Từ đơn có nghĩa là gì

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức

1. Từ đơn

- Khái niệm: Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.

- Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.

- Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…

2. Từ phức

- Khái niệm: Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

- Đặc điểm của từ phức:

+ Từ phức chính là từ ghép

+ Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

-Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

VD:  Nhờ / thầy cô / ân cần /giảng dạy/,lại / có / chí / học hành / nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến / .

Câu trên được tạo thành từ 21 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo.

- Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.

- Bài tập phân biệt từ đơn và từ phức

Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ/còn/truyện cổ/thiết tha/

Cho/tôi/nhận mặt/ông cha/của/mình

Rất công bằng rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình đa mang

Gợi ý:

- Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn.

- Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

Trả lời:

Chỉ/còn/truyện cổ/thiết tha/

Cho/tôi/nhận mặt/ông cha/của/mình

Rất/công bằng/ rất/thông minh/

Vừa/độ lượng/lại/đa tình/ đa mạng/

- Từ đơn: rất, vừa, lại

- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mạng

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trong cấu tạo của tiếng Việt có rất nhiều loại từ khác nhau. Một trong số đó là từ đơn. Vậy từ đơn là gì và có tác dụng nào trong câu? Làm thế nào để phân biệt từ đơn và từ phức? Từ đơn được chia thành những loại nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn.

Hiểu một cách đơn giản, từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.

Ví dụ: Các từ “nhà”, “xe”, “cây”, “mắt”, “bàn”, “ghế”, “núi”, “rừng”, “mây”, “nước”, “học”, “ngủ”… chính là từ đơn. Vì các từ này chỉ do một âm tiết tạo thành, và các âm tiết này đều có nghĩa khi đứng độc lập.

Trong tiếng Việt, mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau. Từ đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhất, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của tiếng Việt. Với từ đơn, ta có thể dễ dàng biểu thị lời nói, suy nghĩ, ám chỉ các sự vật, hiện tượng xung quanh,… chỉ bằng một âm tiết duy nhất, mà vẫn đảm bảo người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của từ.

Bên cạnh đó, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn, như từ ghép, từ láy, cụm từ,… Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập và đơn lẻ, ta có thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những từ ngữ dài hơn và phức tạp hơn, như: “mưa bão”, “bàn ghế”, “yêu thương”, “nhà cửa”, “núi rừng”…

Trong tiếng Việt, từ đơn được chia thành 2 loại, là từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

Từ đơn đơn âm tiết là những từ chỉ do một tiếng, hay một âm tiết có nghĩa tạo thành. Đây là loại từ đơn giản nhất, từ cấu tạo cho đến ý nghĩa của từ. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những từ đơn đơn âm tiết như: “ngày, “tháng”, “nhớ”, “yêu”, “đi”, “ăn”, “ngồi”, “học”, “chơi”…

Đối lập với từ đơn đơn âm tiết, từ đơn đa âm tiết là từ do hai âm tiết cấu tạo thành. Một số từ ngữ nước ngoài khi phiên âm sang tiếng Việt có thể có thêm dấu – để ngăn cách giữa các âm tiết. Ví dụ như: ti-vi, cafe,… 

Ngoài ra, từ đơn đa âm tiết còn được cấu tạo bởi 2 âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau. Ví dụ như: bồ kết, chôm chôm… Tuy nhiên, trong phạm vi Tiểu học, các từ đơn đa âm tiết sẽ không được giảng dạy, nên những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ tạm thời được xếp vào từ ghép hoặc từ láy.

Sau khi đã hiểu rõ từ đơn là gì, chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt giữa từ đơn và từ phức. Để nhận biệt 2 loại từ này vô cùng đơn giản. Ta chỉ cần nhìn vào số lượng tiếng cấu tạo thành một từ hoàn chỉnh. Nếu từ chỉ có một tiếng duy nhất thì đó chính là từ đơn. Ngược lại, nếu từ có hai tiếng trở lên thì đó chính là từ phức.

Trong từ phức thì sẽ phân chia thành 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy. Các từ này đều có số lượng âm tiết nhiều hơn từ đơn, và các âm tiết này phải đi liền với nhau thì mới tạo ra nghĩa hoàn chỉnh của từ.

Trong tiếng Việt, từ đơn vô cùng phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về từ đơn:

  • Từ đơn chỉ sự vật, hiện tượng: Nhà, cửa, xe, phố, hoa, lá, cây, bàn, ghế, sách, vở, bút, đất, nước…
  • Từ đơn chỉ người: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…
  • Từ đơn chỉ hoạt động: Đi, đứng, ăn, ngồi, học, chơi, hát, viết…
  • Từ đơn chỉ cảm xúc, trạng thái: Buồn, vui, yêu, thương, mệt, sợ, chán…

Sau đây là một số bài tập về từ đơn kèm đáp án để các bạn tham khảo:

Nhận biết từ đơn trong các từ ngữ sau đây: Tôi, ăn uống, đi, ăn năn, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một, những, vẫn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc.

Đáp án: Tôi, đi, đẹp, hoa, và, một, những, vẫn.

Tìm các từ đơn trong câu sau: Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /

Đáp án: Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.

Tìm các từ đơn có trong đoạn văn ngắn sau đây: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu”.

Đáp án: Bởi, tôi, và, nên, lắm, cứ, lại, và, đưa, hai, chân, lên.

Tìm từ đơn trong đoạn thơ sau đây: 

“Chỉ còn truyện cổ thiết tha 

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”

Đáp án: Chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, rất, vừa, lại.

Trong các từ dưới đây, từ nào là từ đơn? 

  1. Sách vở 
  2. Vui
  3. Yêu thương 
  4. Xanh tươi

Đáp án: B. Vui

Liệt kê các từ đơn có trong câu sau: “Quân là một học sinh chăm chỉ nên có thành tích học tập xuất sắc nhất lớp”.

Đáp án: Quân, là, một, nên, có, nhất, lớp.

Tìm từ đơn trong câu dưới đây: “Nhờ trời mưa mà không khí mát mẻ hơn”.

Đáp án: Nhờ, trời, mưa, mà, hơn.

Tìm 3 từ đơn và đặt câu với mỗi từ.

Đáp án [tham khảo]: Đặt câu với 3 từ đơn: “nhớ”, “sách”, “học”.

  • Sách là đồ dùng học tập em yêu thích nhất.
  • Học là nghĩa vụ của mỗi học sinh.

Xem thêm: 

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu từ đơn là gì, cũng như cách phân biệt từ đơn với từ phức. Để nắm rõ hơn về cấu tạo và cách phân loại từ, bạn có thể tham khảo một số bài tập ôn luyện như ở trên.

Video liên quan

Chủ Đề