Văn miếu - quốc tử giám xây dựng dưới triều nào

Cập nhật lúc23:52, Thứ Hai, 19/10/2020 [GMT+7]

 

Văn Miếu và Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của Thủ đô Hà Nội. Thời nhà Lý, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long là tổ hợp gồm hai di tích: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông [1054-1072], có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ. Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý [nên gọi tên là Quốc Tử]. Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.

Đời Vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp [Hiệu trưởng] và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Nay chỉ còn lại 82 tấm bia Tiến sĩ.

Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới vào ngày 9-3-2010. Sau Mộc bản Triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thế giới. Năm 1762, Vua Lê Hiển Tông cho sửa lại Quốc Tử giám làm Cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 Quốc Tử Giám được đổi thành nhà Thái học. Đến đầu thời Nguyễn, năm 1802, Gia Long bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các ở trước Văn Miếu. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử. Tuy nhiên, quy mô và kiến trúc ở đây đơn giản hơn.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi./.

[ST]

Câu hỏi: Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào?

Trả lời:

Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua Lý Thánh Tông

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Văn Miếu nhé!

1. Sơ lược và lịch sử

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau.

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế.Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau [gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên]. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

2. Nhiệm vụ của Văn Miếu

a. Từ thời xa xưa

- Ngoài nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nhân tài tại kinh sư, TrườngQuốc Tử Giám cònthực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác làin ấntài liệu,kinh điển Nho giáo để cung cấp chothầy, trò tại các học phủ, trường, lớp trong cả nước.

-Thời kỳ đầu độc lập, sách học ở nước ta phải nhập từ Trung Quốc về; đường xá xa xôi, lệ thuộc, kinh phí đắt đỏ, số lượng sách hạn chế gây nhiều khó khăn cho việc học tập, giảng dạy. Đến thế kỷ XV, nghề in mộc bản trong nước phát triển, người Việt đã tự in ấn, phát hành sách. Quốc Tử Giám trở thành nơi cung cấp sách học cho Thầy – Trò trong cả nước.

-Cho đến nay vẫn chưa rõ Quốc Tử Giám bắt đầu in sách học cho Nho sinh từ bao giờ, nhưng các chứng cứ lịch sử đã cho thấy trường Giám có chức năng này. Năm 1483, vua Lê Thánh Tông khi cho mở rộng nhà Thái Học, dựng Minh Luân đường, Giảng đường, ông cũng cho xây dựng kho Bí thư để in sách học cho học trò. Lê Quý Đôn trongKiến văn tiểu lụcđã mô tả kho Bí thư của Quốc Tử Giám có 4 gian dùng để cất ván in sách.

-Tương truyền, nghề in ấn của nước Việt có từ thời Lý [in kinh kệ, tranh vẽ…] nhưng chưa thực sự phát triển. Sau này, Thám hoa Lương Như Hộc [1420-1501] triều Lê, sau hai lần đi sứ [năm 1443 và 1459] đã mang nghề in mộc bản của Trung Quốc về truyền cho dân làng Hồng Lục và Liễu Tràng, xã Hồng Liễu. Từ đó, nghề in sách nước ta dần dần phát triển. Vua Lê Thánh Tông đã nhiều lần ban chiếu cho thợ Hồng Liễu lên Kinh thành để khắc mộc bản và in sách cho triều đình. Thời Hồng Đức, sách được in ra hàng loạt. Bởi thế văn thơ thời Hồng Đức rất phát triển, phổ biến rộng trong đời sống.

b. Thời hiện đại ngày nay

-Về mặt di tích mà nói thì 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng.

-Nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại.

-Nhà địa lý có thể tra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại.

-Nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt Nam

-Những người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảng

-Đây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ [từ 1484 tới 1780] về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa, hoa văn và các mô típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp dụng vào những sáng tạo hiện đại.

-Đã có nhiều bài nghiên cứu viết về bia Tiến sĩ, song việc khai thác tư liệu của 2 nhà bia vẫn còn tiếp tục. Các nhà khoa học đều cho rằng văn bia tiến sĩ xứng đáng là pho "sử đá" có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật chế tác... không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới.

3. Kiến trúc Văn Miếu

Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.

Đại Trung Môn [ảnh sưu tầm]

Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Khuê Văn Các và giếng Thiên Quang [ảnh sưu tầm]

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau.

Văn Miếu môn [ảnh sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề