Văn học thiếu nhi từ 1975 đến 1985

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • THÀNH TỰU VHTN VIỆT NAM Ở THỜI KÌ 1975 - NAY

      • Có sự phát triển mạnh và phong phú, đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân tộc

        • Nhà văn viết cho thiếu nhi ở giai đoạn này đã được quan tâm nhiều hơn. Đội ngũ sáng tác cho các em ngày càng đông đảo

        • Những cây bút cũ [Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Quỳnh,..] đổi mới bản thân trong việc mở rộng đề tài...

        • Xuất hiện nhiều cây bút trẻ Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Hà Lâm Kì, Quách Liêu [về truyện]. Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn, Dương Thuấn, Mai Văn Hai [về thơ]

        • Sau khi Trần Đăng Khoa xuất hiện vào những năm 60, phong trào sáng tác của các em ngày càng phát triển

        • Rất nhiều cây bút trẻ về tuổi đời và tuổi nghề như Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Châu Giang,...

        • Đề tài truyền thống [lịch sử, chiến tranh, cách mạng] được tiếp tục khai thác

          • "Tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán

        • Đề tài miền núi xuất hiện nhiều tác phẩm ghi nhiều thành tựu

          • "Kỷ vật cuối cùng" của Hà Lâm Kỳ

          • "Chân trời mở rộng" của Đoàn Lư

          • "Chú bé thổi khèn" của Quách Liêu

          • "Đồi sói hú" của Nguyễn Quỳnh

        • Thể loại tự truyện phát triển mạnh, tiếp nối văn mạch truyền thống của dân tộc

          • "Sống nhờ" của Mạnh Phú Tư

          • "Chân trời cũ" của Hồ Dzếnh

          • Xuất bản tuyển tập " Văn học thiếu nhi" có số trang gấp đôi so với tuyển tập đã làm năm 1961.

          • Sự ghi nhận những thành tựu của văn học thiếu nhi Việt Nam trong vòng 50 năm trưởng thành và phát triển.

        • Nhiều truyện viết về sinh hoạt thường nhật của các em nhưng còn thiếu tác phẩm viết về sinh hoạt của trẻ em ở nông thôn

        • Năm 1992, lần đầu tiên khái niệm "Văn học thiếu nhi" đã được giới thiệu trong Từ điển thuật ngữ văn học đánh dấu một mốc phát triển của văn học cho trẻ em ở Việt Nam.

      • Giai đoạn từ 1975-1985: Những kiếm tìm và sự chuẩn bị cho đổi mới

        • Là giai đoạn trăn trở, tìm tòi, gần với cách tiếp cận cũ, phần lớn truyện vẫn xoay quanh về đề tài kháng chiến

        • Đề tài kháng chiến chống TD Pháp vẫn chiếm ưu thế

          • Võ Quảng viết "Tảng sáng" tiếp nối mạch cảm xúc của "Quê nội". Là cảm hứng ngợi ca quê hương đất nước, cách mạng mà Phong Lê gọi là" mạch trữ tình cách mạng"

          • "Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt" của Phạm Thắng

          • "Cơn giông tuổi thơ" của Thu Bồn

        • Đề tài kháng chiến chống Mĩ viết về những đau thương, tổn thất nặng nề trong chiến tranh

          • "Hồi đó ở Sa Kì" của Bùi Minh Quốc

        • Viết về cuộc sống mới khi đất nước đã hoàn thành thống nhất.

          • "Tình thương" của Phạm Hổ

          • "Bến tàu trong thành phố" của Xuân Quỳnh

          • "Chú bé có tài mở khóa" của Nguyễn Quang Thân

          • "Hành trình ngày thơ ấu" của Dương Thu Phương

        • Về đề tài lịch sử rất phát triển ở giai đoạn trước thì đến bây giờ hầu như chững lại

          • Các tác giả chuyên viết truyện lịch sử trước đây như Nguyễn Đức Hiền, Hà Ân, Lê Vân, An Cương,.. giờ gần như bế tắc

          • Tô Hoài mở ra hướng khai thác mới, khá thành công với "Đảo hoang", "Chuyện nỏ thần",...

        • KL: Riêng truyện tuy đã có những dấu hiệu mới nhưng chưa tạo ra chuyển biến rõ ràng tuy nhiên cũng là bước khởi đầu có ý nghĩa lớn cho việc đổi mới của VHTN trong giai đoạn sau

      • Có nhiều đổi mới về cách khám phá hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người.

        • Các tác giả tiếp cận cuộc sống với cái nhìn đa chiều

        • Nhìn nhận con người với tư cách là một chỉnh thể phức tạp về tâm lí và tính cách

Video liên quan

Chủ Đề