Vấn đề nghiên cứu phương pháp học tập của sinh viên năm nhất

Lên đại học, chúng ta bắt đầu làm quen với mô hình đào tạo mới, đó chính là đào tạo theo hình thức tín chỉ. Với đặc điểm cơ bản là trao quyền chủ động cho SV tự đăng kí môn học, tự quyết định, tự hoạch định kế hoạch học tập cho riêng bản thân, sinh viên được tự quyết trong việc đăng kí môn học, có thể linh động hóa chương trình đào tạo theo đúng khả năng, sở thích và thời khóa biểu riêng. Đào tạo theo học chế tín chỉ cũng mang lại cho SV nhiều cơ hội chuyển đổi đơn vị môn học, học thêm văn bằng hai mà không lãng phí thời gian học lại những điều đã biết. Việc lượng hóa kiến thức môn học và qui đổi ra đơn vị tín chỉ cũng giúp cho SV có cái nhìn cụ thể hơn những kiến thức mình đang tiếp thu. Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ vừa giúp SV rèn luyện tính chủ động trong học tập, lao động nhưng cũng đòi hỏi tinh thần tích cực trong quá trình học tập của mình.

Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Học tập không phải là công việc dễ dàng, đơn giản, một sớm một chiều. Đó là một quá trình tiếp nhận tri thức lâu dài mà liên tục. Danh ngôn có câu "Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi". Con đường đến với học vấn là cả một chặng đường dài đầy gian lao và thử thách. Muốn có được thành công trong học hành, thi cử, người học phải luôn kiên trì bền bỉ, nỗ lực hết mình. Nếu người học không cố gắng, không phấn đấu thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi, chậm tiến. Chính vì vậy bí quyết đầu tiên của học tập là sự kiên trì, chăm chỉ. Kiên trì là chìa khóa của thành công và trên con đường thành công không có dấu chân của những kể lười biếng. Kiên trì là đạt ra mục tiêu cho bản thân, theo đuổi đến cùng để có được kết quả tốt nhất.. Hãy tiến những bước thật nhỏ để đi tới đích. Hãy tạo nên những bước đi vững chắc để tiến tới đỉnh vinh quang. Kiên trì và chăm chỉ là hai đức tính cần thiết cho học tập, đòi hỏi người học phải có quyết tâm, ý chí. Nếu bạn kiên trì, chăm chỉ, bạn sẽ có những kết quả đầy bất ngờ.
Sau 3 năm học tập tôi đã rút ra một số kinh nghiệm học tập cho bản thân để có thể có kết quả tốt trong học tập. Tại Đại hội ngày hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm học tập của bản thân, bên cạnh đó, cùng trao đổi và thảo luận với tất cả các bạn, để chúng ta có thể có được thành tích tốt trong học tập. Trước hết là tốt cho bản thân chúng ta, sau đó là góp phần vào thành tích chung của Khoa.

1. Đối với các bạn sinh viên năm nhất, chúng ta nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình [có thể lên trang web của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên ] để từ đó hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học.

Trước khi đăng kí môn học ở mỗi học kỳ, SV cần xác định rõ sẽ học gì và khả năng tài chính của bản thân trong học kỳ đó để đăng kí môn học cho phù hợp. Bên cạnh đó, xác định rõ những kĩ năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học kỳ nào.

2. Chúng ta nên chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Việc làm này rất hữu ích đối với sinh viên:

  • Điểm chuyên cần [điểm danh] được đánh giá cao.
  • Giúp SV rút ngắn thời gian ôn tập sau này.
  • Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.
  • Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.
  • Đi học chăm chỉ sẽ tạo thành một thói quen tốt, giúp chúng ta tự tin và hứng thú khi đi học.

Song khi nghe thầy cô giáo giảng bài, SV phải lưu ý:

  • Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.
  • Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.
  • Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.
  • Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
  • Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để nắm được trình tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.
  • Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
  • Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
  • Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học trước khi nghe giảng. Biết được những vấn đề khó để nhắc mình chăm chú hơn khi nghe giảng. [Lưu ý: Xem trước không thể thay thế việc nghe giảng bài].

Một điều quan trọng không kém khi đi học chính là kỹ năng ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, và để có thể làm điều đó, chúng ta có thể dùng nhiều ký tự viết tắt hơn miễn là bản thân mình dịch được . Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói.

Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.

Khi học, ta nên tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian. Đừng nôn nóng hiểu sâu, hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước. Các bạn nên đi học đều, trên lớp nên chăm chú nghe giảng, chú ý theo dõi các bạn khác trả lời hoặc làm bài trên bảng, xem đúng sai thế nào và các thầy cô giáo đã sửa ra sao. Đây có thể coi là tài liệu quan trọng giúp cho việc xem lại bài của các bạn dễ dàng hơn. Nên học cách ghi tốc ký để ghi lại những điều quan trọng. Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học nhưng cần suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu.

3. Chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp.

Công việc này bao gồm: học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước bài mới. Khi bạn đọc trước bài mới,bạn đã nắm được 30% - 40% bài học. 30% còn lại dành cho việc chăm chú nghe giảng của thầy cô giáo trên lớp. 20% nằm ở việc làm bài tập, tham khảo tài liệu. Công việc vận dụng vào thực tiễn chiếm 10% cuối cùng. Chuẩn bị bài là công việc cần thiết và quan trọng, vừa giúp người đọc chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, vừa tiết kiệm thời gian. Để việc chuẩn bị bài đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên học trong không gian thật yên tĩnh để tập trung cao độ, tránh phân tâm.

  • Tăng cường giờ học ở nhà và thư viện. phải học cách tự đọc tài liệu. SV phải học cách tự đọc tài liệu để hiểu sâu hơn từng chương và tiến tới cả học phần. Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi ở lớp về nên xem lại các bài vừa học để nhớ ngay được bài học và phát hiện những chỗ chưa hiểu, chưa ghi kịp.
  • Lập kế hoạch và thời gian biểu [tháng, tuần] cụ thể và chi tiết . Dành thời gian hợp lý cho mỗi buổi học và kiên trì thực hiện.
  • Nên có nhóm học tập để cùng nhau đào sâu nghiên cứu và hỗ trợ nhau trong học tập. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm. Người biết khi giảng cho người chưa biết sẽ càng giỏi hơn, người chưa biết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề.

4. Đánh dấu, khoanh vùng trọng tâm bài học.

Hãy luôn mang theo bên mình một chiếc bút chì hoặc bút màu trong khi học. Bạn có thể sử dụng nó để đánh dấu các công thức, kiến thức trọng tâm trong bài được thầy cô nhấn mạnh hoặc những phần khó hiểu. sau đó ghi chép lại vào một cuốn vở hay trong trí nhớ của chính bạn. Đối với những chỗ còn thắc mắc, bạn hãy mạnh dạn trao đỏi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô bộ môn.

Hãy lắng nghe góp ý của mọi người về khiếm khuyết của cá nhân mình. Chắc chắn bạn có thể hiểu rõ vấn đề và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới. Mạnh dạn, tích cực học hỏi bằng cách học thầy học bạn, học qua mạng, qua sách tham khảo... khiến kiến thức được hoàn thiện hơn. Biết chọn lọc kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tổng hợp lại là cách thu nhận kiến thức thông minh và khoa học, thuận tiện cho việc ôn tập sau này.

5. Tạo sự hứng khởi thoải mái trong học tập.

Tương lai nằm trong tay bạn và bạn là người quyết định tương lai. Đừng gò bó, ép buộc bản thân trong khuôn khổ chật hẹp, tạo áp lực cho chính mình. Hãy thật thoải mái trong học tập. Mỗi người nên tự đề ra mục tiêu cụ thể- một mục tiêu mà bạn thực sự khao khát,ham thích. Đó là động lực lớn để bạn phấn đấu. Kết hợp giữa học và thư giãn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng mạng xã hội hay chơi game quá nhiều vì dễ dẫn tới "nghiện game", lơ là học tập. Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không dậy quá sớm, ăn uống hợp lí. Trong thời gian tự học nên tập trung cao độ khoảng 30 phút, sau đó ngồi thư giãn 5 phút và học tiếp.

Bùi Khánh Hằng, SV K56A1T-2

Tags:

Cập nhật lúc: 10:56 CH ngày 24/01/2019

Tham dự diễn đàn có cô Nguyễn Thị Quyết - phó Khoa Ngoại Ngữ; thầy Lê Đức Đạt – chủ tịch hội sinh viên trường ĐHHĐ cùng tất cả các giảng viên và sinh viên khoa Ngoại Ngữ.

Các đại biểu, giảng viên và sinh viên tại diễn đàn

Tại diễn đàn, các giảng viên, giáo sinh thực tập và các bạn sinh viên đã chia sẻ và thảo luân nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp học tập các môn chung cũng như các môn chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả, cách khai thác các nguồn học liệu mở và tài nguyên số phục vụ cho việc học tập.

Thầy Lê Đức Đạt - chủ tịch hội sinh viên trường ĐHHĐ chia sẻ về các việc cân bằng giữa học tập và hoạt động ngoại khóa 

Thông qua diễn đàn, sinh viên cũng có cơ hội được đối thoại với các đại biểu và các thầy cô giáo và được giải đáp nhiều thắc mắc không chỉ xung quanh việc học tập, bồi dưỡng mà còn về những hoạt động ngoại khóa tại khoa Ngoại Ngữ.

Cô Hà - giáo sinh thực tập chia sẻ về phương pháp và kinh nghiệm học môn chung

Các chủ đề tham luận cụ thể tại diễn đàn như sau:

STT

Chủ đề tham luận

Tác giả

1

Phương pháp, kinh nghiệm học môn chung

Các giáo sinh thực tập

2

Phương pháp, kinh nghiệm học tập các môn cơ bản cho sinh viên năm thứ nhất

Vũ thị Trang – K19 ĐHSP tiếng Anh

3

Phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh

Lê Thị Hồng Tuyết – K20B ĐHSP tiếng Anh

4

Phương pháp học từ vựng tiếng Anh

Hà Thị Phương Thanh – K20A ĐHSP tiếng Anh

5

Phương pháp, kinh nghiệm học kỹ năng Nghe tiếng Anh

Đoàn Thị Diễm Quỳnh – K18B ĐHSP tiếng Anh

6

Phương pháp, kinh nghiệm học kỹ năng Nói tiếng Anh

Đặng Thị Quỳnh – K18A ĐHSP tiếng Anh

7

Phương pháp, kinh nghiệm học kỹ năng Viết  tiếng Anh

Đặng Thị Trang – K18B ĐHSP tiếng Anh

8

Phương pháp học kỹ năng Đọc tiếng Anh hiệu quả

Nguyễn Thị Ngọc – K18C ĐHSP tiếng Anh

9

Phương pháp, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học

Nguyễn Thị Ngọc – K18C ĐHSP tiếng Anh

10

Cách khai thác một số websites và tài liệu phục vụ việc học các học phần phát triển kỹ năng cho sinh viên chuyên ngữ

Th.S Hoàng Thị Minh – GV bộ môn PTKN tiếng Anh

Sv Đặng Thị Quỳnh – K18A ĐHSP tiếng Anh - chia sẻ về phương pháp, kinh nghiệm học kỹ năng Nói tiếng Anh

Video liên quan

Chủ Đề