Vì sao cơ thể bị nóng

Da nóng là biểu hiện của bệnh gì? Là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm, lo lắng khi đột nhiên bị nóng da. Biết được điều đó bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẽ tới các bạn về vấn đề này, cùng theo dõi nhé !

Nóng da là một hiện tượng mà xúc giác cảm nhận được nhiệt ở dưới lớp biểu bì dẫn đến những khó chịu đối với người mắc phải. Bị nóng da khiến cho bạn luôn cảm thấy cáu gắt ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, làm việc của bạn rất nhiều.


Da bị nóng khiến cơ thể bị khó chịu

► Da nóng là biểu hiện của bệnh gì?

Nóng da là một trong những biểu hiện thường trực nhất của tình trạng nóng trong người, tình trạng này xảy ra ở tất cả những lứa tuổi giới tính. Đồng thời, chúng còn gây ra nhứng triệu chứng khác bên cạnh việc nóng ngoài da.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng trong người chính là do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người.
Mặt khác, đó là do chính những tác nhân bên ngoài gây nên. Cụ thể là:

- Dùng nhiều loại hóa chất [uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh].

- Sử dụng chất kích thích [bia, rượu, thuốc lá...].

- Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh nên sinh nhiệt.

- Uống quá ít nước, không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.


Chế độ ăn uống không hợp lí cũng là nguyên nhân dẫn đến nóng trong


Xem ngay: >>> Thuốc bổ mát gan hỗ trợ điều trị bệnh nóng trong người tốt nhất hiện nay

► Nóng trong người ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Bị nóng trong người khiến cho bạn luôn cảm thấy cáu gắt ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, làm việc của bạn rất nhiều. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn:

– Suy yếu hệ miễn dịch nên dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.

– Thiếu và mất nước quá nhiều dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.

– Thâm nhập phần huyết [gây chứng huyết nhiệt], dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch…

– Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Gan chứa nhiều chất béo, chất độc cũng có thể khiến cho khả năng tiêu hóa gặp nhiều vấn đề. Mặc dù có thể chỉ là ở mức độ nhẹ như chán ăn, khó tiêu… nhưng thường diễn ra trong khoảng thời gian rất đều đặn, cảnh báo gan của bạn đang bị suy yếu dần.

► Cách khắc phục tình trạng nóng trong người

Nóng trong người là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chung quy lại là do chức năng gan, thận suy yếu, không thể bài tiết chất độc ra ngoài.

Để khắc phục biệu hiện nóng da trên, tránh được nóng trong người cũng như phòng ngừa các bệnh lý khác, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

– Uống Đủ Nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường các loại thức uống có tính mát như nước sắn dây, nước rau má,… sẽ giúp cho cơ thể thanh lọc, giải độc tố đông thời có thể đào thải các chất cặn bã ra ngoài, giúp giảm nhiệt cho cơ thể.


Uống đủ 2l nước mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe

– Hạn Chế Dùng Các Chất Kích Thích

Các sản phẩm chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê…thường gây nóng trong người. Việc hạn chế được các chât này sẽ giúp cơ thể tránh được những độc tố có hại cho cơ thể.

– Ăn Nhiều Thức Ăn Có Chất Xơ

Các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như các loại rau xanh, mồng tơi, rau ngót,… các loại hoa quả như mướp đắng, bưởi, cam…các loại hạt như hạt sen, các loại hạt đỗ… đều là các sản phẩm có tính mát, thanh nhiệt giúp điều trị nóng trong người hiệu quả.

Để tránh cơ thể bị nóng nhiệt trong người, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm này trong mỗi bữa ăn và tăng tần suất sự xuất hiện của nó trong các bữa ăn hằng ngày để có thể giảm nhiệt và phòng ngừa bệnh.

– Ngủ đủ giấc và giữ tâm trạng thư giãn sau khoảng thời gian làm việc, học tập mệt mỏi.

– Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường đề kháng, đồng thời giúp chúng ta có vóc dáng đẹp hơn.

– Một số bài thuốc thảo dược cũng rất có tác dụng với tình trạng bị nóng nhiệt trong người mà chúng ta có thể áp dụng như:

+ Dùng Sơn trà, thục linh, thục địa, hoài sơn, đan bì, trạch tả… sau các bữa ăn.

+ Dùng tang diệp và cúc hoa[nụ ] để pha trà uống hằng ngày. Hoặc uống “trà song hoa ẩm” với nguyên liệu là kim ngân hoa cùng cúc hoa.

+ Ngoài ra việc sử dụng các loại hoa lá như lá hồng bì, hoa thiên lý, nhân trần, lá sen,… đều có tác dụng rất tôt trong việc tránh nóng nhiệt trong người cực kỳ hiệu quả.


Dùng tang diệp và cúc hoa để pha trà uống hằng ngày

– Đối với trường hợp người bệnh đã thực hiện đầy đủ tất cả những phương pháp trên đây những vẫn gặp phải những triệu chứng như:  táo bón, nước tiểu vàng, miệng lưỡi phồng rộp, hơi thở cảm giác nóng và có mùi hôi… thì do chức năng gan, thận suy yếu, không thể bài tiết chất độc ra ngoài phương pháp có thể áp dụng chính là sử dụng thực phẩm chức năng Funadin hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh mà nguyên nhân do nhiệt gây lên, giải độc cơ thể.
 


Bài viết trên là câu trả lời cho da nóng là biểu hiện của bệnh gì. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề mà bạn đang quan tâm. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh !
 

_______________________________
Bài liên quan:
>>> Bật mí: 10 bài thuốc dân gian chữa nóng trong người HIỆU QUẢ đơn giản dễ làm nhất
>>> Nóng gan nỗi mụn nên uống gì để mát gan, trị mụn đẹp da
>>> Mẩn ngứa mụn nhọt là biểu hiện của bệnh gì?

Xung nhiệt đột ngột có thể cảnh hưởng bất kỳ ai trong mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xung nhiệt đột ngột?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xung nhiệt đột ngột, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc: Phụ nữ hút thuốc có nhiều khả năng bị nóng bừng
  • Béo phì: Nếu cơ thể có chỉ số khối BMI cao thì bạn sẽ bị nóng bừng nhiều lần
  • Hoạt động thể chất: Nếu không tập thể dục, bạn có thể dễ bị nóng trong thời kỳ mãn kinh
  • Chủng tộc: Nhiều phụ nữ Mỹ gốc Phi bị nóng bừng do mãn kinh so với những phụ nữ gốc Âu. Nóng bừng ít phổ biến hơn ở phụ nữ gốc Nhật Bản và Trung Quốc so với phụ nữ da trắng châu Âu.

Không phải tất cả những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh đều gặp phải hiện tượng nóng bừng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra lý do rõ ràng tại sao chỉ có một số người bị các cơn nóng bừng làm phiền.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh xung nhiệt đột ngột?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán các cơn nóng bừng dựa trên các triệu chứng được miêu tả. Để xác định nguyên nhân gây ra các cơn nóng bừng, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có ở trong quá trình chuyển sang mãn kinh hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh xung nhiệt đột ngột?

Người tự nhiên người nóng bừng phải làm sao? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc điều trị hiệu quả nhất cho các cơn nóng bừng là sử dụng estrogen, nhưng dùng hormone này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề sức khỏe khác. Các thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống động kinh cũng có thể giúp giảm các cơn nóng bừng.

Bạn nên thảo luận về ưu và nhược điểm của các phương pháp điều trị khác nhau với bác sĩ. Nếu các cơn nóng bừng không ảnh hưởng cuộc sống, bạn có thể không cần điều trị. Đối với hầu hết phụ nữ, các cơn nóng bừng sẽ tự hết trong vòng một vài năm.

Liệu pháp hormone

Estrogen và progesterone là hormone được sử dụng để giảm tình trạng nóng bừng. Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung có thể chỉ cần dùng estrogen. Tuy nhiên, nếu vẫn còn tử cung, bạn nên dùng progesterone cùng với estrogen để chống lại bệnh ung thư niêm mạc tử cung [ung thư nội mạc tử cung]. Một loại thuốc kết hợp giữa bazedoxifene với estrogen liên hợp [Duavee®] sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Thuốc này có thể tránh được nguy cơ ung thư, nhưng vẫn cần được nghiên cứu thêm. Liệu pháp estrogen không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn đã từng bị máu đông hoặc ung thư vú.

Thuốc chống trầm cảm

Liều lượng thấp của một số thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm các cơn nóng bừng, ví dụ như venlafaxine [Effexor XR®, Pristiq®], paroxetine [Brisdelle®, Paxil®, Pexeva®], fluoxetine [Prozac®, Sarafem®]. Brisdelle là thuốc chống trầm cảm duy nhất để điều trị các cơn nóng bừng, được chấp thuận bởi Cục quản lý thuốc và thực phẩm. Nhưng, thuốc này đắt tiền so với các thuốc có chung công thức. Thuốc chống trầm cảm không hiệu quả như liệu pháp hormone đối với cơn nóng nghiêm trọng, nhưng chúng có thể giúp ích cho những người phụ nữ không thể hoặc không muốn sử dụng liệu pháp hormone. Các tác dụng phụ bao gồm đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, tăng cân, khô miệng, rối loạn chức năng tình dục, tự sát và hội chứng nghiện nếu dừng thuốc đột ngột. Một số tác dụng phụ có thể giảm theo thời gian hoặc do việc điều chỉnh liều lượng. Nếu bạn có ý nghĩ tự tử trong khi dùng một trong các loại thuốc này, hãy đi khám ngay lập tức.

Các thuốc theo toa khác

Những thuốc có thể làm bạn cảm thấy thoải mái hơn bao gồm:

  • Gabapentin [Neurontin®, Gralise®]: gabapentin là một thuốc chống động kinh có hiệu quả vừa phải trong việc làm giảm các cơn nóng bừng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, chóng mặt và nhức đầu.
  • Clonidine [Catapres®, Kapvay® và các biệt dược khác]: clonidine, dạng viên hoặc miếng dán thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp, có thể làm nhẹ triệu chứng nóng bừng. Các tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng và táo bón.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xung nhiệt đột ngột?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ cơ thể mát: Nhiệt độ của cơ thể tăng nhẹ có thể kích hoạt các cơn nóng bừng. Nếu mặc nhiều lớp áo, bạn hãy loại bỏ bớt quần áo khi bắt đầu cảm thấy ấm lên. Bạn hãy mở cửa sổ hoặc dùng quạt hoặc máy điều hòa không khí để hạ nhiệt độ phòng. Nếu bạn cảm thấy cơn nóng bừng bắt đầu đến, hãy dùng đồ uống lạnh.
  • Không dùng một số thực phẩm: Thức ăn nóng và cay, đồ uống có chứa caffeine và rượu có thể gây nóng bừng. Bạn hãy tìm hiểu để nhận ra yếu tố gây cơn nóng bừng và tránh xa chúng.
  • Thư giãn: Một số phụ nữ cảm thấy dễ chịu khi bị cơn nóng bừng nhẹ làm phiền bằng cách thiền, thở sâu, chậm hoặc các kỹ thuật giảm stress khác. Thậm chí, các phương pháp này có thể mang tới các lợi ích khác, chẳng hạn như giảm bớt rối loạn giấc ngủ có xu hướng xảy trong thời kỳ mãn kinh.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá có liên quan đến tăng nguy cơ tự nhiên người nóng bừng hay cảm giác người nóng bừng nhưng không sốt. Việc không hút thuốc, có thể giúp làm giảm các cơn nóng bừng cũng như nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
  • Giảm cân: Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm bớt cơn nóng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề