Tử việc phân tích kết quả thí nghiệm phép lai 1 cặp tính trạng Menđen đã phát hiện ra

Đậu Hà Lan được Menđen chọn dùng để nghiên cứu về gen di truyền. Vậy Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Nhắc đến Menđen là chúng ta thường liên tưởng đến các phép lai. Trong đó, thành công nhất là thí nghiệm liên quan đến đậu Hà Lan. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu xem Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào nhé!

Đặc điểm của Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là một loại cây lưỡng tính, có khả năng tự thụ phấn cao. Nhị và nhụy của hoa đậu Hà Lan thường hoạt đồng cùng một lúc. Sự tự thụ phấn thường xảy ra trước khi hoa nở hoàn toàn.

Quá trình tự thụ phấn ở đậu Hà Lan sẽ dễ tạo ra dòng thuần chủng. Dựa vào đặc điểm đó, Menđen đã dùng đậu Hà Lan để nghiên cứu các hiện tượng di truyền.

Nhờ vào những đặc điểm trên mà đậu Hà Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Menđen.

Ở các cơ thể P, F1 và F2 các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể.  F1 đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện ở lai F2.

Menđen đã dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền. Trong đó, chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trội quy định tính trạng trội. Còn chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn.

Sau nhiều lần thí nghiệm, Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền. Trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của đậu Hà Lan một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh. Đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng.

Sự phân li của cặp gen Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA : 2Aa : 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội.

Bài viết liên quan:

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền [cặp gen] quy định. Các cặp nhân tố di truyền [cặp gen] phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến sự phân li độc lập của các tính trạng.

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

Cụ thể:

  • Các kiểu gen AABB trong cơ thể sẽ cho 1 loại giao tử AB. Tương tự kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab. Sự kết hợp của hai loại giao tử này tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen AaBb.
  • Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng thì khi cơ thể F1 hình thành giao tử, đã tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỉ lệ ngang nhau.
  • Sau đó các cặp nhân tố di truyền được tổ hợp tự do với nhau trong thụ tinh dẫn đến phát sinh các biến dị tổ hợp.

Vì sao người ta thường thu hoạch đậu Hà Lan khi quả vừa chín?

Như chúng ta thường biết, đậu Hà Lan là thuộc nhóm quả khô nẻ. Khi chín, đậu Hà Lan thường chuyển qua màu vàng. Nếu để lâu đậu Hà Lan sẽ khô lại, khi này vỏ sẽ tự tách ra khiến cho hạt bị bung ra ngoài. Hạt đậu rơi xuống đất sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức khi thu hoạch.

Hơn nữa, khi hạt rơi xuống đất gặp điều kiện thuận lợi có thể nảy mầm. Điều này dẫn đến năng suất thu hoạch sẽ giảm.

Vì vậy, ngay khi đậu Hà Lan vừa chín chúng ta phải thu hoạch ngay để đạt sản lượng cao nhất.

Vậy là chúng không chỉ trả lời được câu hỏi Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào mà còn biết thêm một vài thông tin bổ ích về đậu Hà Lan. Hãy theo dõi GiaiNgo để cùng nhau giải mã thêm nhiều câu hỏi thú vị khác nữa nhé!

F1 đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lai ở F2 giúp Menđen nhận thức thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời. Ông cho rằng, mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền [sau này gọi gen] quy định.

Ông giả định: Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trộ quy định tính trạng trội, còn chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn.

Ở các cơ thể P, F1 và F2 các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể.

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.

Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Chính đây là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen.

Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA : 2Aa : 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội [hoa đỏ].

Loigiaihay.com

Menđen đã đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ. F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.

Kết quả một số thí nghiệm của Menđen được trình bày như sau:

Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàng được gọi là kiểu hình. 

Dù thay đổi vị trí của các giông làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.

Menđen gọi tính trạng biểu hiện ngay ờ F1 là tính trạng trội [hoa đỏ, thần cao, quả lục], còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn [hoa trắng, thân lùn, quả vàng].

Sơ đồ tư duy Lai một cặp tính trạng:

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề