Uống nước tỏi có tốt không

Ngoài là gia vị hàng ngày trong mỗi bữa ăn, tỏi ta còn có tác dụng điều trị ung thư, chữa cảm cúm, thấp khớp...

Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hidrad carbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng. Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxy hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnhung thư nguy hiểm.

Trong thành phần của tỏi chứa hàm lượng vitamin khá cao. 

Dưới đây là một số bài thuốc hay từ tỏi:

1. Cảm cúm

- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hằng ngày.

- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 đến 3 lần/ngày.

2. Đầy bụng, khó tiêu

- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hằng ngày.

- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1 thìa cà phê, 2 - 3lần/ngày.

3. Ho, viêm họng

- Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 đến 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

4. Thấp khớp, đau nhức xương

- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỷ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn rồi chắt lấy nước.

- Dùng nước này bôi nên chỗ đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Tiểu đường

Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng một tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

6. Huyết áp cao, tụ huyết khối

- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.

- Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2 tiếng. Dùng nước này để uống hằng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2 tuần/lần.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều công trình, chứng minh rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn cư trú trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hằng ngày.

Nhưng dữ liệu nghiên cứu trên lâm sàng chỉ giới hạn ở một số trường hợp bệnh riêng lẻ, chưa đủ để đưa ra liều lượng tỏi chính xác khi điều trị ở trẻ. 

Việc xem xét dữ liệu cho thấy rằng viên tỏi hỗ trợ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, kết quả là tăng hiệu quả 1,7 lần so với giả dược. Không có những cải thiện đáng kể khi sử dụng tỏi để điều trị bệnh tim mạch ở trẻ, và cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với huyết áp và nồng độ lipid ở trẻ em có nguy cơ tim mạch.

Các tác dụng phụ khác khi dùng nhiều và dài ngày gồm đau bụng, đầy hơi, hơi thở hôi, mùi cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, chóng mặt và dị ứng [khởi phát cơn hen hoặc da nổi mụn].

Sử dụng quá nhiều tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật vì làm máu loãng hơn.

Những người viêm loét dạ dày tá tràng hay các vấn đề về tuyến giáp nên hỏi bác sĩ trước khi dùng tỏi.

Một số các loại thuốc sau có thể tương tác với tỏi, cần chú ý khi sử dụng:

Isoniazid: thuốc này được sử dụng để trị bệnh lao. Tỏi có thể can thiệp vào sự hấp thụ của isoniazid, có nghĩa là thuốc không hoạt động tốt.

Thuốc tránh thai: tỏi có thể làm thuốc tránh thai kém hiệu quả.

Cyclosporin: tỏi có thể tương tác với cyclosporine, một loại thuốc uống sau khi ghép tạng, làm cho nó kém hiệu quả.

Thuốc kháng đông: tỏi có thể làm tăng hoạt lực của các thuốc kháng đông như warfarin [Coumadin], clopidogrel [Plavix], Sintrom và aspirin, làm tăng nguy cơ chảy máu.

Thuốc điều trị HIV/AIDS: tỏi có thể làm giảm nồng độ trong máu của thuốc ức chế protease, thuốc được dùng để điều trị người nhiễm HIV, làm giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc kháng viêm không steroid [NSAID]: dùng chung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nên dùng tỏi thế nào?

- Có thể dùng ngắn ngày [3-5 ngày, thường không quá 1 tuần], hỗ trợ điều trị bệnh lý cảm lạnh, tiêu chảy với dạng nước tỏi: lấy 2-3 tép tỏi, đập giập, cho vào bát, thêm nước gấp 3-4 lần lượng tỏi, cho vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy 10-15 phút.

Uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần. Tuyệt đối, không được nhỏ nước tỏi trực tiếp vào mũi, tai hoặc dán, đắp lên da. Do tỏi rất nóng nên có khả năng gây bỏng niêm mạc mũi, da.

- Không được dùng tỏi kéo dài nhiều ngày để tăng sức đề kháng dù dưới dạng nào [nước hấp tỏi, tỏi ngâm giấm, rượu tỏi...] cho trẻ nhỏ. Vì theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay thơm nồng, tính nóng.

“Trẻ con thuần dương vô âm”, do đó khi dùng thuốc có tính dương, tính nhiệt như tỏi lâu ngày sẽ làm vượng phần dương, càng tổn thương phần âm, gây hại đến chính khí của cơ thể, trẻ càng dễ mắc bệnh, cơ thể nóng và mất tân dịch nhiều hơn.

Cũng như theo y học hiện đại, đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định dùng tỏi lâu ngày sẽ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt hơn. Mà hậu quả trước mắt là hơi thở sẽ có mùi, vị giác của trẻ sẽ kém hơn.

- Đối với sử dụng tỏi trên người lớn: để được an toàn, hãy tham vấn chuyên gia y tế về liều dùng cũng như thời gian sử dụng trước khi sử dụng. Đặc biệt nếu bạn có các bệnh lý mãn tính và đang dùng các nhóm thuốc điều trị dài ngày.

Chủ Đề