Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết the kỉ 20

Phần 1 : Sơ lược 

Nội dung : Nền văn học Việt Nam phát triển qua hai thời kì mang những bước ngoặt lịch sử đáng lưu ý : từ năm 1945- 1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX• Các khía cạnh được đề cập : Hoàn cảnh lịch sử, những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8, phân chia theo hai giai đoạn [ 1945-1975] và [1975- hết thế kỉ XX] , thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn [1945-1975]...

Đổi mới bước đầu của văn học giai đoạn từ năm 1975 [ đặc biệt là năm 1986- đến hết thế kỉ XX]

 

Phần 2 : Soạn văn bản chi tiết : 

 

Câu 1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hôi, văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.

 

-Cách mạng tháng tám lịch sử thành công vang dội [ năm 1945] , để lại dấu ấn vàng son về kỉ nguyên độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam, song cũng hình thành những bước ngoặt mới cho nền văn học dân tộc

- Đất nước ta trải qua những sự kiện đáng lưu ý : 

1. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm , hạn chế điều kiện giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và thế giới.

 

2 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã Hội ở miền Bắc Việt Nam được tiến hành 

 

3.Thừa hưởng phát huy nền văn học dân tộc trước Cách mạng Tháng Tám, song cũng tìm những hướng đi mới,nhằm phát triển vẻ đẹp văn học Việt Nam với những chất liệu của thời đại mới.  

 

- Đảng Cộng Sản trở thành “vệ tinh” quyết định sự thống nhất trong khuynh hướng tư tưởng [ nhiệm vụ], đối tượng trung tâm [ ngợi ca – thể hiện phản ánh] trong các tác phẩm, tổ chức,  quan niệm về nhà văn kiểu mới :nhà văn- chiến sĩ.

 Tổng kết : Trong hoàn cảnh đó, nền Văn học Việt Nam vẫn phô bày vẻ đẹp trọn vẹn của mình với những thành tựu đáng kể. 

Câu 2: Văn học Việt Nam 1945 - 1975 chia làm mấy chặng đường? Gồm những giai đoạn nào? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.

Có thể chia nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 làm 3 chặng đường. 

- Chặng đường từ 1945 – 1954.

- Chặng đường từ 1955 – 1964.

- Chặng đường từ 1965 – 1975.

Tương ứng với 3 giai đoạn cùng quãng thời gian được đề cập.

 
Giai đoạnChủ đềThể loạiNhững thành tựu, thể loại và tác phẩm đáng lưu ý
1945 - 1954Ca ngợi cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong suốt cuộc kháng chiến trường kì, đồng thời phản ánh đời sống của các giai cấp trong thời kì này.Truyện và kí

Kí sự của Trần Đăng: Một lần tới thủ đô[1946], Trận Phố Ràng, một cuộc chuẩn bị [1949]

Truyện: Đôi mắt [Nam Cao], Làng [Kim Lân], Vùng mỏ [Vò Huy Tâm], Xung kích [Nguyễn Đình Thi] - Tiểu thuyết

ThơCác bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp... Tây tiến [Quang Dũng], Đồng chí [Chính Hữu],....
Tác phẩm lí luận, phê bìnhBáo cáo chủ nghiã Mác - và vấn đề văn hóa Việt Nam [Trường Chinh],...
KịchBắc Sơn, Chị Hòa
1955 - 1964

Ca ngợi cuộc sống và con người mới, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội - miền Bắc. 

Nỗi đau chia cắt nước nhà với mảnh đất phương Nam ruột thịt

Văn xuôi [ Truyện ngắn, kí]

Mở rộng đề tài, bao quát được nhiều khía cạnh trong cuộc sống

+ Đề tài hiện thực đời sống , quan hệ xã hội, gia đình ; Vợ nhặt [ Kim Lân], Tranh tối, tranh sáng,..

+ Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội: Người lái đò sông Đà, Mùa Lạc, Cái sân gạch, ...

Thơ Dung hòa được yếu tố lãng mạn và hiện thực: Gió lộng, Ánh sáng, ...
Lý luận, phê bìnhPhát triển mạnh từ những năm 60 trở đi nhưng có chất lượng chưa cao [đáng nói : Xuân Diệu, Hoài Thanh, Lê Đình Hy,...]
1965 - 1975Cổ vũ phong trào chống đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Truyện ngắn, Kí

Nền văn học miền Nam thể hiện tiếng nói chung với cuộc chiến đấu gian nan: Rừng xà lu, Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình, 

Miền Bắc phát triển rực rỡ thể loại kí và truyện.

ThơPhát triển với khuynh hướng thể hiện sắc nét vẻ đẹp hiện thực: Phạm Tiến Duật, Chính Hữu,...
KịchThể hiện nhiều nét độc đáo, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: Nguyễn Huy Tưởng, Đào Hồng,...
 

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975

 

* 3 đặc điểm cơ bản xuyên suốt thời kì này

 

1. Nền văn học phục vụ cách mạng ,cổ vũ chiến đấu. 

 

- Đáp ứng nhu cầu lịch sử, văn học có tư tưởng, khuynh hướng, tổ chức,đối tượng hướng đến những con người tham gia vào cuộc kháng chiến , văn học trở thành vũ khí sắc bén .

- Quan niệm, tư tưởng mới: Mỗi người cầm bút cũng đều là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. 

- Chủ đề xoay quanh nền văn học vào thời điểm này: Văn học phục vụ cách mạng , quá trình vận động , phát triển đồng đều . hợp nhất với nhịp độ của diễn biến lịch sử, theo sát nhiệm vụ chính trị. Đồng thời xoay quanh đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới, hàn gắn vết thương chiến tranh.  ‘

 

2. Nền văn học hướng đến đại chúng

 

- Đại chúng trở thành đối tượng được nền văn học phục vụ, song cũng là đối tượng biểu hiện trong các tác phẩm. 

- Chủ đề thường được nhắc đến : Đem lại cách hiểu mới về phẩm chất, tinh thần, sức mạnh của quần chúng lao động , phê phán tư tưởng coi thường quần chúng , ca ngợi quần chúng bằng sự biểu hiện tinh thần của đám đông, hoặc nhân vật biểu trưng có vẻ đẹp hội tụ . Đồng thời , đề cao những người quần chúng nhân dân như lột xác , từ “áp bức bóc lột” trở thành người chủ vận mệnh đất nước

- Hình thức nghệ thuật thể hiện : Sử dụng hình thức quen thuộc, gần gũi với nhân dân, có tính bình dị, trong sáng, dễ hiểu. 

- Đối tượng được khuyến khích phát triển rộng rãi từ các tầng lớp nhất là tầng lớp chiếm 90% dân số : quần chúng nhân dân trở thành những người cầm bút, viết nên vận mệnh, số phận của mình

 

3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

 

- Nền văn học rời bỏ chủ nghĩa cá nhân để hướng đến nền văn học của chủ nghĩa yêu nước: là tiếng nói của cả dân tộc trước những khó khăn , thách thức từ thể chất đến tinh thần. [hay còn được gọi là nền văn học chủ nghĩa anh hùng]

- Nhân vật trung tâm là những con người gắn số phận của mình với đất nước , trở thành vẻ đẹp được tôi luyện và đúc kết từ văn hóa cộng đồng. 

- Khuynh hướng sử thi luôn gắn liền với vẻ đẹp của cảm hứng lãng mạn : Mọi phẩm chất, vẻ đẹp đều đúc kết nên những con người lạc quan, yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người,cuộc sống, hướng đến tương lai – sức mạnh tinh thần vượt trội, đưa đôi mắt con người rời lầm than để trở nên tin tưởng ánh sáng ngày mai. –tạo nên nét chấm phá riêng cho thời kì văn học kháng chiến chống Mĩ. 

 

Câu 4 : Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?

 

- Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, văn học vẫn nằm theo quán tính của nó trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì, ảnh hưởng những tính chất đặc điểm của thời kì “đương nhiệm” trước – xảy ra hiện tượng chênh lệch giữa người cầm bút và thị hiếu số đông. 

- Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường : xoay chuyển nhân sinh quan và thế giới quan của người cầm bút nói riêng và xã hội nói chung. Nhân dân có cơ hội tiếp xúc với văn hóa báo chí, truyền thông quốc tế, nhu cầu người đọc phong phú đa dạng.

- Đất nước bước vào thời kì đổi mới thúc đẩy văn hóa đồng thời văn học phục vụ quy luật khách quan, cần sự thay đổi mới. 

 

Câu 5 : Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

Từ năm 1975 đến năm 1985 : Chặng đường chuyển tiếp, đổi mới trong tư tưởng, ý thức nghệ thuật thích ứng với hoàn cảnh lịch sử

Từ năm 1985 đến hết thế kỉ XX : Biểu hiện những đổi mới rõ rệt,toàn diện trên nhiều khía cạnh , mạnh mẽ , sâu sắc. 

Các tác giả tiêu biểu cho tư tưởng đổi mới : Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trầu Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Minh,vv..v

Đổi mới về nội dung, nghệ thuật : 

1. Con người được nhìn nhận theo đa khía cạnh, thể hiện nhiều những tác phẩm quan tâm đến mối quan hệ con người thường nhật , con người cá nhân , được nhìn nhận trên khía cạnh nhân loại, quan tâm đến vẻ đẹp tự nhiên và bản năng, thế giới tâm linh, văn hóa. Đề tài văn học : trở nên đa dạng, là tiếng lòng sâu sắc của nhà văn trước vấn đề thời cuộc, nở rộ phong trào trường ca tổng kết khái quát thắng lợi của cuộc kháng chiến. Có nhiều phát hiện , tìm tòi , thử nghiệm trong thể loại thơ. Phát sinh những chủ đề  nóng hổi trong các thể loại còn lại.

2. Phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật phong phú hơn, ngôn ngữ văn học gắn liền với đời thường. 


*  Luyện tập

 Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết : “ Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta “.
Hãy bày tỏ suy nghĩ anh chị về ý kiến trên.


Bài làm : 
 Mở bài : Sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học dân tộc có nhiều nút thắt gắn liền với những biến cố lịch sử khác nhau , đã bao lần mở những cuộc biến thiên làm xao động tâm tư, tình cảm của biết bao ngòi bút. Nhất là trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã mang đến một sức sống mới, một hơi thở mới cho văn học . Những cây bút với những trường phái khác nhau ra đời : Tố Hữu, Chính Hữu, Thôi Hữu, Quang Dũng ....đúc tạc nên tượng đái sừng sững cho văn học vào thời kì này của dân tộc.Không chỉ có văn học, mà cả một nền văn hóa, văn nghệ cũng ảnh hưởng bởi sự thay đổi lịch sử.  Chính vì vậy, để nhận xét về mối tương quan mật thiết giữa văn nghệ  và bối cảnh của nó : cuộc kháng chiến, Nguyễn Đình Thi đã viết : “ Văn nghệ phụng sự kháng chiến , nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”
 Thân bài Luận điểm 1 : Về nhận xét : Văn nghệ phụng sự kháng chiến, và kháng chiến trở thành hơi thở mới cho nền văn nghệ . Thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa hai chủ thể : bối cảnh lịch sử và nền văn hóa, văn nghệ. Mặt trận văn hóa , văn nghệ hay còn được biết đến là mặt trận tư tưởng, như thay chiếc áo mới cho tình cảm, tâm tư  những người cầm bút, những người đàn, ca , những người dành cuộc đời của mình hi sinh vì nghệ thuật, tìm ra cái đẹp chân chính. Thì với kháng chiến, cái đẹp chân chính đó là sự cống hiến, hi sinh hết mình , hòa mình vào hoàn cảnh của tất cả lực lượng tham gia kháng chiến. Đó không còn là vẻ đẹp của nỗi buồn man mác “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” , đó là vẻ đẹp của thời thế, của những con người rũ bỏ lớp áo cũ, tìm những nét thức thời, cùng sự chuyển mình rùng rùng của thời đại. - Dẫn chứng : Sự chuyển mình từ thơ mới đến nền thơ kháng chiến ... 

 Luận điểm 2 : Trong những lớp bụi vàng , đẹp mà không thực, đang rời xa cuộc sống và thời đại, người ta tìm đến vẻ đẹp khỏe khoắn, anh dũng, tài hoa nhưng cũng rất đỗi bình dị. Sự lãng mạn gắn liền với hiện thực , trở thành hơi thở mới đầy nồng nàn cho nền văn nghệ dân tộc

- Dẫn chứng về các tác phẩm văn, thơ , kịch, tiểu thuyết có tư tưởng mới, nhất là với tác giả có sự thay đổi trong tư tưởng khi tiếp giáp với cách mạng. 

 Kết bài : Có thể thấy quan điểm của Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng đắn, phần nào làm sáng rõ tư tưởng,  tình cảm của những tác phẩm trong thời kì kháng chiến , song cũng khẳng định rằng, chính nhờ bối cảnh lịch sử, những biến thiên khôn lường đó đã giáng một cú đòn chính yếu đối với những người nghệ sĩ, thúc ép dòng chảy trong họ hòa nhịp với hàng vạn con tim đang trên đường hành quân, tìm về công lý cho tổ quốc. 

Video liên quan

Chủ Đề