Trùng sốt rét có hại như thế nào đối với sức khỏe con người

Một trong những triệu chứng sốt rét phổ biến là sốt cao lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo rét run, nhiệt độ cơ thể người bệnh ít nhất là 38,9 độ C. Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở người bệnh, thường là khoảng từ 10-15 ngày sau khi muỗi đốt.

Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Khi người lành bị muỗi anophen đốt, ký sinh trùng sẽ lây truyền vào trong mạch máu gây ra bệnh.

Bệnh lây truyền qua đường máu. Có 4 phương thức lây truyền bệnh bao gồm:

  • Do muỗi truyền: Đây là phương thức chủ yếu.
  • Do truyền máu khi có nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.
  • Do mẹ truyền bệnh sang con khi nhau thai bị tổn thương [trường hợp này hiếm gặp].
  • Do tiêm chích: Nguyên nhân là do dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét.

Thời kỳ ủ bệnh sốt rét trung bình từ 9 đến 30 ngày, thậm chí kéo dài đến một năm và thay đổi tùy theo từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét. Theo đó, cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: Sốt cao, rét run, vã mồ hôi và chu kỳ của cơn sốt khác nhau tùy loại ký sinh trùng gây ra bệnh:

  • Sốt do P.falciparum: Cơn sốt diễn ra hàng ngày. Tính chất cơn sốt là nặng, hay gây ra các cơn sốt rét ác tính và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Sốt do P.vivax: Cơn sốt thường diễn ra cách nhật. Tức là cách 1 ngày sốt 1 cơn.
  • Sốt do P.malariae và P.ovale: Có thể sốt cách nhật hoặc sốt theo 3 ngày 1 cơn.

Những người bị tái phát sốt rét nhiều lần rất dễ bị rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy thận.... Vì vậy, người mắc bệnh sốt rét cần điều trị và dự phòng thật tốt để tránh tái nhiễm, tái phát gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng và hậu quả của sốt rét bao gồm:

  • Rối loạn chức năng gan: Bệnh nhân gầy yếu, hay bị rối loạn tiêu hóa, cholesterol giảm. Dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng....
  • Viêm gan mạn: Gan to, bờ sắc, sờ chắc tay, khiến bệnh nhân mệt mỏi, ăn chậm tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hóa... Soi ổ bụng hoặc sinh thiết gan thấy hình ảnh viêm gan mạn.
  • Xơ gan tiến triển sau khi viêm gan cùng với lách xơ.
  • Lách to: Là một triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt rét. Bệnh nhân bị bệnh càng lâu và nhiều thì lách càng to. Khi lách to thì các hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét và các hồng cầu chứa kháng nguyên.
  • Cường lách: Những người bị sốt rét trong giai đoạn sơ nhiễm nếu phòng bệnh và điều trị tốt thì khi hết sốt, hết ký sinh trùng thì lách có thể co nhỏ lại.
  • Viêm cầu thận: Do ký sinh trùng sốt rét P.falciparum gây tắc mạch.
  • Tổn thương ở phổi và gặp phải tình trạng phù phổi cấp. Phù phổi cấp khiến bệnh nhân bị suy hô hấp.

Sốt rét gây nên những biến chứng nguy hiểm như tổn thương phổi, phù phổi

  • Trẻ em bị sốt rét gây ra hội chứng thận hư.
  • Phù nề: Phù ở hai chân và mặt, da bụng dày, protein máu thấp... do nguyên nhân suy dinh dưỡng.
  • Gây thiếu máu: Đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh bị mắc sốt rét. Nguyên nhân là do các ký sinh trùng sốt rét phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu. Mức độ thiếu máu phụ thuộc vào số lượng hồng cầu bị ký sinh và thời gian kéo dài của bệnh.
  • Một số biến chứng khác như: Thiếu axit folic trong máu, hạ đường máu, đau và viêm dây thần kinh...

Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết mình đang nhiễm phải bệnh:

  • Một trong những triệu chứng sốt rét phổ biến là sốt cao lặp đi lặp lại nhiều lần, nhiệt độ cơ thể người bệnh ít nhất là 38,9 độ C. Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở người bệnh, thường là khoảng từ 10-15 ngày sau khi muỗi đốt.
  • Triệu chứng cơ bản khác của bệnh sốt rét là run rẩy dữ dội và đổ mồ hôi nhiều. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, cơn run rẩy có thể nặng tới mức gần như co giật.

  • Triệu chứng thứ phát của sốt rét là đau đầu kèm với đau nhức cơ. Mức độ của cơn đau đầu kéo dài từ trung bình đến nặng tùy mỗi người bệnh.
  • Ban đầu, cơn đau đầu của bệnh sốt rét khá nhẹ, giống như đau đầu do căng thẳng. Nhưng khi ký sinh trùng đã bắt đầu lây nhiễm và phá hủy các tế bào hồng cầu, cơn đau sẽ dữ dội hơn, giống như chứng đau nửa đầu.
  • Các cơn đau nhức đi kèm, chúng thường xuất hiện ở cơ chân và cơ lưng.

Triệu chứng thứ phát, không đặc hiệu khác của bệnh sốt rét là nôn mửa và tiêu chảy. Hai triệu chứng này thường kết hợp với nhau và diễn ra nhiều lần trong ngày.

Tiêu chảy do sốt rét không quá nghiêm trọng và cũng không ra máu. Triệu chứng này sẽ mất dần sau vài ngày.

  • Nhầm lẫn, co giật nhiều lần, hôn mê và suy nhược thần kinh
  • Thiếu máu nặng, chảy máu bất thường, khó thở và suy hô hấp
  • Vàng da
  • Suy thận, suy gan, lách to
  • Huyết áp rất thấp.

Bên cạnh đó, sốt rét có thể gây nên suy nội tạng như: suy thận, suy gan...

  • Khi ngủ phải mắc màn, tốt nhất nên ngủ màn có tẩm hóa chất diệt muỗi; mặc quần áo dài khi phải làm việc vào ban đêm, bôi thuốc chống muỗi đốt lên những nơi da hở.
  • Hun khói hoặc đốt hương xua muỗi vào buổi tối.
  • Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh ngăn nắp; triệt để các nơi muỗi trú đậu trong nhà; phát quang bụi rậm quanh nhà ở; lấp các vũng nước đọng, ao tù; khơi thông cống rãnh, di dời chuồng gia súc ra xa nhà.
  • Phun thuốc diệt muỗi: đây là biện pháp tích cực, tốt nhất cho vùng sốt rét lưu hành.
  • Những đối tượng có nguy cơ cao là những người sinh sống, làm việc, học tập hay ra vào vùng có dịch sốt rét đang lưu hành thì cần được uống thuốc dự phòng chống bệnh sốt rét theo hướng dẫn và quy định.
  • Khi có nghi ngờ mắc bệnh sốt rét, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị, phòng tránh lây lan bệnh sang cho người lành.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh sốt rét cũng như quy trình khám chữa bệnh tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ

XEM THÊM:

Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc loại ký sinh trùng: nhiễm Plasmodium falciparum từ 9 - 14 ngày, trung bình 12 ngày, nhiễm Plasmodium vivax từ 12 - 17 ngày, trung bình 14 ngày, nhiễm Plasmodium malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng, nhiễm Plasmodium ovale  từ 11 ngày đến 10 tháng. Nhiễm sốt rét do truyền máu thì thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong máu truyền vào nhưng nói chung thời gian ủ bệnh ngắn trong khoảng vài ngày.

Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sốt rét ở Việt Nam được phân chia theo 2 mức độ lâm sàng:

  • Sốt rét thông thường hoặc sốt rét chưa có biến chứng

  • Sốt rét ác tính hoặc sốt rét có biến chứng

Dấu hiệu bệnh sốt rét khác nhau tùy theo thể lâm sàng

Dấu hiệu sốt rét thông thường:

  • Cơn sốt sơ nhiễm: cơn sốt đầu tiên thường không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày.

  • Cơn sốt điển hình: một cơn sốt rét điển hình lần lượt qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn rét run: rét run toàn thân, môi tái, nổi da gà. Giai đoạn rét run kéo dài khoảng 30 phút - 2 giờ.

Giai đoạn sốt nóng: rét run giảm, bệnh nhân thấy nóng dần, thân nhiệt có thể tới 400C - 410C, mặt đỏ, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, khát nước, có thể hơi đau tức vùng gan lách. Giai đoạn sốt nóng kéo dài khoảng 1-3 giờ.

Giai đoạn vã mồ hôi: thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát nước, giảm nhức đầu, mạch bình thường, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.

  • Cơn sốt thể cụt: sốt không thành cơn, chỉ thấy rét run, kéo dài khoảng 1-2 giờ. Thể sốt này hay gặp ở những bệnh nhân đã nhiễm sốt rét nhiều năm.

  • Thể ký sinh trùng lạnh [người lành mang trùng]: xét nghiệm máu có ký sinh trùng nhưng không bị sốt, vẫn sinh hoạt và lao động bình thường. Thể này thường gặp ở vùng sốt rét lưu hành nặng.

  • Chu kỳ của cơn sốt khác nhau tùy loại ký sinh trùng.

Sốt do Plasmodium falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Sốt do Plasmodium vivax: thường sốt cách nhật [cách 1 ngày sốt 1 cơn].

Sốt do Plasmodium malariae và Plasmodium ovale:  sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.

Dấu hiệu sốt rét ác tính:

Thể não [chiếm 80-95% sốt rét ác tính]:

  • Dấu hiệu tiền ác tính nổi bật là có rối loạn ý thức [li bì hoặc vật vã, mê sảng, nói nhảm], sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều.

  • Hội chứng tâm thần: hôn mê đột ngột hoặc từ từ, hôn mê sâu dần. Co giật kiểu động kinh. Rối loạn cơ vòng, đồng tử dãn.

  • Các dấu hiệu khác: rối loạn hô hấp hoặc suy hô hấp do phù não. Huyết áp giảm do mất nước, hoặc tăng huyết áp do phù não. Nôn và tiêu chảy.

  • Có thể gặp suy thận, tiểu ít hoặc vô niệu, urê huyết cao, tiểu huyết sắc tố do tán huyết ồ ạt.

  • Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính thể não từ 20 - 50%.

Thể tiểu huyết sắc tố:

  • Là thể diễn biến nặng do tán huyết ồ ạt, trụy tim mạch, suy thận.

  • Sốt thành cơn dữ dội, nôn khan hoặc dịch màu vàng, đau lưng. Vàng da, niêm mạc do tán huyết. Tiểu ra huyết sắc tố, nước tiểu màu đỏ nâu sau đó chuyển sang màu cà phê hoặc màu nước vối đặc, lượng nước tiểu giảm dần thậm chí dẫn đến vô niệu. Thiếu máu và thiếu oxy cấp. Hồng cầu và huyết sắc tố giảm mạnh.

Thể giá lạnh

Toàn thân lạnh, huyết áp tụt, da xanh tái, ra nhiều mồ hôi, đau đầu.

Thể phổi

Khó thở, thở nhanh, tím tái, có thể khạc ra bọt màu hồng. Đáy phổi có nhiều ran ẩm, ran ngáy.

Thể gan mật

Vàng da vàng mắt, buồn nôn và nôn. Phân màu vàng, nước tiểu màu vàng có nhiều muối mật. Hôn mê.

Thể tiêu hóa

Đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp, hạ thân nhiệt.

Sốt rét ở phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai mắc bệnh sốt rét dễ bị sốt rét ác tính hoặc sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Sốt rét bẩm sinh [hiếm gặp]

Mẹ mang thai nhiễm sốt rét và có tổn thương tế bào nhau thai ngăn cách giữa máu mẹ và con. Bệnh xuất hiện sớm ngay sau sinh, trẻ quấy khóc, sốt, vàng da, gan lách to.

Sốt rét ở trẻ em

Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ mắc sốt rét do không còn miễn dịch từ mẹ và huyết sắc tố F. Trẻ mắc bệnh sốt rét thường sốt cao liên tục hoặc dao động, nôn, tiêu chảy, bụng chướng, gan lách to, có dấu hiệu màng não và co giật. Tỷ lệ tử vong cao.

Video liên quan

Chủ Đề