Uống thuốc vào thời gian nào là tốt nhất năm 2024

Sau đây, tiến sĩ, bác sĩ Jacob Hascalovici, đồng sáng lập và giám đốc y tế tại Clearing, sẽ chỉ dẫn nên uống “thuốc bổ” vào giờ nào là tốt nhất.

Một số loại thuốc bổ có thể gây buồn ngủ

minh họa: Shutterstock

Tiến sĩ Hascalovici giải thích: Một số loại thuốc bổ có thể gây buồn ngủ, nhưng một số lại gây lo lắng hoặc tỉnh táo hơn.

Đó là lý do cần phải hỏi bác sĩ về thời điểm tốt nhất trong ngày để uống thuốc. Cũng nên hỏi liệu uống chung nhiều loại có thể gây ra tác dụng phụ hay không.

Sau đây là thời điểm tốt nhất để uống một số loại “thuốc bổ”:

Glucosamine và sụn cá mập

Tiến sĩ Hascalovici nói: Một số người uống chung glucosamine và sụn cá mập để giảm đau và viêm khớp.

Cả hai chất bổ sung đều là thành phần của sụn, và có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa sụn ở khớp.

Tuy nhiên, một tác dụng phụ của các chất bổ sung này có thể là mất ngủ, cũng như đau đầu khiến khó ngủ.

Vì vậy, tốt nhất nên uống vào buổi sáng, theo MSN.

Hãy nhớ uống vitamin tổng hợp vào buổi sáng

Shutterstock

Vitamin tổng hợp

Tiến sĩ Hascalovici cho biết, nhiều người uống một loại vitamin tổng hợp nào đó.

Tuy nhiên, các loại vitamin tổng hợp không giống nhau. Một số loại chứa caffeine, trà xanh hoặc các chất có tác dụng tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo. Vì vậy, không nên uống trước khi đi ngủ.

Hãy nhớ uống vitamin tổng hợp vào buổi sáng.

Sâm

Tiến sĩ Hascalovici nói, sâm thường được ca ngợi là một chất bổ sung để kiểm soát lo lắng và căng thẳng, sâm có thể giúp bệnh nhân bị viêm, kiểm soát cơn đau để ngủ.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, sâm có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ, vì nó có tác dụng giúp tỉnh táo, tập trung và tràn đầy năng lượng.

Người bệnh thường không hay quan tâm thời điểm uống thuốc. Nhưng uống thuốc đúng thời điểm ảnh hưởng tới hiệu quả dùng thuốc. Vậy uống thuốc vào ban đêm có tốt không? Những loại thuốc nào nên uống vào ban đêm?

Tầm quan trọng của thời điểm dùng thuốc

Xác định chính xác thời điểm uống thuốc vô cùng quan trọng nhưng đa số người bệnh hiện nay chưa thật sự quan tâm tới vấn đề này. Thời điểm uống thuốc không những ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố và đào thải thuốc ra ngoài. Ngoài ra, thời điểm dùng một số loại thuốc đặc biệt sẽ hạn chế được tác dụng phụ mà thuốc gây nên. Vậy nên, khi nào là thời điểm tốt nhất để uống thuốc?

Thời điểm uống thuốc có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả của thuốc

Thời điểm uống thuốc tốt nhất sẽ phụ thuộc vào bệnh lý mà người bệnh mắc phải, đặc điểm dược động học của thuốc người bệnh sử dụng. Thông thường người bệnh chỉ được tư vấn về thời điểm dùng thuốc là trước ăn hay sau ăn. Nếu thời điểm dùng thuốc phân theo bữa ăn sẽ như sau:

  • Các thuốc nên uống ngay sau khi ăn no: Đây là thời điểm thích hợp để uống nhiều loại thuốc. Cũng là thời điểm thuận tiện nhất giúp người bệnh hạn chế quên uống thuốc. Tại thời điểm này, thuốc vào hệ tiêu hóa sẽ được tăng cường hấp thu nhờ tác động của acid dạ dày đồng thời uống thuốc thời điểm này cũng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của thuốc. Uống sau khi ăn thích hợp với: Thuốc hỗ trợ tiêu hóa, các vitamin tan trong dầu, thuốc chống viêm không steroid,...
  • Các thuốc nên uống trước khi ăn 1 giờ: Đây là thời điểm thích hợp với những thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn, thuốc bị tác động của acid dạ dày giảm hiệu quả sử dụng, và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Uống trước ăn 1 giờ thích hợp với các thuốc như: Kháng sinh [Ampicillin, Lincomycin, Amoxicillin, Erythromycin,...], aspirin pH8, sucralfate, omeprazole,...

Nhưng cũng có một số loại thuốc được tư vấn dùng vào ban đêm thì uống thuốc vào ban đêm có tốt không?

Thời điểm uống thuốc tốt nhất sẽ phụ thuộc vào đặc điểm dược động học của thuốc

Uống thuốc vào ban đêm có tốt không?

Ban đêm có nhiều mốc thời gian nên người dùng thuốc thường thắc mắc uống thuốc ở thời điểm nào là đúng với khuyến cáo của bác sĩ. Vì giờ giấc sinh hoạt của mỗi đối tượng là khác nhau, có người thì đi ngủ vào lúc 9 giờ tối, người thì đi ngủ lúc 12 giờ đêm. Vậy nên, khi khuyến cáo người bệnh uống thuốc vào ban đêm, thì mốc thời gian nào là tốt?

Thực tế, không có mốc thời điểm cụ thể, chính xác khi cần dùng thuốc vào ban đêm. Còn tùy thuộc vào từng loại thuốc, mục đích sử dụng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nhịp sinh học của người dùng thuốc cũng quyết định thời điểm thích hợp dùng thuốc. Các ví dụ điển hình nếu cần uống thuốc ban đêm như sau:

  • Các thuốc có tác động lên hệ thần kinh: Các thuốc an thần, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát acid dạ dày vào ban đêm hay các thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ nên được sử dụng vào thời điểm ngay trước khi người bệnh đi ngủ.
  • Đối với thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng ngay khi người bệnh có triệu chứng, không nên tuân thủ tuyệt đối phải đúng giờ thì người bệnh mới được uống thuốc. Trong trường hợp này, chỉ cần lưu ý đến khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, để không đưa lượng thuốc quá lớn vào cơ thể trong cùng 1 thời điểm.
  • Đối với các thuốc tác động lên hệ nội tiết: Đây là nhóm thuốc rất cần lưu ý đến thời điểm dùng thuốc, vì thuốc tác động lên sự bài tiết các hormone của cơ thể, nên dùng thuốc phù hợp theo nhịp sinh học của người bệnh.

Uống thuốc vào ban đêm sẽ tốt đối với từng loại thuốc thích hợp. Vậy nên, để dùng thuốc uống vào ban đêm hiệu quả, người bệnh nên thông tin nhịp sinh học thường ngày cho nhân viên y tế để được tư vấn thời điểm dùng thuốc thích hợp nhất.

Uống thuốc vào ban đêm có tốt không phụ thuộc vào từng loại thuốc

Các thuốc nên uống vào ban đêm

Mỗi loại thuốc sẽ có những thời điểm sử dụng phù hợp, không phải thuốc nào cũng nên dùng vào ban đêm. Vậy nên các thuốc có thể được khuyến cáo sử dụng vào ban đêm bao gồm:

  • Thuốc điều trị nghẹt mũi, sổ mũi, dị ứng: Thông thường các thuốc này thường có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Nên nhân viên y tế thường xuyên lưu ý đến tác dụng phụ này, nếu người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thì dùng thuốc này trước khi đi ngủ là một lựa chọn thích hợp.
  • Các thuốc an thần: Các thuốc an thần tác động lên hệ thần kinh của người dùng, giúp người dùng có cảm giác buồn ngủ, dễ đi vào giấc ngủ. Lưu ý, thuốc an thần chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc hạ cholesterol [Atorvastatin, simvastatin,....]: Vì quá trình tổng hợp cholesterol ở người diễn ra vào ban đêm, vậy nên uống thuốc hạ cholesterol vào ban đêm, trước khi đi ngủ cũng là thời điểm thích hợp.

Thắc mắc uống thuốc vào ban đêm có tốt không và một số loại thuốc nên uống vào ban đêm đã được giải đáp ở bài viết trên đây. Nhưng lưu ý, để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, người bệnh nên chủ động hỏi bác sĩ, dược sĩ về cách dùng, liều dùng, thời điểm dùng thuốc phù hợp với bệnh lý và loại thuốc sử dụng.

Tại sao antacid uống sau ăn 1 giờ?

Một số thuốc dùng trong điều trị bệnh dạ dày, tiêu hóa như sucrafat nên uống 1 giờ trước khi ăn để nó kịp tạo màng bao che niêm mạc trước khi thức ăn vào dạ dày. Các thuốc antacid phải uống au khi ăn 1 giờ để trung hòa lượng acid HCl thừa do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn.

Sau khi ăn bao nhiêu phút thì uống thuốc?

Thời gian uống thuốc: Thông thường, nên uống thuốc từ 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn. Nếu uống quá sớm, thuốc có thể bị pha loãng bởi thức ăn. Nếu uống quá muộn, thuốc có thể bị trì hoãn hấp thụ. Lượng nước uống: Khi uống thuốc sau khi ăn, nên uống đủ nước để giúp thuốc tan và hòa tan trong dạ dày.

Tại sao phải uống thuốc trước khi ăn 30 phút?

Hầu hết các thuốc phải được uống khi dạ dày rỗng là do thuốc không được hấp thu vào máu tốt khi có thức ăn. Một số thuốc phổ biến thuộc nhóm này như:Flucloxacillin, Phenoxymethylpenicillin [Penicillin V], Oxytetracyclin. Khi sử dụng một tiếng trước khi ăn các thuốc này sẽ được hấp thu trước khi thức ăn được dùng.

Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì ngấm?

Trên thực tế, thuốc kháng sinh bắt đầu phát huy tác dụng ngay sau khi người bệnh dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh có thể không cảm thấy tốt hơn trong 2 đến 3 ngày đầu vì tác dụng của thuốc cũng phụ thuộc vào loại nhiễm trùng mà bệnh nhân đang điều trị. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh nên được dùng trong 7 - 14 ngày.

Chủ Đề