Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài

Thuê ngoài [Outsourcing] là một chiến lược kinh doanh nhằm cải thiện hiệu quả, cắt giảm chi phí, tăng tốc độ phát triển sản phẩm và cho phép các doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của họ. Trong đó, doanh nghiệp thuê một cá nhân hay các nhà cung cấp bên ngoài có chuyên môn cao hơn để thực hiện các nhiệm vụ, cung cấp dịch vụ hoặc xử lý các hoạt động cho doanh nghiệp thay vì tự thực hiện. 

Ví dụ, gã khổng lồ trong ngành hàng thời trang thể thao là Nike không có cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ và thay vào đó, họ chọn thuê ngoài hơn 500.000 công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất ở Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Đài Loan.

Nike thuê ngoài công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất ở Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Đài Loan

Vậy những lợi ích của việc thuê ngoài mang lại là gì?

Tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm vốn đầu tư

Thuê ngoài một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản ngân sách đáng kể như chi phí nhân sự, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, v.v. Đồng thời, thuê ngoài giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc vận hành và quản lý các nguồn lực nội bộ. 

Tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi

Thuê ngoài các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm ở một số hoạt động không phải là “cốt lõi”, doanh nghiệp sẽ giải phóng được nhiều tài nguyên, có nhiều thời gian và nhân lực hơn để phát triển thế mạnh cũng như duy trì tính cạnh tranh. Nhờ đó mà năng suất lao động và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp được nâng cao hơn. Ngược lại, nếu sử dụng chiến lược tự thực hiện doanh nghiệp sẽ phải đầu tư dàn trải và chính điều này có thể gây rủi ro cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. 

Tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi

Tăng tốc vòng quay vốn

Tăng tốc vòng quay vốn là một yếu tố sống còn với mỗi doanh nghiệp. Khi thuê ngoài, doanh nghiệp có thể dành phần lớn nguồn lực để tập trung sản xuất kinh doanh, từ đó sản phẩm sẽ được tạo ra nhanh hơn. Nhờ vậy, dòng vốn sẽ quay vòng nhanh hơn và doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 

Rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng dịch vụ thuê ngoài

Dù thuê ngoài có nhiều lợi thế nhưng nó cũng tồn tại những hạn chế cần được thừa nhận và giải quyết, bao gồm:

Mất quyền kiểm soát

Khi sử dụng các dịch vụ thuê ngoài, doanh nghiệp có thể mất quyền quản lý sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng và các quy trình khác . 

Sở hữu trí tuệ và tính bảo mật

Khi doanh nghiệp chuyển giao nhiệm vụ cho đối tác thuê ngoài, nguy cơ rò rỉ thông tin và tài sản trí tuệ có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối liên quan đến các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp không biết đối tác thuê ngoài của mình sẽ làm gì với những dữ liệu đó.

Nguy cơ rò rỉ thông tin và tài sản trí tuệ có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối liên quan đến các vấn đề pháp lý

Lo ngại về chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Trong trường hợp chọn sai đối tác thuê ngoài, doanh nghiệp sẽ gặp phải một vài vấn đề bao gồm sản phẩm được làm ra dưới tiêu chuẩn chất lượng hoặc phân loại trách nhiệm không phù hợp, v.v.

Tóm lại, thuê ngoài đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Nếu đi đúng hướng, thuê ngoài có thể mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh. Ngược lại nếu đi sai hướng, chiến lược này có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu nó được triển khai một cách bừa bãi mà không có kế hoạch hay tính toán từ trước. Do đó, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể và rõ ràng khi sử dụng chiến lược này.

Xu hướng thuê ngoài trên thế giới

Theo thống kê từ Statista, doanh thu ngành dịch vụ thuê ngoài toàn cầu không ổn định trong vài năm qua. Năm 2016, quy mô thị trường toàn ngành giảm xuống còn 76,9 tỷ đô la Mỹ, con số thấp nhất trong một thập kỷ. Tỷ trọng doanh thu lớn nhất của ngành đến từ châu Mỹ, tiếp theo là châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Một phần nhỏ hơn nhiều trong doanh thu toàn cầu đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Quy mô thị trường toàn cầu của dịch vụ thuê ngoài từ năm 2000 đến năm 2019 [Nguồn: Statista]

Trong lĩnh vực logistics, theo báo cáo “Thị trường thuê ngoài logistics đến năm 2027” của Research and Markets, thuê ngoài logistics toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,77% trong giai đoạn từ 2021-2027. 

Tại Việt Nam, theo thông tin của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam [VLA] năm 2018, tỷ lệ thuê ngoài logistics tại Việt Nam chưa cao, mới chiếm khoảng 35% – 40%. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics sẽ đạt 50% – 60%. 

Bên cạnh đó, thị trường Logistics bên thứ ba [3PL] toàn cầu được định giá khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ đạt hơn 1,75 nghìn tỷ USD vào năm 2026, đạt tốc độ tăng trưởng 8% trong giai đoạn [2021-2026], theo dữ liệu từ Mordor Intelligence. 

Hiện nay, thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn từ thiên tai, dịch bệnh, một dịch vụ đặc biệt hứa hẹn sẽ rất phát triển trong cả hiện tại và tương lai là quản lý rủi ro, lập kế hoạch dự phòng và ứng phó với khủng hoảng. Bên cạnh những dịch vụ điển hình như lập kế hoạch, thực hiện các quy trình logistics và các giải pháp công nghệ, nhiều doanh nghiệp 3PL cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt liên quan đến chuỗi cung ứng. 

Ví dụ như trong cuộc khảo sát của Inbound Logistics trong năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp 3PL có thể đảm nhiệm vai trò là nhà tư vấn, giúp khách hàng thiết kế hoặc thực hiện các chiến lược logistics. 

Huyền Tú

Onshore, Nearshore hay Offshore: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Bốc xếp hàng hóa container tại cảng Hải Phòng. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Thị trường logistics của Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng rất phân tán. Chính vì vậy, để tạo sức bật cho lĩnh vực này cần có những chính sách hấp dẫn, thu hút sự đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp.

Đây cũng là nội dung chính tại Hội thảo: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" do Báo Công Thương phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương] và Bộ Giao thông vận tải tổ chức sáng nay [28/4], tại Hà Nội.

Chi phí logistics còn cao

Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi.”

[Phát triển logistics: Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ 4.0]

Không những vậy, số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp [3PL: cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng] và 4PL [cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối] tại Việt Nam còn hạn chế.

Tỷ trọng các doanh nghiệp 3PL, 4PL mới chỉ chiếm 16% tổng số doanh nghiệp trong ngành logistics [báo cáo logistics Việt Nam 2019], tuy nhiên, miếng bánh này lại nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.                                 

Vì vậy, theo đại diện các doanh nghiệp, Việt Nam có chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Điều này tạo rào cản cho năng lực cạnh tranh trên thị trường củaViệt Nam.         

Trong nhiều khó khăn, vướng mắc, theo ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, giá nhiên liệu tăng đột biến trong năm 2022 [tăng khoảng 33% so với giá trung bình 2021] ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.

Hơn nữa, về thủ tục của các cơ quan hữu quan còn chưa tạo điều kiện thuận lợi như việc kiểm soát hàng quá cảnh qua các cửa khẩu, gây khó khăn cho các hãng tàu, khách hàng...

Đơn cử, tỷ lệ kiểm hóa tăng cao, thời gian kiểm hóa lâu phát sinh phí lưu cont cho khách hàng, chậm giao nguyên liệu vào sản xuất. Một số mặt hàng là quá cảnh nhưng chịu qui trình thủ tục như hàng xuất nhập khẩu và thị trường nội địa như: giấy phép con về kiểm dịch, giấy phép con xin quota, ... đặc biệt thời gian dịch bệnh quy trình xử lý thủ tục còn rườm rà.

Các đại biểu tham dự Hội thảo: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. [Ảnh: Đức Duy/Vietnam+]

Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ phát triển chưa đồng bộ, triển khai chưa đúng tiến độ, như chưa khép kín vành đai 2, xây dựng vành đai 3, 4, tuyến đường cao tốc Đồng Nai-Vũng Tàu, kết nối các khu công nghiệp, các tỉnh với hệ thống cảng biển.

Còn theo bà Phạm Thị Lan Hương, đại diện Công ty Vinafco, trong mảng 3PL, hầu hết các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu so với các doanh nghiệp nội địa [doanh nghiệp ngoại chiếm 75% thị phần còn lại 25% là của doanh nghiệp Việt Nam].

Với thực tế này, cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp việt Nam về cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và cả ứng dụng công nghệ thông tin cũng như nguồn nhân lực.

Kết nối để nâng cao năng lực cạnh tranh

Với vị trí địa lý đặc biệt, dịch vụ logistics được xác định là một ngành quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại hội thảo. [Ảnh: Đức Duy/Vietnam+]

Tại Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên...

“Quyết định 221 cũng đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên. Trong đó, nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ là 1 trong 6 nhóm nhiệm vụ chính mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra,” Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.

Để tạo ra nhiều đột phá, theo đại diện Công ty cổ phần KARGO 365, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, tăng thêm năng lực ứng phó với các khủng hoảng, biến cố của thị trường.

Hơn nữa, chuyển đổi số giúp xóa đi khoảng cách giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp vì khi áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp đã tạo ra một nền tảng kết nối được tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tại hội thảo, các ý kiến của hiệp hội và doanh nghiệp cũng cho rằng, trong thời gian tới, ngành logistics cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực logistics chất lượng cao có đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế.

Các đơn vị phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức quản lý và vận hành, sử dụng hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu hóa logistics nhằm cắt giảm chi phí logistics, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với nhau và với doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ logistics.

Đặc biệt, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập; xây dựng giải pháp, chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp, khả năng chống chịu, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường, quyết tâm mở rộng phạm vi kinh doanh ra các thị trường bên ngoài Việt Nam./

Đức Duy [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề