Vì sao bảo vệ To quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan

Tính tất yếu khách quan quy định vai trò, trách nhiệm nhà báo và báo chí cách mạng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

[ĐCSVN] - Càng khó khăn, thử thách, nhà báo càng phải vững bước tiến lên. Đối sách ứng xử, thích nghi với bối cảnh mới là xem xét lại thật kỹ, thật nghiêm túc phương châm: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào cho hiệu quả.

Báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, nhà báo cách mạng nói riêng, có trọng trách to lớn trước quốc dân, đồng bào và toàn thể dân tộc; có vị thế, vai trò ngày càng tăng lên trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặc biệt, có ý nghĩa xung kích, bút chiến trong cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lẽ phải, niềm tin và chân lý. Đây là điểm nhấn mang tầm trí tuệ, tính nhân văn sâu sắc và là yêu cầu khách quan cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc và thực hiện tốt hơn nữa đối với nhà báo cách mạng, các cấp, các ngành và toàn xã hội trong bối cảnh mới.

Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, làm báo và thúc đẩy sự phát triển của báo chí cách mạng đã khó, các nhà báo, cơ quan quản lý báo chí gặp vô vàn khó khăn, thách thức, nhưng chúng ta đã vượt qua và chiến thắng; chúng ta ngẩng cao đầu, đồng hành cùng dân tộc, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, trước tác động đa chiều của thời cuộc, đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện đại, nhà báo, người làm báo và sự nghiệp báo chí cách mạng có nhiều thuận lợi, song gặp không ít khó khăn, thách thức, đáng kể là những tác động từ mặt trái của hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động với nhiều chiêu trò, mô thức, âm mưu, thủ đoạn mới rất tinh vi, thâm độc và xảo quyệt. Chưa bao giờ nhà báo, sự nghiệp báo chí cách mạng và người thụ hưởng các xuất bản phẩm báo chí lại phải đối mặt, đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong lựa chọn phương thức đấu tranh để vượt lên chính mình, chiến thắng “thù trong, giặc ngoài”, tự khẳng định bản chất nhân cách để chiến thắng chính mình, bảo vệ lẽ phải, cái đúng, cái tốt trước sự bùng nổ thông tin và tác động đa chiều của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như tác động tiêu cực từ xã hội.

Ảnh minh họa

Chúng ta hiểu rõ rằng, làm báo, hoạt động báo chí cách mạng không chỉ có tâm, có tầm, tuân thủ nghiêm ngặt tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ tờ báo đã xác định theo quan điểm, lập trường của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lương tâm, danh dự của nghề nghiệp mà còn phải thể hiện cho được tính đảng, tính chính trị - tư tưởng, tính chiến đấu và tính khoa học, cách mạng. Trong bối cảnh mới với nhiều điểm rất khác trước đây, nhà báo khi tác nghiệp, dù dưới bất cứ hình thức và thể loại nào, dù có nhiều thuận lợi về máy móc, phương tiện, trang thiết bị công nghệ thông tin, truyền thông nhưng thử thách lớn nhất lại thuộc về lương tâm, danh dự, trách nhiệm nhà báo đối với cây bút, công bố công trình, tác phẩm, áp lực hành nghề và sự tôn trọng bạn đọc. Viết thật, nhìn thẳng, nói đúng, đem thông điệp hay, truyền tải thông tin mới, cái tốt đến bạn đọc, các đối tượng cần giáo dục, cần tuyên truyền nhưng áp lực tự bảo vệ mình, bảo vệ lẽ phải, sự công tâm, chính trực, sự công bằng trước sự tấn công, lấn át của cái xấu, cái phản nhân văn là không nhỏ, chẳng dễ dàng, thậm chí, có lúc, có thời điểm cái tốt, cái đúng, cái nhân văn đã rõ ràng, nhưng nhà báo vẫn gặp hiểm nguy, sự đe dọa về tính mạng, sự bất an đối với gia đình, người thân. Để cái tốt lên ngôi, việc tử tế được khẳng định, được động viên, cỗ vũ phát huy giá trị, ý nghĩa nhưng cái xấu, các ác luôn rình rập, đe dọa, tấn công; không ít nhà báo tác nghiệp, hành nghề đã và đang sống trong lo toan, trăn trở bởi nhà báo cũng là con người, cũng có gia đình, người thân và phải lo cuộc sống đời thường như bao người khác.

Mỗi nhà báo đều mong muốn hoàn thành nhiệm vụ, có tác phẩm hay, được xã hội thừa nhận, tôn vinh. Vì vậy, họ phải cố gắng lăn lộn trong thực tế, tác nghiệp một cách khẩn trương, hiệu quả để nắm bắt, hiểu rõ “đối tượng tác chiến”, nhu cầu tâm lý, sở thích, trình độ, vốn sống, phong tục tập quán của từng loại đối tượng tuyên truyền; thu thập tài liệu, suy tư, chọn lọc ý tứ để viết bài, nói chuyện, truyền đạt cho được ý tưởng, mục tiêu, yêu cầu, nội dung quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; qua đó, giúp người dân hiểu biết thêm về tình hình, nhiệm vụ, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Nhờ đó, làm cho cái thiện, cái tốt lên ngôi, đơm hoa, kết trái. Dẫu vẫn biết công việc là rất khó khăn, bởi có khó khăn thì mới cần phải làm; cuộc sống, ngành nghề và xã hội đang cần, lương tâm và trách nhiệm nhà báo thôi thúc họ dấn thân, cố gắng nhưng ẩn sâu trong mỗi công trình, đằng sau tác phẩm là sự thẩm định, đánh giá, bình luận của cộng đồng xã hội, cư dân mạng. Ở đó, tốt, xấu, khen, chê có cả. Vì vậy, bài báo đã công bố rồi mà nghiệp vẫn còn đeo bám, nhà báo vẫn còn trăn trở, luôn phải “nhìn trước, ngó sau”, lắng nghe dư luận, lời bình phẩm, sự khen chê, luôn sống trong sự thấp thỏm, lo âu, sự cảnh giác, đề phòng, nhất là những bài viết có tính “nhạy cảm”, tuyên chiến với cái xấu, tiêu cực xã hội, vạch trần quan điểm sai trái, thù địch, phản động dẫu rằng bài viết, sản phẩm công bố đã cõng trên mình các bút danh khác nhau. Mỗi bài viết “trình làng”, đến với bạn đọc, ngoài sự thẩm định, đánh giá của họ, nhà báo còn phải lắng nghe và đề phòng sự phản pháo, đe dọa của các đối tượng xấu, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, kẻ xấu giấu mặt, ẩn nấp trong bóng tối với nhiều chiêu trò tấn công, đe dọa, khủng bố. Sự thật này là khách quan, không dễ dàng đối với nhà báo khi tác nghiệp, hành nghề và cả khi trở về cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Danh dự và trách nhiệm nhà báo luôn nhắc nhở rằng, họ từ nhân dân mà ra, là con em của nhân dân, được đào tạo bài bản; đi nhiều, biết nhiều, làm việc và sống vì nghề, vì trách nhiệm trước Đảng, vì nước vì dân, vì lương tâm, danh dự của người cầm bút. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là tiếng gọi từ trái tim đến với trái tim. Nhà báo cách mạng, trong bất luận điều kiện hoàn cảnh nào cũng phải giữ mình, dung dưỡng cho lòng trong, tâm sáng, bút sắc, tuệ anh minh; không cho phép mình nói, viết những điều trái với lương tâm, danh dự, không chiều theo ý muốn, sở thích của một số người, không vì tiền mà bẻ cong ngòi bút, lừa dối lương tâm, làm tổn hại niềm tin, sự yêu mến của nhân dân đối với nhà báo.

Chúng ta hiểu sâu sắc rằng, đối với người dân lao động, chân lý luôn luôn là cụ thể, họ chỉ làm được những việc mà họ hiểu biết và có thể làm được. Vì thế, cách tiếp cận, viết bài, đưa tin, truyền ảnh không đúng, không trúng, không phù hợp, không hấp dẫn đối tượng cần tác động, tuyên truyền thì chẳng những lao động của nhà báo không được khẳng định giá trị, thậm chí là uổng công, vô ích, tốn giấy mực, lãng phí tiền của, thời gian, công sức mà ngược lại còn bị người dân phản ứng, gây tác động tiêu cực trong xã hội, làm nản lòng nhà báo, làm hoen ố nghề nghiệp quang vinh. Điều đó là không thể chấp nhận, lương tâm nhà báo cách mạng không cho phép làm như thế.

Đối với các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động, đấu tranh vạch trần thói hư, tật xấu, âm mưu, thủ đoạn chống phá và tội ác của chúng, đương nhiên là rất cần thiết, rất cấp bách nhưng chúng ta cũng ý thức rằng nhà báo phải đối mặt với một thực tế vô cùng khắc nghiệt: các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động sẽ căm phẫn, tìm cách trả đũa, báo thù, triệt hạ nhà báo. Sự phản pháo, đáp lại thường xuyên bằng sự ném đá, đe dọa nhà báo rất nguy hiểm, thậm chí có cả sự khủng bố tinh thần. Cho nên, dù tiếp cận bằng cách nào, thể hiện quan điểm, lập trường ra sao, yêu cầu khách quan đối với các nhà báo và tất cả những người cầm bút, làm công tác giáo dục, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là luôn kiên định, vững vàng, khó khăn không lùi bước. Càng khó khăn, thử thách, nhà báo càng phải vững bước tiến lên. Đối sách ứng xử, thích nghi với bối cảnh mới là xem xét lại thật kỹ, thật nghiêm túc phương châm: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào cho hiệu quả, thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo: mỗi tác phẩm, mỗi công trình của nhà báo phải hướng đến kết quả “được việc, được người, được quan hệ”; bài viết được bạn đọc đón nhận vì nó có ích lợi cho họ; dể hiểu, dễ làm, có sức thuyết phục cao, bảo vệ được lẽ phải, chính nghĩa, động viên người đọc tiến lên; bản thân nhà báo tự bảo vệ được phẩm giá của mình. Đây là một trong những yêu cầu khách quan đối với nhà báo cách mạng hiện nay; là sự chuẩn bị tâm thế “chiến đấu” trong thời bình một cách khôn ngoan, sáng tạo và hiệu quả nhất.

Suy ngẫm và sáng tạo tác phẩm của nhà báo là công việc hằng ngày của nhà báo; suốt đời người, nhà báo cần cầu thị học hỏi nhân dân và đồng nghiệp, để tâm lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, của đồng nghiệp, lắng nghe thông tin ngược, nhiều chiều; sự phản pháo của kẻ thù để rút kinh nghiệm, có sự điều chỉnh cách tiếp cận, nội dung bài viết cho phù hợp. Nhà báo cũng cần đi nhiều nơi, đến những điểm nóng, có tiếng nói ủng hộ, tuyên truyền cách làm đúng, phổ biến, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những tấm gương người tốt, việc tốt, những việc làm tử tế, đúc kết, khái quát những bài học kinh nghiệm để phổ biến rộng rãi trong xã hội, trong nhân dân để họ biết, cùng học tập, làm theo, gây ảnh hưởng tốt cho cách mạng. Đồng thời, giúp các tổ chức đảng và chính quyền sở tại đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống những biểu hiện tiêu cực xã hội, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với quyền uy và sức mạnh riêng vốn có của nghiệp vụ báo chí cách mạng. Báo chí cùng với các lực lượng công an, chấp pháp vạch mặt cái ác, cái xấu đang ẩn náu, lẩn trốn, có thể gây tác động xấu đến dư luận xã hội, đưa nó ra ánh sáng, góp phần làm lành mạnh cuộc sống; không để xảy ra điểm nóng, bất ổn với sự xuất hiện các tình huống bất ngờ. Ngày nay, làm được như thế danh xưng nhà báo ngời sáng biết bao, nhà báo cách mạng được tôn vinh, trận trọng là nhà báo chiến sĩ - dũng sĩ.

Đó là sự chuẩn bị tâm thế tốt nhất để nhà báo xung kích đi đầu trong cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, phản động. Đây là những đối tượng “cao thủ, hảo hán”, luôn đòi hỏi nhà báo phải có dũng khí cách mạng, “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”, thật sự là chiến sĩ - dũng sĩ, biết cầm bút và biết cầm súng chiến đấu. Cùng với đó, nhà báo phải biết đứng trên vai của “những người khổng lồ”, phải đọc nhiều, hiểu sâu, uyên thâm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước..., có như vậy, nhà báo mới đủ sức vạch trần bản chất sai trái, phản động, “giả nhân giả nghĩa” của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động, hại dân hại nước. Đây cũng là một thực tế khách quan đòi hỏi nhà báo phải được đào tạo cơ bản, chuyên sâu, luôn được bồi dưỡng, tập huấn, bám sát thực tế và được bảo vệ, tôn vinh, có chế độ bảo đảm tốt nhất. Hơn thế nữa, nhà báo cần phải có thời gian dung dưỡng tinh thần, tĩnh tâm nghiên cứu, đọc sách, hăng hái thâm nhập thực tế, tắm mình trong thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này không hề dễ dàng đối với nhà báo trong thời buổi “cơm áo gạo tiền” chẳng “đùa với khách thơ”. Tuy nhiên, một nhà báo có cái tâm, cái đức và ý chí quyết tâm, nghị lực, sự mẫn cán sẽ giúp họ làm được, làm tốt; xã hội sẽ ghi nhận, nhân dân luôn tôn vinh, danh dự nhà báo còn sáng mãi.

So với trước đây, thời nay nhà báo được đào tạo rất cơ bản, chính quy, có học vị, chức danh nên có nhiều nhà báo tài giỏi, văn hay chữ tốt, tay nghề cao, công nghệ giỏi, tác nghiệp nhanh, nhưng cần nghĩ thông, nhìn thoáng hơn rằng “điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta chưa biết là cả đại dương”; ta chỉ là bé nhỏ còn nhân dân ta thật là vĩ đại, họ có trăm tay nghìn mắt, luôn có nhiều ý kiến thông minh, sắc sảo có thể giúp các nhà báo hoàn thành tốt hơn công việc của mình, tiến bộ hơn và chính họ bảo vệ nhà báo, bảo vệ lẽ phải, chân lý, công lý và đạo lý. Vì vậy, nhà báo muốn có bài viết hay, công trình tốt, hấp dẫn, thuyết phục, làm “bia đá để đời”, tấm gương có giá trị thì nên vì nghề, vì người mà toàn tâm, toàn ý, gắn bó mật thiết với nhân dân, cùng nhân dân, quan sát và tạo nên các giá trị; khi cần thiết thì hỏi nhân dân nên ứng xử như thế nào, viết về cái gì là cần thiết, có ích lợi, nhân dân sẽ bày cách, chỉ cho nhà báo những điều cần viết. Muốn xem chất lượng bài viết của mình có tốt hay không, có phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân hay không, nhà báo hãy xem số lượng “like”, bình luận, chia sẻ bài viết của mình trên mạng là biết rõ sức sống, sự lan tỏa, tầm ảnh hưởng của bài báo, mức độ ghi nhận công sức, kết qua lao động, từ đó mà cân chỉnh, uốn nắn cách viết, bài viết cho phù hợp hơn, chất lượng tốt hơn.

Sự tham gia của quần chúng nhân dân, của bạn đọc, người xem truyền hình, đọc tin và ý kiến của họ giúp báo chí cách mạng luôn đổi mới, có sức sống sáng tạo, thực sự trở thành diễn đàn sinh hoạt dân chủ, thu hút sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội, hiệu quả “xây” và “chống” tốt hơn. Nhờ đó, báo chí cách mạng ngày càng thân thiết, gắn bó máu thịt với nhân dân, có ích lợi cho cách mạng, trở thành món ăn tinh thần nuôi dưỡng, bồi bổ và làm phong phú hơn, giầu có hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; góp phần cùng “binh chủng tư tưởng - văn hoá” của Đảng, làm tốt vai trò, chức năng của mình: chủ động, tích cực tham gia cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Rõ ràng là, hoạt động báo chí không phải là mục đích tự thân của riêng nhà báo mà là yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, vì mục tiêu đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lý, bảo vệ nền độc lập dân tộc, cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trước đây cũng như hiện nay, hoạt động báo chí và việc làm của nhà báo cách mạng là một trong những phương thức hiệu quả nhất để truyền bá sâu rộng sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quần chúng nhân dân; nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết cho nhân dân; thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mỗi nhà báo cần phải quán triệt sâu sắc và quyết tâm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh mới rất phức tạp hiện nay.

Tính tất yếu khách quan của báo chí cách mạng cần được nhận thức đầy đủ, sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, nhà báo và báo chí cách mạng Việt Nam đều phải phản ánh đúng sự thật, không được để lẽ phải bị xuyên tạc, chân lý bị bẻ cong; nghĩa là sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, trong thế giới khách quan như thế nào thì phản ánh đúng như nó vốn có; tuyệt đối không được thêu dệt, nói sai sự thật; “không vì yêu mà nói tốt, ghét thì nói xấu”, không được phép “thích thì tô hồng, không thích thì bôi đen”. Đó là phương sách tốt nhất, hữu dụng nhất để không mắc sai lầm, không ngả nghiêng, dao động, bị mua chuộc, bị cám dỗ; không đi theo vết xe đổ của những kẻ cơ hội chính trị, bất mãn với chế độ, có quan điểm sai trái, lệch lạc, đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đó là điều chắc chắn nhất để nhà báo đứng vững trên trận tuyến đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chân lý, đạo lý và lẽ phải.

Điều tối kỵ đối với nhà báo cách mạng là nói, viết, phản ánh sai sự thật, không đúng bản chất khoa học, cách mạng, giá trị và ý nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phòng, tránh sai lầm ấy và luôn nói đúng, viết đúng, phản ánh đúng sự thật, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chân lý, lẽ phải thì nhất thiết nhà báo phải “xuất phát từ hiện thực khách quan; tôn trọng quy luật khách quan”; phải đứng vững trên nền móng thực tiễn cuộc sống, có phương pháp biện chứng khoa học để thu lượm tài liệu, phân tích, gạn lọc, kiểm tra thông tin thật nghiêm túc, tỷ mỉ sao cho thật chắc chắn, chính xác thì mới phát tin, truyền tin. Nếu nhà báo chưa chuẩn bị kỹ tâm thế thì chưa “ra trận”, chưa điều tra, chưa nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa biết rõ tường tận bản chất sự việc thì không nói, không viết bài và công bố tác phẩm.

Giá trị thuyết phục, sự hấp dẫn của bài nói, bài viết trước hết thể hiện ở việc viết và nói, phản ánh đúng bản chất sự vật, lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không tô hồng, bôi đen, không “thêu dệt, bịa ra” những điều phi lý, huyễn hoặc, phi thực tế. Về điều này, nhà báo cần suy ngẫm ý tứ sâu sắc lời răn dạy của ông cha ta: “lời nói gói vàng”, “lời nói đọi máu”. Thực tế chỉ ra rằng, lời nói, bài viết, bản tin, phản ánh sai sự thật khi đã tung lên mặt báo thì sẽ không thu lại được và nó sẽ gây tác hại rất lớn đối với xã hội, thậm chí có thể giết chết một con người, làm tan rã một tập thể, gây rối loạn một gia đình, dòng họ; xung đột xã hội và có thể xảy ra xung đột, chiến tranh, v.v. và như thế, vô tình, nhà báo đã trượt sang phía đối phương, trở thành đối tượng bị các thế lực thù địch lợi dụng.

Trau chuốt, rèn rũa ngòi bút để viết ngắn gọn, rõ ràng, thiết thực, đấu tranh chống quan điểm sai trái hiệu quả là một yêu cầu khách quan, vừa là tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực, tài, đức của nhà báo. Chúng ta đều rõ rằng, nói, viết ngắn gọn không có nghĩa là cộc lốc, cụt ý, thô thiển mà là ý tứ phải rõ ràng, mạch lạc, cô đọng, không tràn lan; phải có đầu, có đuôi; đúng và đủ nội dung, chắc chắn, nhiều hàm ý sâu sắc, không thừa, không thiếu chữ, phù hợp đối tượng người tiếp nhận, thụ hưởng, tức là mọi vấn đề trình bầy phải có luận đề, luận điểm, luận cứ và luận chứng rõ ràng. Vì thế, trước khi nói, viết về một vấn đề nào đó, đặc biệt là đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhà báo phải am hiểu tường tận nội dung và làm chủ vấn đề cần trình bày; thận trọng sắp xếp luận điểm, sự kiện, con số sao cho hợp lý, thật lôgíc, thống nhất, có sự thuyết phục. Muốn vậy, nhà báo ngoài việc am hiểu sâu sắc nội dung vấn đề cần viết, cần nói thì nhất thiết phải có đề cương rõ ràng, ý tứ phải mạch lạc, tài liệu phải đầy đủ, tâm thế phải sáng trong, vững vàng. Đó là cách tốt nhất để phòng tránh “bệnh” viết dài, khoe chữ, ba hoa, sáo rỗng; nội dung “nhạt thếch”, tránh nguy cơ chệch hướng, lạc đường.

Nói và viết trong sáng, giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu là một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách báo chí cách mạng mà mỗi nhà báo cần rèn dũa, chiếm lĩnh. Muốn bài nói, bài viết, bài đấu tranh có sức thuyết phục, lan tỏa, đi vào lòng người, được nhân dân đón nhận, nhà báo cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo và phương hướng hành động của báo chí cách mạng, nhất là trong bối cảnh tràn ngập thông tin mạng hiện nay.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ thông tin, báo chí cách mạng nước ta đang đứng trước cơ hội phát triển mới, nhiều tờ báo đa phương tiện, đa tiện ích, luôn là kênh thông tin nhanh, nhạy, tác động sâu rộng và thường xuyên vào ý thức con người, góp phần quan trọng vào việc triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, là “vũ khí tinh thần sắc bén”, đã và đang phát huy tốt vai trò, tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình”; góp phần giữ gìn, ổn định chính trị, tật tự an toàn xã hội; đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Với tinh thần đổi mới để phát triển sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, báo chí cách mạng Việt Nam đang cùng “binh chủng” văn hóa - tư tưởng của Đảng phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; luôn bảo đảm tính đảng, tính chính trị, tính chiến đấu, tính nhân dân, tính chân thực, đa dạng và hấp dẫn của báo chí cách mạng Việt Nam.

Để thực hiện tốt vai trò xung kích đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhà báo cần phải thấm nhuần sâu sắc sự cần thiết phải bảo vệ những nội dung nào trong nền tảng tư tưởng của Đảng; có bút pháp, hình thức gì để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả.

Trước hết, nhà báo cần hiểu rõ nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là: [1] Bảo vệ phép biện chứng duy vật mác xít, tập trung bảo vệ hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù…; [2] Bảo vệ giá trị khoa học và cách mạng của quan niệm duy vật về lịch sử. Đó là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về nhà nước và cách mạng xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, v.v.; [3] Bảo vệ học thuyết giá trị thặng dư - hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của C. Mác; [4] Bảo vệ học thuyết nhân văn vì sự phát triển toàn diện của con người và xã hội loài người. Từ các nội dung căn cốt trên, nhà báo cần khẳng định cho được chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, lực lượng, biện pháp đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột bất công; giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc…

Thứ hai, nhà báo cần nhận thức đầy đủ, chính xác những giá trị cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó là: [1] Bảo vệ tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; [2] Về sức mạnh của Nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; [3] Về quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; [4] Về phát triển kinh tế và văn hóa; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; [5] Về đạo đức cách mạng; [6] Về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; [7] Về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; [8] Về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên là “người đầy tớ” thật trung thành của nhân dân, v.v..

Đó là hai nội dung “xây” và “chống” mà Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã chỉ ra. Trong đó, cần chú ý: Khi bảo vệ và đấu tranh phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”; “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả.

Trong khi bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà báo phải tỉnh táo nhận diện chính xác cấp độ, tác hại những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta để viết bài đấu tranh cho thấu tình đạt lý. Đồng thời, phải mạnh dạn đề xuất, gợi ý bổ sung, phát triển những quan điểm mới của học thuyết này, làm cho nó phù hợp với thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc tham mưu, tư vấn về việc bổ sung ấy là rất cần thiết; góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng thêm sức sống mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới trong bối cảnh mới hiện nay./.

-------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, TS. Đào Duy Quát, GS, TS. Đỗ Quang Hưng, PGS, TS. Vũ Duy Thông: Tổng quan về lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam [1925-2010], Nxb CTQG, Hà Nội, 2010.

2. GS,TS. Tạ Ngọc Tấn: Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn - Vấn đề - Nhận định, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2020.

3. PGS, TS, Nguyễn Thế Kỷ: Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2020.

Thiếu tướng, PGS, TS, NGND. Nguyễn Bá Dương

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Giúp Bạn » Cuộc sống » Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng và đây cũng là phương châm lãnh đạo của Đảng ta. Đây là một tất yếu khách quan sự phát triển lịch sử của đất nước. Nội dung này có sự nghiên cứu và vận dụng những tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và dựa theo tình hình thực tế của đất nước mà có sự điều chỉnh và bổ sung.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt nội dung cũng như ý nghĩa của tư tưởng này.

Nội dung Tại sao nói bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Tại sao nói bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 10 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Tại sao nói bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

V.I. Lê-nin với vấn đề bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Thứ ba - 23/07/2013 10:47
Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về vũ trang quần chúng để bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp vô sản, sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công [năm 1917], V.I. Lê-nin đã xây dựng nên học thuyết bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ảnh tư liệu

Trong học thuyết đó, Người chỉ rõ nhiều vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc đối với công cuộc bảo vệ tổ quốc trong điều kiện đảng cộng sản cầm quyền, như tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa; xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản; mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa;...

Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I. Lê-nin đã chuẩn bị những tiền đề lý luận về vấn đề bảo vệ thành quả của cách mạng vô sản, trong đó khẳng định, sau khi giành được thắng lợi, giai cấp vô sản và nhân dân lao động phải luôn củng cố, tăng cường sức mạnh vũ trang để bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Người chỉ rõ: “Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta không thể tồn tại được. Giai cấp thống trị không bao giờ nhường chính quyền cho giai cấp bị trị. Nhưng giai cấp bị trị phải chứng minh trên thực tế rằng họ không những có khả năng lật đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để bảo vệ lấy mình”[1].

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi, nhiều nước đế quốc câu kết với các thế lực tư sản, phản động trong nước thực hiện âm mưu can thiệp, gây chiến tranh xâm lược hòng thủ tiêu thành quả cách mạng, xóa bỏ Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần kíp và tất yếu khách quan đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô-viết: phải sẵn sàng chuẩn bị về mọi mặt để đánh bại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc chính quyền Xô-viết non trẻ và chế độ xã hội chủ nghĩa. V.I. Lê-nin đã nêu lên một luận điểm nổi tiếng: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”[2]. Người khẳng định: “Kể từ ngày 25 tháng Mười 1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ tổ quốc. Chúng ta tán thành “bảo vệ tổ quốc”, nhưng cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới, là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là tổ quốc, bảo vệ nước Cộng hòa xô-viết với tính cách là một đơn vị trong đạo quân thế giới của chủ nghĩa xã hội”[3]. Trong thời kỳ nội chiến [1918 - 1920], Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản [b] Nga và Hội đồng Dân ủy do V.I. Lê-nin đứng đầu đã có nhiều biện pháp tăng cường xây dựng, củng cố nền quốc phòng đất nước để chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài. Chỉ tính từ ngày 01-12-1918 đến ngày 27-02-1920, V.I. Lê-nin đã trực tiếp chủ trì gần 100 cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng để thảo luận và quyết nghị những vấn đề chiến lược về bảo vệ Tổ quốc. Người còn gửi gần 600 thư và điện cho các đơn vị quân đội để chỉ đạo các tình huống chiến dịch - chiến lược nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Về phương thức chiến lược bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, V.I. Lê-nin luôn coi trọng kết hợp chặt chẽ những vấn đề chiến lược về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, dựa chắc trên cơ sở xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản [b] Nga, V.I. Lê-nin đã trực tiếp chỉ đạo Hội đồng Quốc phòng và Hội đồng Dân ủy phát huy vai trò quan trọng trong củng cố chính quyền Xô-viết, động viên các nguồn lực cho mặt trận và xây dựng Hồng quân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề cơ bản, cấp thiết đặt ra nhằm ổn định đời sống nhân dân. Chính quyền Xô-viết cũng tiến hành nhiều biện pháp kiên quyết trấn áp các lực lượng phản động, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, xây dựng hậu phương chiến lược vững mạnh, tạo cơ sở cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình xây dựng quân đội cách mạng, V.I. Lê-nin rất coi trọng xây dựng bản chất cách mạng, bản chất giai cấp vô sản của quân đội. Người nhấn mạnh phải thường xuyên chăm lo xây dựng Hồng quân như “con ngươi trong mắt mình”, thực sự là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự chủ trì của V.I. Lê-nin, Đại hội các Xô-viết toàn Nga [tháng 6-1918] đã thông qua nghị quyết quan trọng về xây dựng Hồng quân công nông, trong đó có vấn đề thiết lập chế độ chính ủy trong Hồng quân.

Vận dụng và phát triển quan điểm của Ph. Ăng-ghen về mối quan hệ phụ thuộc của chiến tranh vào những điều kiện kinh tế, V.I. Lê-nin đã đặt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhiệm vụ xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và xác định hai nhiệm vụ đó phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Theo Người, phương thức tiến hành, diễn biến và kết cục chiến tranh bảo vệ tổ quốc phụ thuộc vào cả chế độ xã hội chủ nghĩa; nếu không bảo vệ được nước Nga Xô-viết, thì chẳng những đất nước sẽ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc mà chế độ xã hội chủ nghĩa cũng sẽ bị kẻ thù tiêu diệt. V.I. Lê-nin viết: “Nhưng chính vì chúng ta chủ trương bảo vệ tổ quốc, nên chúng ta đòi hỏi phải có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà... Cuộc chiến tranh cách mạng này cần phải được chuẩn bị lâu dài, nghiêm túc, bắt đầu từ kinh tế”[4].

Trong học thuyết bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, V.I. Lê-nin đặc biệt coi trọng việc phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt và những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là cơ sở trực tiếp quyết định việc nâng cao khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Theo V.I. Lê-nin, xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc là sứ mệnh của nhà nước chuyên chính vô sản, đồng thời là nghĩa vụ của toàn dân; vì vậy, mỗi người phải đem hết sức mình đóng góp cho công cuộc khôi phục và tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước. V.I. Lê-nin đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chính quyền Xô-viết thực hiện các biện pháp động viên, quy tụ, phát huy sức mạnh tổng hợp của Nhà nước và của toàn dân trong công cuộc củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả, như “Tuần lễ Đảng”, “Ngày thứ bảy cộng sản”, “Ngày sĩ quan đỏ”,...; qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Theo V.I. Lê-nin, trong điều kiện đảng cộng sản đã nắm được quyền lãnh đạo xã hội, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa có nội dung toàn diện, với mục tiêu bảo vệ bao gồm: bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; bảo vệ thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; bảo vệ sự ổn định và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ môi trường hòa bình và hạnh phúc của nhân dân.

Đối với vấn đề xây dựng quân đội công nông thường trực, chính quy của giai cấp vô sản và nhân dân lao động theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, V.I. Lê-nin đã vận dụng và phát triển sáng tạo vào xây dựng Hồng quân Xô-viết, trong điều kiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới được thành lập, tiềm lực quân sự còn thua kém xa các nước đế quốc chủ nghĩa. Người khẳng định: “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông... chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ... Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”[5]. Ngày 15-1-1918, Hội đồng Dân ủy do V.I. Lê-nin đứng đầu đã thông qua Sắc lệnh thành lập Hồng quân và Hải quân công nông - một quân đội chính quy kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản trên thế giới, là công cụ đặc biệt quan trọng để bảo vệ những thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa, thành trì giữ gìn hòa bình và an ninh của nhân dân Xô-viết.

V.I. Lê-nin khẳng định một nguyên lý trong xây dựng Hồng quân: “Chúng ta có một bộ máy quân sự to lớn. Không có các chính ủy chúng ta sẽ không có Hồng quân”[6]. Người chính ủy làm người đại diện cho Đảng Bôn-sê-vích và Nhà nước Xô-viết, nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo chính trị của Đảng ở các đơn vị; tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Đồng thời, người chính ủy có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân sự xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức để bổ sung cho quân đội cách mạng. Theo đó, hệ thống tổ chức đảng, cơ quan chính trị, chế độ chính ủy được thiết lập và thực hiện thống nhất trong toàn quân. Trong năm 1918, hơn 3.200 đảng viên được điều vào quân đội giữ chức chính ủy; đến tháng 8-1920, trong quân đội có 30 vạn đảng viên, bằng 50% tổng số đảng viên Đảng Cộng sản [b] Nga lúc đó. Đây là nhân tố quan trọng quyết định việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm cho quân đội chấp hành nghiêm nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, làm tròn chức năng nòng cốt của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

V.I. Lê-nin rất chú trọng phát huy vai trò to lớn của Nhà nước đối với việc ưu tiên nghiên cứu khoa học quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại cho quân đội, để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, làm nòng cốt xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang Xô-viết. Người khẳng định: Nếu “không có khoa học thì không thể xây dựng được một quân đội hiện đại”[7]. Người còn nêu một luận điểm rất quan trọng: Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ. Trong hòa bình, tuy nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế đất nước là trung tâm, nhưng, theo V.I. Lê-nin, vẫn luôn “phải giữ cho Hồng quân của chúng ta trong thế sẵn sàng chiến đấu và tăng cường năng lực chiến đấu”[8].

Thực hiện quan điểm bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I. Lê-nin, Hội đồng Quốc phòng và Hội đồng Dân ủy đã tập trung các biện pháp phát triển nhanh chóng lực lượng Hồng quân, từ chỗ chỉ có khoảng 30 vạn người lúc mới thành lập, đến cuối năm 1918 đã nâng lên hơn một triệu người với các binh chủng: Bộ binh, Kỵ binh, Pháo binh, Thiết giáp, Công binh, Không quân. Đồng thời, hệ thống các trường quân sự cũng được phát triển mạnh mẽ; đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng nghìn cán bộ quân đội, trong đó nhiều người trở thành cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc về quân sự và chính trị của các lực lượng vũ trang Xô-viết, đóng góp quan trọng vào chiến thắng vĩ đại của quân đội và nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần to lớn cứu nhân dân nhiều nước thoát khỏi họa diệt chủng của chủ nghĩa phát-xít.

Sau những sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong thập niên 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội trên thế giới đã và còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhân cơ hội đó, các thế lực phản động quốc tế câu kết chặt chẽ với những phần tử cơ hội chính trị ở một số quốc gia tìm mọi âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt hòng xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó có học thuyết của V.I. Lê-nin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Song, toàn bộ thực tiễn chống phá quyết liệt Đảng Cộng sản, Nhà nước và các lực lượng vũ trang Liên Xô của các thế lực thù địch, cùng hiện thực phát triển sinh động, phong phú và sâu sắc của chủ nghĩa xã hội ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba,... trong mấy thập niên vừa qua càng làm nổi bật và khẳng định giá trị trường tồn của học thuyết V.I. Lê-nin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trở thành nguyên tắc chiến lược liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến hết sức phức tạp với những biến động bất trắc, khó lường, tiềm ẩn cả những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với nước ta, sự nghiệp đổi mới đất nước trong hơn 25 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được củng cố, tạo thuận lợi căn bản cho việc tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nước ta cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Bên cạnh đó, những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên và lợi ích liên quan giữa các quốc gia, dân tộc vẫn diễn biến khá gay gắt, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, nhất là khi các nước lớn có sự mặc cả và thỏa hiệp với nhau, gây phương hại đến chủ quyền và lợi ích của dân tộc ta.

Trước tình hình đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phải thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh vững mạnh, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về chiến lược trong mọi tình huống, đủ sức đập tan tất cả các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để tập trung phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng đúng đắn và phát triển một cách sáng tạo những nguyên lý phổ biến, những vấn đề có tính nguyên tắc trong học thuyết của V.I. Lê-nin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vào điều kiện cụ thể của đất nước, chúng ta cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được thể hiện rõ trong nhiều nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Thực hiện đổi mới tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, chúng ta cần phải quan tâm, chăm lo hơn nữa trong xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước, như tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực khoa học và tiềm lực quân sự, nhằm tạo nên sức mạnh toàn diện, to lớn của đất nước. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển, bảo vệ và giữ vững môi trường hòa bình, không để xảy ra chiến tranh - đó là thượng sách để giữ nước. Quá trình xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là quá trình tạo ra và nhân lên sức mạnh to lớn để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, và đó là quá trình bảo vệ tích cực nhất, chủ động nhất. Mỗi bước phát triển của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội cũng đồng thời tạo thêm sức mạnh mới cho quá trình bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang, mà là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa với sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh, kinh tế, đối ngoại và các lĩnh vực khác là nhân tố quyết định. Sức mạnh đó được tạo ra trên cơ sở xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn chặt chẽ với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân không ngừng được củng cố, tăng cường ngay từ trong thời bình; cùng với việc tập trung xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Đó là những yếu tố bảo đảm cho chúng ta đủ sức ngăn ngừa chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

------------
[1] V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 38, tr. 165 – 166
[2] V.I. Lê-nin: Sđd, t. 37, tr. 145
[3] V.I. Lê-nin: Sđd, t. 36, tr. 102
[4] V.I. Lê-nin: Sđd, t. 35, tr. 480 – 481
[5] V.I. Lê-nin: Sđd, t. 39, tr. 175 - 176
[6] V.I. Lê-nin: Sđd, t. 41, tr. 179
[7] V.I. Lê-nin: Sđd, t. 40, tr. 210
[8] V.I. Lê-nin: Sđd, t. 42, tr. 159

Đại tá, ThS, Nguyễn Đức Thắng - Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng

Theo Tuyengiao.vn

Video liên quan

Chủ Đề