn phát ra “quầng sáng thân mật”; ngọn đèn chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.

b. Ý nghĩa:

– Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.

– Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

– Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

Đăng bởi vanhay · Ngày 16/03/2019


Hướng dẫn

Hai đứa trẻ là truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, truyện được xây dựng bằng nhiều tình tiết đặc sắc kết hợp cùng chất thơ đặc trưng trong phong cách sáng tác của Thạch Lam đã mang đến một tác phẩm giàu giá trị. Anh chị hãy phân tích chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích chi tiết ngọn đèn con của chị Tí

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, chi tiết: Hai đứa trẻ là truyện ngắn viết về phố huyện tẻ nhạt, vô vị Thạch Lam đã hướng ngòi bút đồng cảm với những con người nghèo khổ, bất hạnh như Liên, An, mẹ con chị Tí. Cảm hứng nhân đạo còn được thể hiện thông qua những chi tiết đặc sắc, một trong số đó có chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí.

2. Thân bài

– Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí được xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm dưới cái nhìn của nhân vật Liên.

–> ngọn đèn này chỉ le lói xuất hiện trong bóng đêm bao trùm và chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.

– Ánh sáng của ngọn đèn con trước hết là hình ảnh tả thực, nó thuộc về phố huyện nghèo, nơi mẹ con chị Tí, Liên, An sinh sống.

– Thứ ánh sáng này ngày nào cũng được thắp lên mỗi khi bóng đêm ập xuống, nó gắn liền với cuộc sống mưu sinh vất vả của mẹ con chị Tí.

– Ánh sáng từ ngọn đèn đã trở thành biểu tượng cho những nỗ lực duy trì cuộc sống mưu sinh của những người dân nghèo nơi phố huyện với những bế tắc, mòn mỏi.

–> Cái khổ trong cuộc sống của người dân phố huyện không chỉ bởi đói nghèo mà còn bởi cuộc sống của họ đang trôi qua một cách vô nghĩa, tẻ nhạt.

– Ngọn đèn con của chị Tí xuất hiện trong suy nghĩ của Liên gợi ra sự ám ảnh về cuộc sống đang ngày càng lụi tàn.

– Mọi người đều có thể cảm nhận được cái tẻ nhạt, vô nghĩa của cuộc sống, mong muốn có ánh sáng cho cuộc sống đói nghèo của họ nhưng lại không biết rằng chính bản thân họ có thể tạo nên những cái tươi sáng cho mình.

3. Kết bài

Chỉ qua một chi tiết nhỏ, Thạch Lam không chỉ gửi gắm được bao ý nghĩa nhân sinh mà còn thể hiện được cái tài hoa, tinh tế trong bút pháp cùng tinh thần nhân đạo cao đẹp.

Bài liên quan đến truyện ngắn Hai đứa trẻ: >>Trình bày khái quát về tình huống truyện và kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam >>Phân tích ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam >>Cảm nhận về bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

>>Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

II. Bài tham khảo cho đề phân tích chi tiết ngọn đèn con của chị Tí

Thạch Lam là gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn. Với bút lực dồi dào cùng sự tinh tế, tài hoa của người nghệ sĩ, Thạch Lam trong những tác phẩm của mình không chỉ tái hiện đầy sống động hiện thực của cuộc sống mà còn mang đến chất thơ đầy độc đáo cho bức tranh đời sống ấy. Hai đứa trẻ là truyện ngắn như vậy, viết về phố huyện tẻ nhạt, vô vị Thạch Lam đã hướng ngòi bút đồng cảm với những con người nghèo khổ, bất hạnh như Liên, An, mẹ con chị Tí. Cảm hứng nhân đạo còn được thể hiện thông qua những chi tiết đặc sắc, một trong số đó có chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí.

Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí được xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm dưới cái nhìn của nhân vật Liên “quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí”. Đặc biệt, ngọn đèn này chỉ le lói xuất hiện trong bóng đêm bao trùm và chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.

Ánh sáng của ngọn đèn con trước hết là hình ảnh tả thực, nó thuộc về phố huyện nghèo, nơi mẹ con chị Tí, Liên, An sinh sống. Thứ ánh sáng này ngày nào cũng được thắp lên mỗi khi bóng đêm ập xuống, nó gắn liền với cuộc sống mưu sinh vất vả của mẹ con chị Tí. Tuy thắp sáng trong không gian tối tăm của phố huyện nhưng lại thể hiện sự buồn bã, tẻ nhạt bởi lẽ nó nhỏ bé, lé lói chìm nghỉm vào trong bóng đêm.

Tuy nhiên, bằng sự tài hoa, tinh tế trong cảm nhận và thể hiện, thông qua hình ảnh ngọn đèn của chị Tí, nhà văn Thạch Lam thể hiện được nhiều ý nghĩa hơn thế. Ánh sáng từ ngọn đèn đã trở thành biểu tượng cho những nỗ lực duy trì cuộc sống mưu sinh của những người dân nghèo nơi phố huyện với những bế tắc, mòn mỏi, quẩn quanh không lối thoát, cho những kiếp người vô danh sống lam lũ vật vờ. Cái khổ trong cuộc sống của người dân phố huyện không chỉ bởi đói nghèo mà còn bởi cuộc sống của họ đang trôi qua một cách vô nghĩa, tẻ nhạt.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương của tác giả Trần Tế Xương

Ngọn đèn con của chị Tí xuất hiện trong suy nghĩ của Liên gợi ra sự ám ảnh về cuộc sống đang ngày càng lụi tàn. Cuộc sống ảm đạm, nhạt nhòa của họ không phải bởi những người dân nơi đây không thể thắp lên ánh sáng mà bởi bản thân của những con người ấy đang thiếu đi niềm tin vào cuộc sống mỗi ngày, tự làm lụi tắt đi ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của hạnh phúc “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.”Mọi người đều có thể cảm nhận được cái tẻ nhạt, vô nghĩa của cuộc sống, mong muốn có ánh sáng cho cuộc sống đói nghèo của họ nhưng lại không biết rằng chính bản thân họ có thể tạo nên những cái tươi sáng cho mình.

Như vậy, chỉ qua một chi tiết nhỏ, Thạch Lam không chỉ gửi gắm được bao ý nghĩa nhân sinh mà còn thể hiện được cái tài hoa, tinh tế trong bút pháp cùng tinh thần nhân đạo cao đẹp.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Chủ đề: bản thânCảm nhậncon ngườicuộc sốnggiới thiệuhai đứa trẻhạnh phúcnhà văn Thạch Lamniềm tinphân tíchsuy nghĩthạch lam

Video liên quan

Chủ Đề