Ví dụ câu phức thành phần vị ngữ

Ôn thi THPT môn Ngữ Văn- Phần I

CÂU VÀ THÀNH PHẦN CÂU

I. KHÁI NIỆM

Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.

Ví dụ:

– Trăng đã lặn [N.C]

– Có nghĩa gì đâu một buổi chiều [X.D]

– Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa ra khỏi khám.

– Hãy nhớ lấy lời tôi [T.H]

II. CÁC THÀNH PHẦN CÂU

1. Các thành phần chính của câu.

1.1. Chủ ngữ

Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thai,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?

* Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

Ví dụ: Xét VD ở dưới đây, chú ý các từ, cụm từ: Tôi, Chợ Rồng, Cây tre…

Ví dụ: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc.

   CN: cụm danh từ

1.2. Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì?

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng  xem hoàng hôn xuống

                                                       VN1: cụm đtừ      VN2: cụm đtừ

Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập.

                                        VN 1: cụm động từ         VN2    VN3        VN4 ->[đều là tính từ]

Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

                                           VN: cụm danh từ

2. Các thành phần phụ trong câu.

2.1. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

2.2. Định ngữ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ [cụm danh từ].Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

VD:

– Chị tôi có mái tóc đen. [ đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ]

– Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. [đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ]

– Quyển sách mẹ tặng rất hay. [mẹ / tặng  cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ]

2.3. Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

VD:

– Cuốn sách rất vui nhộn. [rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ ]

– Gió đông bắc thổi mạnh. [mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ]

2.4. Khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

– Vị trí: đứng trước chủ ngữ [đứng đầu câu] hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ [đứng giữa câu].

– Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.

– Khả năng kết hợp : đứng sau quan hệ từ : về, mà, còn, với, đối với…

VD:

– Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-Păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

Đối với tôi, điều này thật quá sức tưởng tượng!

3. Các thành phần biệt lập trong câu.

3.1 Thành phần tình thái

– Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

– Từ nhận biết:chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

VD

– Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

3.2 Thành phần cảm thán

– Bộc lộ tâm lý của người nói [vui, buồn, mừng, giận…].

– Từ nhận biết: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…

VD:Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

3.3 Thành phần gọi đáp

– Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

– Từ nhận biết:này, thưa, dạ…

VD: Này tên kia, đứng lại ngay cho ta!

Cách nhận biết: Các vị trí xuất hiện:

[phần phụ chú]

phần phụ chú

phần phụ chú ,

3.4 Thành phần phụ chú

Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD:- Việt Nam – một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên – đang cố gắng để thoát nghèo.

–  Anh Sơn [vốn dân Nam bộ gốc] làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.

III. PHÂN LOẠI CÂU

1. Theo cấu trúc ngữ pháp.

1.1. Câu đơn:Là câu chỉ có một vế câu [1 cụm C-V]

Vd: Ngày mai, em/ lên đường.

1.2. Câu rút gọn/ tỉnh lược:Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.

Vd: – Ôn thi tốt nghiệp môn Văn có nhiều bài không?

– Nhiều lắm!

1.3 Câu đặc biệt:Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt

Vd: – A! Mưa.

      Ối. Đau

1.4. Câu ghép:Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn [có đủ cụm Chủ – Vị]

Câu ghép đẳng lập:các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …

Vd– Anh trai là sinh viên còn em là học sinh.

– Trái cây rất tươi và bánh rất ngon .

– Mọi người vỗ tay reo lên: ngày mai cả lớp được đi cắm trại.

Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

Vd: – Vì đường trơn nên xe phải đi chậm lại.

– Nếu em thi đậu đại học thì bố mẹ sẽ thưởng cho em một chiếc xe máy.

– Mặc dù mưa rất to nhưng lớp em vẫn đi học đầy đủ.
1.5. Câu phức là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó. VD: Cái bàn này chân đã gãy => Kết cấu c-v làm lòng cốt là; cái bàn này- cn, chân đã gãy- vị ngữ

kết cấu c-v nhỏ làm vị ngữ: chân- chủ ngữ 2, đã gãy-vị ngữ 2 [ kết cấu c-v 2 này bị bao hàm trong kết cấu c-v nòng cốt – Đây là câu phức thành phần vị ngữ vì vị ngữ của câu được cấu tạo bởi một kết cấu c-v

[1]Là câu phức mà chủ ngữ có cấu tạo là một kết cấuC-V “bị bao”.VD: Bát chè sen / thơm mát // làm dịu hẳn cái khátmùa hè.[2]Là câu phức mà vị ngữ có cấu tạo là một kết cấuC-V.VD: Đứa nào đứa nấy // mặt / tươi cười hớn hở.[3]Là câu phức mà khởi ngữ được cấu tạo bởi kếtcấu C-V.Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ câuphức khởi ngữ ít được sử dụng, thường đượcdùng dưới dạng nêu câu hỏi, nhấn mạnh chophần bổ ngữ của câu. VD: Hạnh phúc ở đâu, đôi khi có những người đếntận cuối đời vẫn thốt lên câu hỏi đó trong sự lẫnlộn, muộn màng và tiếc nuối.[4]Là câu phức mà trạng ngữ có cấu tạo là một kết cấuC-V .VD: Nét mặt buồn buồn, nó chăm chú nhìn đàn cáđang tung tăng dưới nước.[5]Là câu trong đó có chứa một [hoặc hơn một] bổngữ được tạo nên bởi một kết cấu C-V. Câu phức bổngữ thường có ở những câu chứa các loại động từsau: ĐT chỉ cảm nghĩ- nói năng [nghe,hiểu, nghĩ,nói,…], ĐT chỉ ý muốn ý thích [muốn, thích], ĐTchỉ quan hệ [là], ĐT bị động [bị, được]. Các ĐT trên thường giữ chức năng vị ngữ chính hoặcvị ngữ phụ [TN chỉ tình huống] trong câu, do đó bổngữ có kết cấu C-V cũng thường “bị bao” trong haithành phần đó.VD: Trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậcnước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc.[Nam Cao][6]Là câu phức thành phần trong đó kết cấu C-V bịbao giữ chức năng làm định ngữ cho một danh từnào đó ở trung tâm.VD: Dế choắt là tên tôi đã đặt một cách chế giễu làtrịch thượng. [Tô Hoài] Định ngữ với chức năng chung là làm cho người, vật,việc,… nêu ở danh từ trung tâm được xác định, cụthể hóa. Do đó, sử dụng định ngữ nói chung và địnhngữ có kết cấu C-V nó riêng là giải pháp giảm sốlượng danh từ riêng. Về lí thuyết tất cả các danhh từriêng, điều có thể thêm vào sau nó một định ngữ cókết cấu C-V, nhưng thường gặp hơn là các danh từtrống nghĩa [điều, cái], các dnh từ chỉ thời gian, địađiểm không xác định [Khi, hồi, dạo, lúc,…]VD: Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. [Nguyễn TháiVận] 3.4 Câu đặc biệta. Khái niệmLà câu không cấu tạo theo mô hình C-V,mà chỉ được tạo thành bởi một từ hoặcmột cụm từ chính phụ hay cụm từ ĐLnhưng vẩn là một cấu trúc cú pháp độclập, có chức năng biểu đạt một hành độngngôn ngữ như những câu bình thường. -Câu đặc biệt là một từ: từ tạo nên câu đặc biệtcó thể là DT, vị từ, thán từ.VD: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. [Nguyễn CôngHoan]b. Đặcđiểmcấu -Câutạođặcbiệtlàcụmtừ:+Cụm từ Đ-LVD: Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy,bức dứt, bực mình. Chửi tục, cạonhạo, thở dài. [Nguyễn C.Hoan]+Cụm từ C-P: thành phần chínhcủa câu có thể là cụm DT, cụmĐT, cụm TT…VD: Lo thay! Nguy thay! Khúc đênày hỏng mất. [Phạm Duy Tốn] c.Chức năng tác dụng của câu đặc biệtCâu đặc biệt chỉ có một trung tâm cú phápnhưng vẫn được coi là câu, vì nó đảmnhận chức năng thực hiện một hành vingôn ngữ [hành động nói] như câu bìnhthường.VD: Mưa! Sấm sét! Nước như thác đổ.Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua.[Ngô Tất Tố]

Video liên quan

Chủ Đề