Vết bỏng bị thâm đen phải làm sao

Làm sao thoát khỏi các vết thâm này khiến nhiều người đau đầu, đặc biệt là chị em.

Tăng sắc tố sau viêm có thể nằm rời rạc từng đốm theo các vết tổn thương như trường hợp thâm mụn hoặc cũng có khi thành từng mảng và dễ nhầm lẫn với nám mảng như trường hợp tăng sắc tố do bỏng hay tăng sắc tố sau laser. Điểm khác biệt dễ nhận biết của tăng sắc tố sau viêm so với các trường hợp rối loạn sắc tố khác là đã có một tổn thương hay một phản ứng viêm tại vị trí đó trước khi hình thành sắc tố.

Xử lý vết thâm màu đỏ

Các vết thâm màu đỏ thường là giai đoạn sớm của quá trình hình thành vết thâm, khi mà phản ứng viêm chưa kết thúc hoàn toàn hoặc vừa mới kết thúc, tổ chức da ở vùng tổn thương chưa được tái tạo đầy đủ hay các tổn thương hệ mạch chưa được khôi phục và huyết sắc tố chưa được đào thải. Với các vết thâm dạng này cần tác động nhẹ nhàng theo hướng kích thích quá trình hồi phục của tổn thương và kết thúc hoàn toàn phản ứng viêm trước đó, đồng thời kìm hãm quá trình sản sinh sắc tố quá mức sau viêm. Cần tránh các liệu pháp trị liệu mang tính xâm lấn hay kích ứng, tránh kích thích một phản ứng viêm mới khi phản ứng viêm trước đó chưa kết thúc hoặc khi tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn.

Trị liệu bằng laser xung dài.

Với các vết thâm đỏ tương đối ít và nhẹ nhàng, tổn thương không quá sâu mà chỉ khu trú nông trên bề mặt, có thể cải thiện hoặc xóa bỏ các vết thâm đỏ bằng các liệu pháp chăm sóc da tại nhà như:

Bôi dịch chiết tế bào gốc hoặc PRP [Platelet Rich Plasma - Huyết tương giàu tiểu cầu]: Các yếu tố tăng trưởng như yếu tố tăng trưởng biểu bì [EGF], yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu [VEGF], yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi [FGF], yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu [PDGF], yếu tố tăng trưởng chuyển đổi beta [TGF-β]… sẽ giúp tổn thương mau lành, ngăn ngừa sẹo, kích thích tăng sinh collagen, elastin và tăng trưởng biểu bì để tái cấu trúc da vùng tổn thương, kích thích tăng sinh hệ mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với da dầu hay da đang bị mụn vì dễ có nguy cơ nổi mụn nhiều hơn do đẩy nhanh tốc độ sừng hóa gây tắc nghẽn. Có thể hạn chế việc nổi mụn bằng cách không bôi lên vùng da lành mà chỉ bôi khu trú trên vùng da bị tổn thương mà thôi.

Sử dụng kem bôi có chứa vitamin K và/hoặc chiết xuất arnica giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương hệ mạch và đào thải huyết sắc tố để loại trừ các vết thâm đỏ nhanh chóng hơn.

Sử dụng các sản phẩm làm trắng không chứa các loại acid hữu cơ gây bong da để ức chế quá trình sản sinh sắc tố sau viêm mà không gây kích ứng da cũng như không kích thích một phản ứng viêm mới làm vết thâm đỏ nhiều hơn.

Tẩy da chết nhẹ nhàng dạng gel tạo cuộn [2 lần/tuần vào buổi tối] hoặc đắp sữa chua không đường khoảng 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút sau đó rửa sạch. Việc tẩy da chết nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn và tái tạo da nhanh chóng hơn, đồng thời ngăn ngừa việc tích lũy sắc tố melanin sau viêm, cần được thực hiện nhẹ nhàng nhất có thể để không làm da bị kích ứng và đỏ thêm.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng và bôi kem chống nắng thường xuyên.

Nếu các liệu pháp này kém hiệu quả, thì liệu pháp trị liệu bằng laser xung dài tại các phòng khám da liễu, thẩm mỹ viện hay các spa là lựa chọn tối ưu. Laser xung dài với độ rộng xung hàng mili giây sẽ tác động sâu xuống trung bì nhú và trung bì lưới, nơi xảy ra các tổn thương hệ mạch và được hấp thu chọn lọc bởi các huyết sắc tố sẽ hình thành cơ chế quang nhiệt chọn lọc để phân hủy chọn lọc các huyết sắc tố này và giúp cơ thể đào thải chúng ra ngoài nhanh hơn rất nhiều.

Xử lý các vết thâm màu đen

Các vết thâm đen thường xuất hiện khi phản ứng viêm đã kết thúc hoàn toàn, vùng da tổn thương đã tương đối lành lặn và các thương tổn hệ mạch hầu như không còn nữa. Phản ứng sản sinh sắc tố thông thường sẽ dừng lại nếu không có kích hoạt phản ứng viêm mới [trừ một số trường hợp rất đặc biệt tổn thương sâu hoặc tổn thương khi da còn non/trẻ làm rối loạn điểm đẳng sắc của làn da].

Vì vậy, hướng trị liệu lúc này là bóc tách nhẹ nhàng để lấy đi các sắc tố melanin đang có sẵn trên da. Bóc tách cần đủ mạnh để lấy được càng nhiều sắc tố melanin hiện có càng tốt, nhưng đồng thời cũng phải đủ nhẹ nhàng để không vô tình làm kích hoạt một phản ứng viêm mới và lại hình thành một quá trình tăng sắc tố mới.

Xử lý tại nhà: Tẩy da chết thường xuyên [2-3 lần/tuần bằng cơ chế vật lý hay hóa học], sử dụng các loại sản phẩm làm trắng có chứa acid bong da hoặc không [có chứa acid đối với da dày khỏe, ít tiếp xúc ánh nắng; sử dụng loại không chứa acid đối với da mỏng, yếu hoặc tiếp xúc nhiều với nắng], chống nắng kỹ và thường xuyên, ngay cả khi trong nhà.

Xử lý tại các phòng khám da liễu, các spa hay thẩm mỹ viện có thể kể đến như thay da sinh học [có thể là thay da hóa học hay thay da vật lý bằng vi tảo, tùy thuộc da dầu hay da khô và các vấn đề đi kèm] hoặc nếu không muốn bong tróc hay không muốn ảnh hưởng đến sinh hoạt/giao tiếp hay công việc thì có thể lựa chọn liệu pháp chiếu laser xung ngắn bằng kỹ thuật toning để xóa bỏ vết thâm dần dần mà không gây tổn thương da.

Các vết thâm hay tăng sắc tố sau viêm [PIH] nếu được xác định và điều trị đúng thì có thể dễ dàng cải thiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai định hướng hay sai phương pháp sẽ dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng sắc tố sâu hơn và rộng hơn, tạo sẹo do tổn thương quá mức hoặc thậm chí là gây mất sắc tố vĩnh viễn.


DS. Phạm Minh Hữu Tiến

Bỏng thế nào có thể điều trị tại nhà?

Đầu tiên, bạn cần xác định mình bị bỏng ở cấp độ nào và xem liệu có nên sử dụng cách chữa bỏng tại nhà hay không. Các vết bỏng được phân loại tùy theo mức độ nghiêm trọng:

Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.

Bỏng cấp độ 2: Da bị phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong.

Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt dây thần kinh. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen.

Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.

Bỏng độ 3 và độ 4 là các mức độ nghiêm trọng và bạn chỉ nên điều trị tại bệnh viện. Đa số tình trạng bỏng độ 1 và độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2,5cm có thể được điều trị tại nhà.

Cách xử trí vết bỏng để ngăn ngừa sẹo

Tạo ra mô sẹo là sản phẩm phụ của quá trình chữa lành các vết thương. Collagen, được tìm thấy trong lớp hạ bì của da, là thành phần chính của mô mới này. Với sự chăm sóc thích hợp, có thể rút ngắn đáng kể quá trình chữa lành và giảm sự hình thành của sẹo. Sau đây là cách xử trí đúng với những vết bỏng có thể điều trị tại nhà:

Rửa sạch vết thương

Nước mát có tác dụng làm giảm hoặc dứt cơn đau, đồng thời ngăn ngừa tổn thương ăn sâu vào da. Do đó, điều đầu tiên bạn nên làm khi gặp vết bỏng nhẹ chính là để vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển, bởi đây là một trong số những yếu tố cản trở quá trình phục hồi thương tổn.

Ngay khi bị bỏng nên rửa vết bỏng dưới vòi nước mát khoảng 20 phút.

Bôi kem kháng sinh và phủ băng dính

Khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở hoặc vỡ, bạn có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da mau lành hơn. Một số loại thuốc như bacitracin hay neosporin thường sử dụng để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để che lại.

Làm căng da

Nên kéo giãn da, đặc biệt nếu vết thương nằm ở những vùng cơ thể như lòng bàn tay hoặc ngón tay, các khớp. Hãy nhớ rằng vùng da bị bỏng có thể bị co lại gây hạn chế cử động. Bạn có thể kéo căng da 10 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 phút.

Đừng làm vỡ vết phồng rộp

Đây là một trong những mẹo quan trọng để ngăn ngừa sẹo. Các nốt phồng rộp xuất hiện giống như một lớp chất lỏng có tác dụng ngăn nhiệt bên ngoài tác động tới vùng mô bên trong nhằm hạn chế vết bỏng lan rộng và sâu hơn. Nốt phỏng có tác dụng bảo vệ vùng da bị bỏng trong suốt một thời gian dài. Bởi vì khi bị bỏng, nhiệt độ cao từ tác nhân gây bỏng đã làm cho lớp da phía trên cùng bị chết hoàn toàn. Còn lớp da phía dưới thì quá non nớt và dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá sớm.Vì thế không làm vỡ vết phồng rộp trước khi nó tự xẹp.

Tránh nhiễm trùng

Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Điều trị nhiễm trùng ở giai đoạn đầu là rất quan trọng vì nó có thể kéo dài quá trình chữa lành và góp phần hình thành mô sẹo. Bất kỳ vết đỏ, sưng, đau hoặc có mủ ở vết thương hoặc xung quanh vết thương là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đặc biệt nếu có sốt.

Tránh ánh mặt trời

Da bỏng rất nhạy cảm nên bạn cần tránh nắng trong quá trình chữa lành. Điều này kéo dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn cần đi ra ngoài, hãy nhớ thoa một ít kem chống nắng. Nếu bạn cần ở bên ngoài lâu hơn, hãy lặp lại quá trình này một vài lần.

Mát-xa

Mát xa khi vùng tổn thương bất đầu lành sẽ giúp phá vỡ collagen dẫn đến hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, không mát xa quá nhiều vì có thể làm xây xước và vết thương tái phát, tăng khả năng hình thành mô sẹo và kéo dài thời gian hồi phục. Chỉ nên xoa nhẹ nhàng một vài lần trong ngày theo chuyển động tròn trong khoảng 15-30 giây mỗi lần.

Sử dụng mật ong

Mật ong được coi là dược liệu để điều trị vết thương bỏng. Mật ong giúp loại bỏ mọi nhiễm trùng và bảo vệ vết thương khỏi bất kỳ nhiễm trùng nào. Nó cũng kích thích sự phát triển của mô mới, rút ngắn thời gian phục hồi.

Lưu ý

Trên đây là các cách ngăn vết bỏng không để lại sẹo thực hiện tại nhà. Các biện pháp tại nhà chỉ áp dụng cho vết bỏng độ một và độ hai. Trong trường hợp bỏng độ ba, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị đúng cách. Với việc điều trị phù hợp, sẽ rút ngắn quá trình hồi phục vết thương cũng như ngăn ngừa sự hình thành của các mô sẹo.


BS. Hà Thu

Video liên quan

Chủ Đề