Ưu và nhược điểm của nhà hàng độc lập

Thị trường F&B hiện nay có sự phát triển và bứt phá rõ rệt, điều này đủ để cho chúng ta thấy rằng có không ít người đang có ý tưởng kinh doanh nhà hàng. Điều kiện, kinh nghiệm, sự may mắn liệu có mang lại thành công cho họ? Đầu tiên cần nắm được những khó khăn và thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng, từ đó mới có thể định hướng, lên kế hoạch kinh doanh được thành công hơn.

Bất kỳ những ngành nghề kinh doanh nào cũng tồn tại thuận lợi và khó khăn nhất định. Việc nắm bắt được những thuận lợi, thời cơ, có tầm nhìn và khắc phục được những khó khăn gặp phải sẽ giúp chúng ta vượt qua, không gặp thất bại. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả, tỷ lệ thành công dường như rất thấp.




Những khó khăn và thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng
- Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều: Trên thực tế cho thấy, cuộc chiến thương hiệu, mặt bằng cùng ẩm thực của người tiêu dùng rất cam go, tạo nên một thời kỳ phát triển đủ các phân khúc giá thành, cấp bậc. Ngày nay, thời thế, may mắn cũng chưa đủ để mang lại thành công, phát đạt khi kinh doanh nhà hàng mà còn cần cả tầm nhìn sáng suốt, vĩ mô. - Cung nhiều hơn cầu: Đối với những người đam mê kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, quán ăn, việc kinh doanh nhà hàng tại những địa điểm lượng cung cao hơn cầu, khách hàng đến luôn lưỡng lự, không biết nên lựa chọn nhà hàng nào. - Chiến lược marketing không đạt hiệu quả: Thực chất, kinh doanh trong lĩnh vực F&B không thực sự đơn giản. Khả năng thích ứng thị trường của đối thủ rất nhanh, việc sao y và bắt chước sản phẩm rất nhanh. Do đó, nếu việc quảng cáo tên tuổi, thương hiệu không đạt hiệu quả, không mang lại nét cá tính riêng, e rằng không thể cạnh tranh được với tiếng tăm, tiềm lực quảng cáo của đối thủ.
Những khó khăn trong kinh doanh nhà hàng
- Ngân sách có giới hạn, mang lại nhiều thử thách: Khi quy mô, nguồn lực, ngân sạch, thương hiệu, tên tuổi không đủ dẫn đến việc duy trì hoạt động nhà hàng không thể khả quan. Dẫn đến tình trạng phải đóng cửa sau vài tháng hoạt động. Do đó, khi vốn và nguồn lực chưa đủ, các bạn nên cân nhắc việc kinh doanh nhà hàng. - Niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu: Cùng là một sản phẩm món ăn giống nhau, nhưng khi được quảng cáo với chiêu thức siêu sạch, chất lượng, khách hàng sẽ vô cùng tin tưởng lựa chọn. Quan trọng hơn cả là cách mà bạn truyền niềm tin vào các sản phẩm đó.

2. Thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng

- Sự ổn định: Khi đã thành công và có số lượng khách hàng tin tưởng ủng hộ, việc kinh doanh nhà hàng trở nên ổn định. Công cuộc cạnh tranh với các nhà hàng hàng khác cùng khu vực sẽ nằm ở mức bão hòa thị trường. - Nguồn cung cho khách hàng về dịch vụ ăn uống: Việc mang lại cho khách hàng dịch vụ ăn uống, phục vụ các món ăn ngon, ẩm thực Á Âu cho khách hàng trong và ngoài nước sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa hình ảnh, tên tuổi thương hiệu vươn ra thị trường.  Qua thuận lợi và khó khăn kể trên, lý do tại sao nhà hàng thất bại, vắng khách cũng đã được thể hiện rõ. Nếu không giải quyết và khắc phục được các khó khăn kể trên, khó có thể gặp thành công. Cụ thể là các lý do dưới đây:
Những thuận lợi trong kinh doanh nhà hàng
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong việc quản lý, kinh doanh nhà hàng cơ bản. - Thiếu sự độc đáo, cá tính riêng cho nhà hàng, đi theo lối mòn, đại trà. - Món ăn không đặc biệt, không ngon, nhân viên phục vụ thiếu chuyên nghiệp. - Vốn kinh doanh nhà hàng không đủ. - Địa điểm kinh doanh không hợp lý.

Hi vọng với những chia sẻ về khó khăn, thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng trong bài viết này sẽ giúp các quản lý nhà hàng nắm bắt rõ hơn, định hướng và lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả, từng bước đi đến thành công như mong đợi.

Hẳn nhiều bạn đã nghe đến: khách sạn này hoạt động theo mô hình Franchise, nhà hàng kia là Franchise… Vậy bạn đã kịp tìm hiểu Franchise là gì?

Phương thức kinh doanh Franchise đang trở thành một trào lưu phổ biến hiện nay. Và câu trả lời cho Franchise là gì sẽ được Hoteljob.vn giải đáp ngay đây.

Bạn có biết Franchise là gì?

► Franchise là gì?

Franchise là hình thức nhượng quyền thương mại. Theo đó, Franchiser [Doanh nghiệp nhượng quyền] sẽ cho phép Franchisee [Doanh nghiệp mua thương hiệu] sử dụng thương hiệu để sản xuất - kinh doanh dịch vụ. 

Trong ngành khách sạn - nhà hàng hiện nay, Franchise là một hình thức kinh doanh phổ biến. Thông thường, bên mua thương hiệu sẽ lo các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực - còn bên bán chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ quảng bá…

► Các loại hình Franchise hiện nay

Franchise hiện nay đã phát triển thành nhiều loại hình khác nhau:

- Full business format Franchise [Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện]

Chọn loại hình nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện, bên bán sẽ chuyển giao cho bên mua:

• Hệ thống thương hiệu

• Bí quyết - công nghệ sản xuất, kinh doanh

• Sản phẩm, dịch vụ

• Hệ thống chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành được chuẩn hóa, cẩm nang điều hành, chính sách quản lý, đào tạo nhân sự, tư vấn - hỗ trợ khai trương, hỗ trợ Marketing - quảng cáo...

Trong khoảng thời gian hợp tác hai bên thỏa thuận, đơn vị mua thương hiệu sẽ trả cho bên bán tối thiểu 2 khoản phí, gồm: phí nhượng quyền ban đầu [Initial Fee] và phí duy trì [Royalty Fee] tính theo doanh thu kinh doanh định kỳ.

- Management Franchise [Nhượng quyền có tham gia quản lý]

Với Management Franchise, ngoài việc chuyển nhượng mô hình - công thức kinh doanh, bên bán thương hiệu sẽ hỗ trợ cung cấp nhân sự đảm nhận vai trò quản lý, điều hành cơ sở kinh doanh.

- Equity Franchise [Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn]

Bên nhượng quyền sẽ hợp tác với bên mua thương hiệu dưới dạng liên doanh bằng tỷ lệ vốn đầu tư nhất định để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống.

- Non-business Format Franchise [Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện]

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện mang tính chất quản lý lỏng lẻo hơn, có thể là một trong các dạng phổ biến sau:

• Product Distribution Franchise - Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ

• Marketing Franchise - Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm, tiếp thị

• Brand Franchise - Nhượng quyền thương hiệu...

► Kinh doanh nhà hàng, khách sạn - Nên chọn Franchise hay độc lập?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem qua bảng so sánh ưu thế - bất lợi của 2 hình thức kinh doanh Franchise và độc lập:

So sánh

Franchise

Độc lập

Ưu thế

 + Với lịch sử phát triển lâu dài, nhiều thương hiệu được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, bảo chứng cho vị thế của khách sạn – nhà hàng trên thị trường

 + Không tốn thời gian, công sức cho việc lên concept hình ảnh chung thương hiệu - setup - tìm kiếm đội ngũ nhân sự chất lượng…

 + Có “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” – nên thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu

 + Có nhiều bên mong muốn trở thành đối tác kinh doanh, nhà cung cấp với mức giá tốt

 + Tự do quyết định các vấn đề của khách sạn – nhà hàng:

 • Sáng tạo concept riêng

 • Thiết lập bộ tiêu chuẩn riêng

 • Xây dựng kênh phân phối

 • Hệ thống đặt phòng riêng…

 + Được hưởng lợi nhuận cao nếu khách sạn vận hành kinh doanh hiệu quả

Bất lợi

 + Mức phí nhượng quyền khá cao

 + Trong quá trình hợp tác, tùy loại hình nhượng quyền lựa chọn mà bên mua thương hiệu có thể phải trả thêm nhiều khoản phí định kỳ khác:

 • Phí dịch vụ quản lý

 • Phí “Dịch vụ tiêu chuẩn thương hiệu”

 • Phí dịch vụ Marketing – truyền thông

 • Phí dịch vụ đại diện bán hàng

 • Phí dịch vụ đặt chỗ

 • Phí dịch vụ mua hàng

 • Phí chương trình khách hàng thân thiết

 • Phí hủy hợp đồng…

 + Lợi nhuận thu về không cao vì chịu nhiều chi phí

 + Phải tốn thời gian và công sức để tự định vị và làm thương hiệu từ đầu

 + Khách sạn – nhà hàng muốn kinh doanh hiệu quả sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan [thị trường hướng đến có còn chỗ đứng hay không…] lẫn chủ quan [số vốn huy động, năng lực – trình độ quản lý…]

Nếu chọn Franchise, khách sạn - nhà hàng của bạn sẽ mang tên sẽ mang tên của “người ta”, mọi thứ đều áp theo tiêu chuẩn có sẵn. Nhưng sau khi trừ đi nhiều khoản phí - khoản lợi nhuận thu về sẽ không còn nhiều. Còn chọn đứng độc lập, bạn sẽ tự đứng ra làm tất tần tật mọi thứ từ đầu, vận hành bằng chính năng lực - trình độ của mình. Rõ ràng, mỗi hình thức kinh doanh có những ưu thế, bất lợi riêng. Cho nên, chọn Franchise hay độc lập sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và quan điểm của từng chủ đầu tư…

Ms. Smile

Bài viết hữu ích: Các thủ tục, giấy phép khi kinh doanh khách sạn chủ đầu tư cần chuẩn bị

Video liên quan

Chủ Đề