Vì sao cần sức khỏe tốt

“Sức khỏe tinh thần” và những ý nghĩa quan trọng không phải ai cũng biết

Không phải tự nhiên mà người xưa có câu: “Thân tâm thường lạc”. Cuộc sống được coi là trọn vẹn chỉ khi chúng ta có một một tâm trí an lành bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng, hầu hết mọi người luôn có thái độ sống hờ hững với sức khỏe tinh thần của mình mình. Bạn có biết, sức khỏe tinh thần chính là “gót chân Asin” có thể khiến bạn gục ngã bất cứ lúc nào?

Sức khỏe tinh thần là gì?

“Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng” - Theo tổ chức y tế thế giới WHO.

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò then chốt trong sức khỏe toàn diện của con người. Sức khỏe tinh thần không ổn định tác động đến khả năng đưa ra quyết định, khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng làm tốt trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và các quan hệ xã hội khác [bạn bè, nơi làm việc và cộng đồng].

Một người có sức khỏe tinh thần tốt chắc chắn sẽ luôn nhìn thấy những khía cạnh tích cực trong mọi vấn đề. Cuộc sống nhờ vậy sẽ bình lặng hơn và dù có gặp khó khăn hay trắc trở cũng có thể mạnh mẽ đối diện và vượt qua. Nếu có một tinh thần khỏe mạnh, bạn chắc chắn là một người chào ngày mới bằng những nụ cười tươi, ăn ngon miệng, ngủ yên giấc, sống chan hòa với mọi người và luôn tự tin với chính bản thân mình.

Ngược lại, nếu một người có sức khỏe tinh thần bất ổn, họ chắc chắn đang phải đối diện với thật nhiều điều tồi tệ và tiêu cực. Thậm chí, tình trạng này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, khả năng xử lý công việc và các mối quan hệ xung quanh.

Sức khỏe tinh thần tốt - Nền tảng cho một thể chất mạnh mẽ và cuộc sống vui vẻ

Bạn có biết, trong khu vực Tây Thái Bình Dương, chỉ riêng rối loạn trầm cảm là nguyên nhân gây ra 5,73% gánh nặng bệnh tật. Sức khỏe thể chất phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe tinh thần. Giữa thể chất và tinh thần luôn có một sợi dây liên kết vô cùng chặt chẽ. Cơ thể thường sẽ phản ứng theo những cảm xúc và suy nghĩ của bạn.

Khi cảm thấy buồn chán, căng thẳng hay lo lắng trong một khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ dễ rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian mà không được giải quyết có thể sẽ dẫn đến những hiện tượng nghiêm trọng hơn như cao huyết áp hay đau dạ dày.

Đặc biệt, sức khỏe tinh thần tốt có liên quan đến trạng thái hạnh phúc, sự tự tin, lòng tự trọng, sự hài lòng… Một hệ tư tưởng tích cực giúp hình thành các quan hệ tích cực, phát huy tiềm năng và giúp mỗi người sẵn sàng đương đầu với thử thách. Cuộc sống chắc chắn sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn biết cách cải thiện sức khỏe tinh thần của chính mình.

Những “liều thuốc” giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần

1. Rèn luyện cơ thể

Một trong những cách hữu hiệu giúp sức khỏe tinh thần luôn ở trạng thái ổn định chính là duy trì việc rèn luyện cơ thể. Hãy tập thể dục thường xuyên, bởi việc này có thể giúp cơ thể sản sinh ra Endorphin - chất dẫn truyền thần kinh giúp bạn cảm thấy vui vẻ và ức chế phản ứng căng thẳng của cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng và khiến bạn bình tĩnh hơn trong những hoàn cảnh tiêu cực. Có nhiều hình thức rèn luyện cơ thể như tập Yoga, đi bộ, khiêu vũ, chơi thể thao,... Bạn có thể tìm cho mình một hình thức phù hợp mà bạn yêu thích.

2. Ăn uống điều độ

Thói quen và chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy bổ sung những chất dinh dưỡng giúp cơ thể kiểm soát căng thẳng, từ những thực phẩm như ngũ cốc, bơ, chuối, các loại củ quả,... Đồng thời, bạn nên hạn chế sử dụng các món ăn, thức uống chứa chất kích thích như caffeine, rượu,...

3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là thời gian để cơ thể phục hồi và giải quyết căng thẳng sau một ngày. Đây là lúc não bộ thư giãn và cơ thể được thư thái sau hoạt động cơ bắp suốt ngày dài. Điều quan trọng là ngủ đủ giấc và giấc ngủ phải có chất lượng. Để giảm bớt căng thẳng, bạn cần ngủ 6-8 tiếng mỗi đêm.

4. Xây dựng sự tự tin

Cảm thấy hạnh phúc về bản thân là điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần. Suy nghĩ lo lắng và tiêu cực có thể khiến bạn thất vọng. Chính vì vậy, hãy ngừng việc liên tục tự kiểm điểm bản thân bằng cách tập trung vào điểm mạnh của chính mình.

5. Để tâm trí nghỉ ngơi tối thiểu 10 phút một ngày

Mỗi ngày, hãy dành cho tâm trí của bạn ít nhất là 10 phút để nghỉ ngơi. Đóng cửa văn phòng của bạn hay rời xa những chốn xô bồ và để bản thân thả lỏng nhất có thể. Nghĩ về những điều hạnh phúc và ước mơ về những điều tuyệt đẹp, tại sao không?

Một lần nữa, đừng hờ hững mà hãy nghiêm túc nhìn vào cảm xúc của chính mình, chăm chút và nuôi dưỡng nó mỗi ngày nếu bạn muốn có một cuộc đời không hối tiếc. Với MB Ageas Life, một trong những sứ mệnh của chúng tôi chính là góp phần xây dựng sức khỏe tinh thần cho bạn. Chúc bạn luôn có một tinh thần và thể chất khỏe mạnh để có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn từng phút giây!

Dưới đây là những phương pháp giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền đáng kể nhưng vẫn luôn có một thể trạng hoàn hảo

Các bài tập thể dục sử dụng chính trọng lượng cơ thể ví dụ như hít đất, gập bụng, squat ... là cách đơn giản nhất. Bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện về tính linh hoạt, cân bằng và sức mạnh tổng thể một cách rõ rệt mà không cần bất kỳ dụng cụ nào. Có nhiều động tác khác nhau tập trung vào từng bộ phận như cánh tay, chân, bụng …

Các nghiên cứu cho thấy mọi người thường kiên trì tập luyện hơn nếu đi tập chung với một người bạn. Đó là một cách hay để vui vẻ với bạn bè [hay người ấy!] Và họ chính là động lực khuyến khích mình nhấc người lên mỗi khi cảm thấy lười biếng.

3. Chạy bộ

Không ngạc nhiên khi càng ngày càng có nhiều người chạy bộ. Đó là một phương pháp hiệu quả và rẻ tiên để có được sức khỏe và cũng rất dễ dàng để thực hiện. Bạn chỉ cần đầu tư vào một đôi giày chạy tốt và chắc chắn để bắt đầu, cùng với một con đường hay địa điểm lí tưởng để khám phá. Bạn có thể tập ở bất cứ đâu, trời mưa hay nắng - chỉ cần bạn xác định phương hướng và quyết tâm, thế là bạn đã sẵn sàng lên đường.

Internet là một kho tàng các video tập luyện mà bạn sẽ không phải mất một xu nào để xem. Bạn có thể tìm trên YouTube các video tập luyện thể dục nhịp điệu, zumba hoặc yoga … để có thể thay đổi môn tập nếu bạn muốn, tùy thuộc vào tâm trạng. Một số trang web khác thì yêu cầu bạn đăng ký vào hệ thống để có thể xem video của họ, sau đó bạn có thể xem hoặc tải xuống bất cứ lúc nào nào bạn thích.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ trong ít nhất 30 phút là một khởi đầu tốt cho những người muốn bắt đầu một thói quen tập thể dục lành mạnh. Đây cũng là một cách tốt để làm săn chắc đôi chân của bạn trước khi bắt đầu môn chạy bộ.

Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo

Nội dung bài viết

  • Thường xuyên theo dõi các chỉ số cơ thể

  • Ghi lại nhật ký ăn uống

  • Siêng năng vận động

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

  • Ngủ đúng giờ và ngủ sâu

Nội dung bài viết

  • Vì sao mỗi người nên quan tâm và đầu tư cho sức khỏe càng sớm càng tốt?

  • Chia sẻ 6 cách đầu tư cho sức khỏe bản thân

    • Thiết lập lối sống vận động

    • Ăn uống khoa học

    • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi

    • Khám sức khỏe định kỳ

    • Mua bảo hiểm - đầu tư cho sức khỏe dài hạn

Rất nhiều người còn không biết tình trạng sức khỏe tinh thần của mình đang bất ổn. [ảnh minh hoạ]

Khi đối diện với các vấn đề trở ngại, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ luôn nhìn thấy những khía cạnh tích cực và tìm ra giải pháp giải quyết nhanh chóng. Họ cũng biết cách tĩnh tâm như một cái cây sống bình lặng dù cuộc đời có xô bồ đến thế nào.

Bạn hãy xem mình có các dấu hiệu sau đây của người có sức khỏe tinh thần tốt không nhé:

- Bạn cảm thấy hào hứng khi bắt đầu một ngày mới.

- Bạn luôn tự tin khi ngắm bản thân mình trong gương.

- Bạn thường xuyên mỉm cười với mọi người xung quanh.

- Bạn có thể suy nghĩ tích cực ngay cả trong tình huống tiêu cực.

- Bạn ăn ngon miệng, ngủ yên giấc và hiếm khi phiền muộn quá 1 ngày.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì gồm 3 thành phần: sức khỏe thể chất, tâm thần, xã hội. Sức khỏe tâm thần là tình trạng tinh thần thoải mái, cuộc sống tốt, thích ứng mọi hoàn cảnh cuộc sống đó là sức khỏe tâm thần tốt. Từ xưa đến nay, mọi chính sách cuộc sống, đi song hành vật chất và tinh thần, mọi người dân đều quan tâm đến sức khỏe tâm thần nhưng quan tâm ra sao.

Khi sức khỏe tinh thần bất ổn, bạn sẽ gặp nhiều trở ngại với tâm lý tiêu cực. Thậm chí, tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khả năng xử lý công việc và các mối quan hệ.

Sau đây là một số dấu hiệu của người có sức khỏe tinh thần bất ổn:

- Bạn không muốn bước xuống giường vào mỗi buổi sáng.

- Bạn thường xuyên bị stress do áp lực công việc hàng ngày.

- Bạn dễ dàng cảm thấy buồn chán, bị tổn thương và tức giận.

- Bạn thường muốn được ở một mình hoặc làm việc đơn độc.

- Bạn cảm thấy mệt mỏi về thể chất dù không có vấn đề bệnh lý.

Nếu tình trạng sức khỏe tinh thần bất ổn kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc các chứng rối loạn tin thần hay thường gọi là bệnh tâm lý.

[ảnh minh hoạ]

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Trạng thái sức khỏe tâm thần chia ra: bình thường, ranh giới, có rối loạn.

- Bình thường khi gặp vấn đề chúng ta thích ứng và trở lại bình thường.

- Ranh giới là khi gặp vấn đề chúng ta căng thẳng, khó chịu và có thể phản ứng cơ thể gây ra rối loạn nhưng rối loạn có thể tự điều chỉnh hoặc chuyển sang bệnh lý và mức độ thứ 3 là chuyển sang bệnh lý rối loạn tâm thần.

- Biểu hiện của rối loạn tâm thần [căng thẳng không] mà nhiều khi biểu hiện bằng đau đầu, mất ngủ, hồi hộp trống ngực, hụt hơi, tăng huyết áp, mệt mỏi, dạ dày ruột dễ kích thích dễ  mót đi tiểu, vã mồ hôi…

Tại nước ta, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân. Nếu tinh thần của bạn bất ổn thì dù thể chất của bạn vạm vỡ đến đâu hay tính cách mạnh mẽ ra sao vẫn sẽ có nguy cơ “bại trận” khi đối mặt với khó khăn. Đối với người sống tình cảm hoặc dễ bị stress, sức khỏe tinh thần lại càng có ý nghĩa quan trọng.

>>Xem đầy đủ tư vấn từ chuyên gia về vượt qua stress tại: //suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-vuot-qua-stress-trong-mua-dich-n172557.html

Nếu tình trạng bệnh tinh thần ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng thói quen sống lành mạnh. Khi tình trạng trở nặng hơn với các triệu chứng nghiêm trọng, bạn mới phải tìm đến các liệu pháp tâm lý kết hợp dùng thuốc điều trị. Các thuốc thường dùng trong điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần theo chỉ dẫn của bác sĩ gồm:

- Thuốc bình thần, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật như tofisopam [Grandaxin] có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bất an về tâm lý [lo âu, căng thẳng, cáu gắt, khó ngủ,…] và triệu chứng vận mạch [cơn bừng bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực,…].

- Thuốc chống trầm cảm, giải lo âu: nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin [SSRIs] gồm fluoxetine [Prozac, Sarafem], paroxetine [Paxil, Pexeva], sertraline [Zoloft],…

Loại thuốc nào là tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh và những vấn đề sức khỏe khác mà bạn có thể gặp phải. Bác sĩ có thể cho bạn thử một vài loại thuốc ở các liều khác nhau trước khi tìm ra loại phù hợp giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc điều trị bệnh tinh thần có thể mang đến một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, vì thế bạn không nên tự ý mua mà cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Trân trọng cảm ơn VPĐD của công ty EGIS PHARMACEUTICALS Private Limited Company đã đồng hành cùng chương trình.

>> Xem thêm đầy đủ tư vấn từ chuyên gia về Cách Ứng phó với Stress trong cuộc sống hiện đại tại:

//suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-ung-pho-voi-stress-trong-cuoc-song-hien-dai-n148098.html


Video liên quan

Chủ Đề