Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 9 của quận Cầu Giấy năm 2020 vừa diễn ra ngày hôm nay 22/12là một trong những tài liệu giúp các em ôn luyện các dạng câu hỏi sẽ ra trong đề thi cuối học kì tốt nhất.

Thời gian làm bài là90 phút, cùng Đọc tài liệu thử sức nhé:

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 quận Cầu Giấy năm 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY

Bạn đang xem: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 quận Cầu Giấy năm 2020/2021

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

    Phân tích khổ 4 Bếp lửa Bằng Việt

  • Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

    Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

  • Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

    Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà

  • Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

    Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA HỌC KỲ I

Năm học 2020 2021

Môn: Ngữ văn Lớp 9

Ngày kiểm tra: 22/12/2020

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề kiểm tra gồm 01 trang)

Phần I. (0.5 điểm)

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một thi phẩm đặc sắc viết về người lính của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ.

1. Bài thơ là sáng tác của ai? Ghi lại năm sáng tác của bài thơ.

2. Chỉ ra 1 từ tượng thanh và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng thanh đó trong hai câu thơ sau:

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

3. Bài thơ khép lại bằng những câu thơ:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, em hãy làm rõ hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơnđược thể hiện qua khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một câu bị động. (Gạch dưới, chú thích rõ câu bị động).

4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng khắc họa nụ cười trong khó khăn, gian khổ của người lính, ghi rõ tên tác giả.

Phần II. (3.5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Được tiến hành trong những kì hội làng ngày xuân, thi nấu cơm lại cho thấy sự khéo léo, tháo vát của các chàng trai, cô gái. Tục thi này bắt nguồn từ quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động, hành quân đánh giặc, vừa cơm nước gọn gàng, do đó đòi hỏi mỗi người tính tự lực và óc sáng tạo. Có nhiều hình thức thi tài: thổi cơm bồng con, thổi cơm trong lúc hành lễ, khênh kiệu chạy, thổi cơm trên thuyền. Với khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thi phải vo gạo, nhóm bếp, giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khê. Sau đó, nồi cơm của các thí sinh được những bô lão có uy tín trong làng chấm điểm. Ở một số vùng còn có hát đối đáp, giao duyên trong hội thi, tạo không khí náo nhiệt, vui vẻ.

(Trích Trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2. Qua đoạn trích, em hiểu tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đâu, và tục thi đó phát huy được những điểm mạnh nào của người tham gia?

3. Trò chơi ngày xuân đòi hỏi khả năng sáng tạo của người chơi. Từ đoạn trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống.

Hết

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Trên đây là đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9quận Cầu Giấy năm 2020/2021do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng với nội dung này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức thi cuối kì 1 tốt hơn.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 quận Cầu Giấy năm 2020/2021 vừa diễn ra dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

I. Tác giả

- Minh Nhương

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Văn thuyết minh là một kiểu văn bản thông dụng trong đời sống cung cấp những tri thức, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của một sự vật hiện tượng nhất định.

2. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh

3. Tóm tắt: Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

4. Bố cục (3 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi

- Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi

5. Giá trị nội dung: Bài văn nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

6. Giá trị nghệ thuật: Bài viết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Đối tượng và mục đích thuyết minh

- Đối tượng thuyết minh: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

- Mục đích thuyết minh: giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

2. Diễn biến

- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội: Ngày rằm tháng Giêng, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

- Diễn biến của lễ hội:

+ Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, vót đũa bông châm lửa, giã thóc, giần sàng, lấy nước và nấu cơm.

+ Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi (gạo trắng, cơm dẻo, không có cơm cháy), cách chấm thi để đảm bảo tính chính xác, công bằng.

3. Ý nghĩa: 

 - Văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc bên dòng sông Đáy xưa.

- Dịp trai trang trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh, gái làng thể hiện bàn tay khéo léo.

- Vang lên những tiếng cười hồn nhiên sau ngày lao động vất vả.

Đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm diễn ra tưng bừng tại sân đình Thị Cấm, xã Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách.

Lễ hội thổi cơm thi bắt nguồn từ việc tưởng nhớ công của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền, ông là tướng quân của Vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm. Ông thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm.


Nhưng cũng có người kể lại, khi tướng Phan Tây Nhạc và vợ là Hoa Dung trẩy quân qua làng để đi dẹp giặc, dân làng xin đi theo. Tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi. Khi mất, ông được thờ làm Thành hoàng làng và mỗi năm làng lại mở hội thi thổi cơm để tưởng nhớ tới ông.


Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Các vị bô lão kiểm tra vật dụng dung để kéo lửa của các đội thi.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Ngay từ sáng, các đội thi đều chuẩn bị sẵn các vật dụng để chuẩn bị thổi cơm như chày, cối, rơm... để trổ tài nấu cơm nhanh và thơm dẻo nhất.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Các đội chơi chuẩn bị trang phục trước khi thi.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Công việc tiếp theo là của những người đàn ông khỏe mạnh, cho thóc vào cối đá và giã. 

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Bắt đầu cuộc thi, mỗi đội sẽ có 4 người nam tham gia kéo lửa, đòi hỏi phải có sự mưu trí và nhanh nhẹn. Họ mang theo một nắm rơm vò nát làm bùi nhùi mồi lửa.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu


Khi nào thấy có khói lên thì dừng lại và thổi.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu


Lửa bùng lên, người ta dùng mồi lửa này để thổi cơm.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Những người phụ nữ khéo tay nhất đội được lựa chọn tham gia phần thi nấu cơm.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Những nồi cơm được làm bằng đồng thau, đun bằng rơm và cây tre khô của làng và được vùi trong đống tro cho cơm chín đều và thơm.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Quang cảnh sôi động ở sân đình trong ngày hội thổi cơm thi.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Người dân gom các đống rơm cháy ra khắp sân đình để ủ nồi cơm và vừa để ngụy trang tránh bị phát hiện chỗ nào có nồi đang nấu.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Chính tay các cụ cao tuổi tự thu gom các nồi nấu cơm để mang vào đình chấm điểm.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu

Cơm chín dẻo, thơm ngon, không khê, nát là đạt. Việc chấm điểm cũng chỉ là tượng trưng để khích lệ các đội thổi cơm sao cho thật khéo léo.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu


Sau khi chấm điểm, các nồi cơm sẽ được mang vào đình làm lễ cúng thành hoàng làng và các thần linh.

Tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đầu


Sau khi kết thúc hội thi, các đội chia cơm cho dân làng để cầu mong một năm no đủ, an lành.

Có tất cả 4 đội thi tương ứng với 4 giáp tham gia lễ hội. Mỗi đội thi cử ra một thiếu niên tham gia thi chạy đến bờ sông Nhuệ lấy nước về nấu cơm, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng nguồn nước, ban tổ chức chuẩn bị sẵn nước đã được đun sôi để các đội lấy về nấu cơm. Cùng với đó, mỗi đội sẽ có 4 người nam tham gia kéo lửa, đòi hỏi phải có sự mưu trí và nhanh nhẹn. Họ mang theo một nắm rơm vò nát làm bùi nhùi mồi lửa. Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần.

Để chọn được niêu cơm ngon nhất, các bô lão trong làng căn cứ vào mùi thơm, độ trắng và độ dẻo của hạt cơm. Nồi cơm ngon nhất sẽ được đưa lên cúng Thành hoàng. Sau khi kết thúc hội thi, các đội chia cơm cho dân làng để cầu mong một năm no đủ, an lành./.