Ví dụ về chuyển giao quyền sở hữu

 Khi nào quyền sở hữu tài sản/hàng hóa được chuyển giao?

Mua bán tài sản/ hàng hóa là một hoạt động thương mại phổ biến, vì vậy những vấn đề xoay quanh nó cũng vô cùng phức tạp. Trong đó, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu là một ví dụ điển hình, bởi khi chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hóa tức là bạn đã chuyển [1] quyền chiếm hữu, [2] quyền sử dụng, [3] quyền định đoạt đối với tài sản/hàng hóa đó. Vì vậy, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xử lý rủi ro, mất mát hay quyền định đoạt tài sản/hàng hóa của bên bán và bên mua. Từ đó, tìm hiểu về vấn đề này khi thực hiện mua bán tài sản là điều cần thiết. Vậy thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hóa là khi nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005.

Giải đáp:

Đầu tiên, ta tìm hiểu “Mua bán hàng hóa/ tài sản” là gì để rõ hơn về bản chất của nó, từ đó dễ dàng phân tích thời điểm chuyển quyền sở hữu.

Điều 430 BLDS 2015 quy định:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán

Hay đối với hàng hóa thì khoản 8, Điều 3, Luật thương mại 2005 quy định:

“Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”

Từ các định nghĩa trên, chúng ta xác định được “chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hóa” là một trong các nghĩa vụ làm nên đặc trưng của hoạt động mua bán tài sản/ hàng hóa. Nó có vai trò không kém phần quan trọng và trên thực tế nếu các bên không hiểu rõ về thời điểm chuyển quyền sở hữu sẽ dễ dẫn đến tranh chấp.

Cụ thể về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hóa được quy định như sau:

Khoản 1, Điều 161 BLDS 2015:

“Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.”

Điều 62 Luật Thương mại 2005 về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa:

“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên không có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”

Vậy, trên cơ bản thì quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua từ thời điểm tài sản/hàng hóa được chuyển giao. Hay nói cách khác, quyền sở hữu được chuyển giao khi bên bán thực hiện việc giao hàng và bên mua nhận được hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế có một số loại tài sản mang tính chất đặc biệt nên quy định về việc chuyển giao cũng sẽ có quy định đặc trưng riêng của chúng. Cụ thể:

  1. Đối với tài sản/ hàng hóa là đối tượng dùng thử:

Thì quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về bên bán, nhưng quyền của bên bán đối với tài sản bị hạn chế như không thể bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố. Nên mặc dù bên bán đã thực hiện giao hàng cho bên mua nhưng đây chưa phải thời điểm chuyển quyền sở hữu, mà quyền sở hữu chỉ được chuyển cho bên mua khi bên mua trả lời đồng ý mua và thực hiện việc thanh toán hoặc hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua và thanh toán cho bên bán.

Điều 452, BLDS 2015 quy định về trường hợp:“Mua sau khi sử dụng thử

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trước khi nhận vật dùng thử.

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.

2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

3. Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.”

2. Đối với tài sản là đối tượng của mua trả chậm, trả dần:

Đây cũng là một trường hợp mặc dù bên mua đã nhận được hàng nhưng quyền sở hữu vẫn được bảo lưu cho bên bán nhằm bảo đảm quyền tài sản cho bên bán khi bên mua vẫn chưa hoàn tất thanh toán cho bên bán.

Tức là quyền sở hữu sẽ chuyển giao khi bên mua trả đủ tiền nếu các bên không có thỏa thuận khác

Khoản 1 Điều 453 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”;

3. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu [xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy,…]:

Thì quyền sở hữu tài sản được chuyển giao tại thời điểm đã hoàn thành thủ tục đăng ký nếu bên mua và bên bán không có thỏa thuận khác;

4. Đối với tài sản là bất động sản [đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất/ nhà ở,…]:

Các tài sản là bất động sản sẽ có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu riêng trong từng trường hợp cụ thể đối với từng hình thức mua bán [góp vốn, tặng cho,  mua thông qua chủ đầu tư,…]. Nhưng nhìn chung, thời điểm chuyển quyền sở hữu của loại tài sản này là thời điểm các bên bàn giao tài sản, giao nhận các chứng từ quyền sở hữu để chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản và thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Hoặc thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu nếu là tài sản phải đăng ký theo luật định.

Trên đây là toàn bộ ý kiến, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN - Hotline: 09.7117.4040  

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả nguyên thủy là tác giả, người chiếm hữu quyền tác giả theo luật dựa trên cơ sở sáng tạo ra tác phẩm, tuy nhiên chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả.

Với cách tiếp cận về quyền năng chủ thể, pháp luật Việt Nam quy định: “Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ”. Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả là chủ thể quyền tác giả hoặc tổ chức, cá nhân được chủ thể này chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm.

Quy định của pháp luật về chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ thể là chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại Điều 740, Luật Sở hữu trí tuệ tại các điều từ Điều 36 đến Điều 42 được phân thành các đối tượng chủ thể sau:

i] Tác giả [đồng tác giả]: là chủ thể sở hữu quyền tác giả trong trường hợp sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Trong trường hợp đồng tác giả, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền đối với phần riêng biệt đó.

ii] Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả: Tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm có thể do nhiệm vụ hoặc theo sự giao kết hợp đồng với các chủ thể khác. Theo quy định tại Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản và quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Căn cứ phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả của các đối tượng chủ thể này không phải là dựa trên cơ sở chiếm hữu nguyên thủy quyền tác giả mà dựa trên cơ sở luật định. Lý do pháp luật dành cho các đối tượng chủ thể này tư cách chủ sở hữu quyền là để khuyến khích sự đầu tư tài chính và tạo điều kiện vật chất khác cho hoạt động sáng tạo.

Lao động sáng tạo trực tiếp của tác giả kết tinh trên tác phẩm đã được các cá nhân, tổ chức này bù đắp vật chất trước, trong và kể cả sau khi kết thúc quá trình sáng tạo. Vì vậy cũng là hợp lý nếu để các đối tượng chủ thể này nắm các quyền khai thác sử dụng về mặt kinh tế đối với tác phẩm sau khi hoàn thành nhằm thu hồi lại vốn đầu tư trước đó. Đối với tổ chức giao nhiệm vụ cho một người hoặc một nhóm người thực hiện thì tổ chức đó là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản và quyền công bố, cho người khác công bố tác phẩm. Các quyền liên quan đến nhân thân của tác giả vẫn thuộc về tác giả và được tôn trọng trong suốt quá trình khai thác, sử dụng tác phẩm.

Trong thực tế, đối với những tác phẩm được tạo ra thông qua các nhóm tác giả nghiên cứu khoa học thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, các tác phẩm theo đơn đặt hàng của tổ chức hoặc cá nhân chủ yếu để phục vụ nhiệm vụ chính trị hoặc để khai thác giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ. Xu thế phát triển của xã hội, các tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm đánh giá được giá trị kinh tế, khai thác giá trị kinh tế [còn gọi là thương mại hóa tài sản trí tuệ] thông qua các hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng hiện nay.

Không ít những kết quả nghiên cứu là sản phẩm của một tác giả hay nhóm tác giả nhưng do nhiều tổ chức, cơ quan giao nhiệm vụ theo hợp đồng hay theo đơn đặt hàng. Thực tế, một kết quả nghiên cứu có thể là sự kế thừa nhiều công trình nghiên cứu trong một thời gian dài, vì vậy rất khó khăn trong việc phân định từng phần mà cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ.

Cá nhân thỏa thuận cho người khác tạo ra tác phẩm để đáp ứng nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình. Trong cả hai trường hợp tổ chức giao nhiệm vụ hoặc cá nhân xác lập hợp đồng để tạo ra tài sản trí tuệ thì trong hợp đồng hai bên cần thỏa thuận rõ phạm vi quyền của bên giao nhiệm vụ đối với tác phẩm, ví dụ như chỉ nắm quyền sử dụng đối với tác phẩm… và

Chẳng hạn: Doanh nghiệp tư nhân A ký hợp đồng thuê nhà nhiếp ảnh B chụp các sản phẩm của mình làm catalog quảng cáo sản phẩm. Sau khi nhận các tác phẩm nghệ thuật theo như thỏa thuận trong hợp đồng, Doanh nghiệp tư nhân A làm catalog quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp mình, ngoài ra doanh nghiệp còn bán cho một số đơn vị khác sử dụng, quảng cáo lên ti vi…

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp tư nhân A độc quyền khai thác các tác phẩm nghệ thuật với tư cách là chủ sở hữu, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Doanh nghiệp này chỉ vi phạm nếu trong hợp đồng có hạn chế quyền của Doanh nghiệp này được hưởng như việc xác định phạm vi, mục đích sử dụng tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, thỏa thuận trong hợp đồng nếu càng cụ thể sẽ hạn chế thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra.

iii] Tổ chức, cá nhân được thừa kế: Theo quy định tại Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu có các quyền tài sản, quyền công bố hoặc cho phép công bố tác phẩm.

iv] Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền: Căn cứ phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả của các đối tượng chủ thể này là dựa trên cơ sở pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả. Quyền tác giả có thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thông qua hình thức chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng. Chuyển nhượng quyền tác giả được hiểu là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu các quyền của mình theo quy định của pháp luật. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả được hiểu là việc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của pháp luật. | Chủ sở hữu quyền tác giả là người được hưởng quyền có một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và nhân thân trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng [Điều 41 Luật Sở hữu trí tuệ].

v] Nhà nước: Căn cứ phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả của Nhà nước là dựa trên cơ sở pháp luật trong các trường hợp sau:

+ Thứ nhất, đối với tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu Nhà nước. Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP [sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2011/NĐ-CP] thì trường hợp tác phẩm khuyết danh do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được phép chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.

+ Thứ hai, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.

+ Thứ ba, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước. Khi cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước ở trường hợp này có nghĩa vụ xin phép sử dụng; thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền, lợi ích vật chất khác; nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày phổ biến, lưu hành. Cá nhân, tổ chức thực hiện các nghĩa vụ trên tại Cục Bản quyền tác giả.

vi] Tác phẩm thuộc về công chúng

Do đặc thù đối với các quyền tác giả là tác phẩm, là sản phẩm mang tính sáng tạo của con người nên có giá trị chung. Sau một thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng. Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ thì thuộc về công chúng.

2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ”. B Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc về công chúng có các quyền nhân thân theo Khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ. Đối với quyền tài sản, chủ sở hữu quyền tác giả không còn độc quyền nên các cá nhân, tổ chức có toàn quyền khai thác phục vụ mục đích mà pháp luật không cấm như nghiên cứu, kinh doanh… mà không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Trường hợp việc sử dụng tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ mà xâm phạm các quyền nhân thân không thể chuyển giao thì cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ có liên quan yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; đồng thời có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của quyền tác giả cũng như những đặc thù của tác phẩm, có thể thấy rằng bất kỳ các sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định đều là đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả. Tuy nhiên, để được bảo hộ, các tác phẩm đó cũng phải tuân theo những nguyên tắc bảo hộ nhất định.

Ví dụ chủ sở hữu quyền tác giả

Ví dụ, nhóm tác giả nghiên cứu “Các loài nấm linh chi” do trường Đại học X giao nhiệm vụ. Khi tác giả có kết quả bước đầu và có bài báo công bố, tỉnh A lại giao cho tác giả thực hiện nhóm tác giả cấp tỉnh [tỉnh A cấp kinh phí và được nghiệm thu], sau đó tác giả phát triển rộng hơn thành nhóm tác giả cấp Bộ trọng điểm [kinh phí từ ngân sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý].

Khi xem xét tính khả thi của nhóm tác giả nghiên cứu, Hội đồng tư vấn thường căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoảng năm năm cận đăng ký. Trong trường hợp tỉnh A chuyển giao kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho một đơn vị sản xuất nấm, dẫn đến tranh chấp giữa các cơ quan giao nhiệm vụ. Vì vậy, nếu không có sự phân định rõ ràng, cụ thể giữa tác giả với tổ chức, cơ quan giao nhiệm vụ vào thời điểm đó sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định chủ sở hữu tác phẩm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến chủ sở hữu quyền tác giả, trường hợp cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua website: //luathoangphi.vn để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề