Ví dụ về quyền của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. [Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020]

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH MTV; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Công ty cổ phần.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Quyền của doanh nghiệp

- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

[Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020]

*Nghĩa vụ của doanh nghiệp

- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

[Theo Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2020]

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp nhà nước là một khái niệm quen thuộc đối với những cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên khi nhắc đến doanh nghiệp nhà nước thì đa phần mọi người đều chỉ hiểu đây là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước chứ không biết cụ thể về quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước cũng như đặc điểm và phân loại ngân hàng nhà nước. Vậy nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này, trong bài viết này chúng tôi xin đi phân tích về khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp nhà nước cũng như đưa ra một vài ví dụ về doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là một mô hình doanh nghiệp không chỉ có ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia lại có một định nghĩa riêng về mô hình doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó, Liên Hợp Quốc quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau: “ Xí nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quả trình ra quyết định của xí nghiệp’’. 

Song song với khái niệm trên thì Ngân hàng thế giới lại định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước như sau: “ Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chinh phủ mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ”.

Ngoài ra, tại New Zealand vào năm 1986 thì tất cả các công ty thuộc loại hình công ty TNHH đều được coi là doanh nghiệp nhà nước nếu như công ty đó có chủ sở hữu duy nhất của công ty đó.

Tuy có các khái niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước giữa những tổ chức quốc tế và những quốc gia trên thế giới, tuy nhiên hầu hết các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới đều thống nhất một khái niệm doanh nghiệp nhà nước, đó là:

Doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp mà nhà nước là chủ sở hữu duy nhất hoặc sở hữu một phần lớn vốn trong doanh nghiệp đó. Nhưng doanh nghiệp này có thể thuộc quyền quản lý hoàn toàn của nhà nước hoặc nhà nước có quyền quản lý chủ yếu đối với doanh nghiệp đó. Do đó, nhà nước có thể tác động, gây ảnh hưởng có tính chi phối đối với doanh nghiệp đó.

Tại Việt Nam, pháp luật về doanh nghiệp quy định về khái niệm doanh nghiệp nhà nước tại khoản 11, điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: “ Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.

Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước có những đực điểm cơ bản sau đây:

– Đặc điểm về chủ đầu tư:

Chủ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có thể 100% là nhà nước hoặc đầu tư của nhà nước cùng với một tổ chức, cá nhân nào đó.

Nếu là chủ đầu tư duy nhất, nhà nước có toàn quyền quyết định các chính sách quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm những quyết định liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, quyết định mô hình tổ chức, quản lý của doanh nghiệp…

– Đặc điểm về sở hữu vốn trong doanh nghiệp:

Trong doanh nghiệp nhà nước, nhà nước có thể sỏ hữu 100% vốn điều lệ của công ty hoặc sở hữu phần vốn chi phối [trên 50% vốn điều lệ]. Trường hợp sử dụng số vốn chi phối thì số vốn còn lại có thể là của một tổ chức, cá nhân nào đó cung góp vào.

– Đặc điểm về hình thức tồn tại của doanh nghiệp:

Nếu như donh nghiệp có 100% vốn của nhà nước thì doanh nghiệp đó có thể tồn tại dưới các dạng như: Công ty nhà nước, Công ty cổ phần nhà nước, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH nhà nước. Còn nếu như doanh nghiệp nhà nước có một phần vốn thuộc sở hữu của một tổ chức, các nhân khác thì doanh nghiệp có thể tồn tại dưới các loại hình kinh doanh như Công ty cổ phần, Công ty TNHH.

– Đặc điểm về trách nhiệm tài sản:

Do doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới dạng loại hình kinh doanh là Công ty cổ phần và Công ty TNHH nên mức độ chịu trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp nhà nước là hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

– Đặc điểm về tư cách pháo lý:

Doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân.

Để bạn đọc có cái nhìn thực tế hơn về doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ về một số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tại Việt Nam như sau:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam…

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến Doanh nghiệp nhà nước cũng như đưa ra một số ví dụ về doanh nghiệp nhà nước.

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích hơn cho bạn đọc trong việc tìm hiểu về doanh nghiệp nhà nước.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập Doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề