Vì sao dê mẹ không cho con bú

Giai đoạn bú sữa đầu [từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi]:

Sau khi dê đẻ ra, dùng khăn sạch, khô, mềm lau toàn bộ cơ thể dê con, tiến hành cắt rốn cho dê bằng cách dùng tay trái cầm cuốn rốn, kẹp rốn giữa ngón cái và ngón trỏ của tay phải, đồng thời vuốt nhẹ theo hướng ra ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 4- 5cm, sau đó dùng kéo cắt cuống rốn phía ngoài cách nút chỉ 1,0- 1,5 cm và sát trùng vết cắt bằng cồn iốt 5% hoặc dung dịch oxy già. 

Để dê sinh trưởng và phát triển tốt, giai đoạn nuôi dê từ sơ sinh đến cai sữa được đánh giá là một trong những bước đệm đầu quan trọng. Ảnh: Trần Quang.

Sau khi đẻ 20- 30 phút cho dê con bú sữa đầu, không được để chậm hơn. Có thể cho bú trực tiếp hoặc bú bằng bình, mỗi ngày 3- 4 lần. Bố trí ổ lót bằng rơm rạ mềm, khô cho dê con nằm. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm cho dê con. Nếu dê con yếu, cần vắt sữa ra bình cho dê bú. Nếu dê mẹ không cho con bú, phải ép cho bú bằng cách giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ những tia sữa đầu rồi vắt sữa vào miệng dê con. Làm mấy lần cho đến khi dê mẹ quen và cho con bú.


Giai đoạn bú sữa thường [từ 7 ngày tuổi đến cai sữa]:

Giai đoạn này có thể kéo dài 3 tháng hoặc hơn, tùy theo hướng sản xuất. Nếu nuôi dê để khai thác sữa, nên cai sữa lúc 3 tháng tuổi. Ở những dê mẹ năng suất sữa thấp và nuôi lấy thịt, có thể cho dê con bú đến tháng thứ tư hoặc thứ năm. Có thể cho dê con bú trực tiếp, bú bình hoặc vắt sữa ra chậu cho dê con ăn, mỗi ngày 2- 3 lần. Sữa vắt ra cho ăn ngay. Dụng cụ chứa sữa [bình, chậu] phải sạch sẽ.

Từ tuần tuổi thứ ba, tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu, chất lượng tốt: cỏ non phơi tái, cỏ khô sạch, bột cám, bột ngô, bột đậu tương rang. Lượng sữa và thức ăn tinh hàng ngày cần cho một con nên trong khoảng: Dưới 3 tuần tuổi: 400- 600g sữa. Từ 22- 42 ngày tuổi: 500- 600g sữa và 50- 100g thức ăn tinh.  Nên nhớ cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch sẽ cho dê con, thường xuyên quét dọn chuồng trại, bảo đảm chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.


 Mỗi ngày cần bố trí cho dê con vận động 1- 2 giờ trên sân chơi cạnh chuồng họăc trên bãi chăn. Những con còi cọc, cần bổ sung thêm premix khoáng, các vitamin A, D, E, B-complex,… Trước khi cai sữa, sử dụng Levamisol tẩy giun đũa cho dê con.

Sau khi đẻ đến 10 ngày tuổi: Dê con vừa đẻ xong, bạn lau khô mình cho nó rồi cắt rốn ngay [cắt cách cuống rốn 3-4cm, vuốt hết máu ra ngoài]. Sau đó, bạn lấy dây chỉ buộc cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm rồi cắt phần bên ngoài của cuống rốn, sát trùng chỗ cắt bằng oxy già hay cồn iod 5%.    Vẫn để dê nằm chung chuồng với mẹ, lót chỗ nằm cho nó bằng rơm hoặc cỏ sạch.   Trong nửa giờ sau khi đẻ, dê con cần được bú sữa đầu, bởi vì lúc này sữa mẹ rất tốt, có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp dê con mau lớn, có sức đề kháng chống được tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh đường tiêu hóa.   Nếu dê con quá yếu, không tự bú được thì bạn tập cho nó bú hoặc vắt sữa vào bình rồi cho nó bú 3-4 lần/ngày.   Nếu dê mẹ không chịu cho bú thì bạn giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ tia sữa đầu rồi đưa núm vú vào miệng dê con, tập cho nó bú. Lúc nào nhận thấy dê con đã bú no bạn mới cho nó rời vú mẹ. Tập cho dê bú như thế vài ngày thì dê mẹ sé chịu cho con bú trực tiếp. Ngoài ra, bạn cần tập cho dê con bú đều hai vú mẹ. Nếu chỉ bú một bên, vú còn lại sẽ cương sữa làm dê mẹ đau, không chịu cho con bú nữa.   Từ 11 đến 45 ngày tuổi: Đây là giai đoạn vắt sữa dê mẹ [2 lần/ngày, lúc sáng và chiều tối đối với dê mẹ có năng suất sữa trên 1 lít/ngày]. Sau khi vắt sữa xong, bạn cho dê con bú phần sữa còn lại trong bầu vú của dê mẹ.   Nếu thấy dê con bú chưa no thì bạn cho nó bú thêm khoảng 300-350ml sữa [bằng bình, 2-3 lần/ngày].   Mỗi ngày bạn cho dê con bú khoảng 450-600 ml sữa là vừa. Để xác định được lượng sữa dê con đã bú, bạn cân trọng lượng của nó trước và sau khi cho bú.   Nếu dê mẹ tiết sữa dưới 1 lít/ngày, bạn chỉ vắt sữa 1 lần/ngày vào buổi sáng và cần tách dê con khỏi mẹ từ 5 giờ chiều hôm trước đến 6,30 giờ sáng hôm sau. Rồi bạn cho dê con theo mẹ suốt thời gian còn lại trong ngày, không cần cho bú thêm bằng bình.   Từ lúc dê 11 ngày tuổi trở đi, bạn có thể tập cho nó ăn thêm những loại thức ăn dễ tiêu như các loại cỏ lá non sạch, chuối chín, bột bắp, bột đậu nành rang…   Lượng thức ăn tăng dần: Từ 28 đến 45 ngày tuổi cho ăn khoảng 30-35 g thức ăn tinh; từ 46-90 ngày tuổi cho ăn 50-100g thức ăn tinh.   - Từ 46-90 ngày tuổi: Ở giai đoạn này, bạn chỉ cho dê con bú 2 lần/ngày và giảm lượng sữa cho bú xuống [từ 600ml còn 400ml]. Thay vào đó, bạn cho dê con ăn dặm thêm thức ăn dinh dưỡng [nên hâm nóng ở 38-40oC].   Riêng bình sữa, bạn cần khử tiệt trùng trước và sau khi cho bú, lau sạch nền chuồng khi dê con đã bú xong.   Bạn cần thả dê con đi lại tự do trong sân chơi hoặc chăn thả nơi gần chuồng để tập cho nó vận động.   Dê con dễ bị cảm lạnh, tiêu chảy, viêm loét miệng, do đó bạn nên giữ ấm cho nó khi trời trở gió [lót ổ rơm sạch, che chắn chuồng và vệ sinh chuồng trại thường xuyên…]. Cần cách ly dê bệnh [nhốt riêng]. Ngoài ra, bạn không nên chăn thả dê con dưới 1 tháng tuổi.   Nếu thấy dê con gầy yếu, suy dinh dưỡng, bạn cần cho ăn thêm những chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và premix khoáng hoặc nên loại bỏ ngay để tránh lãng phí tiền của và công nuôi mà không đạt kết quả tốt./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Để dê sinh trưởng và phát triển đạt được hiệu quả cao nhất thì giai đoạn đầu tiên chăm sóc dê sơ sinh là một vấn đề khá được quan tâm. Nhiều người dân đã không biết được cách chăm sóc và hướng điều trị đã dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn đó là dê con bị chết. Do nhiều bà con không biết làm thế nào khi dê mẹ không cho con bú. Nếu trong 4 giờ sau khi sinh mà dê con không được bú sữa chúng sẽ chết. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục ra sao mời mọi người cùng tham khảo bài viết sau đây!

♦ Do bà con trong quá trình vắc sữa không đúng kỹ thuật, không vệ sinh bầu vú sạch sẽ dẫn đến dê mẹ bị viêm bầu vú và núm vú.

♦ Viêm cổ tử cung dẫn đến không muốn gần con, không cho con bú.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dê thương phẩm, sinh sản tốt

♦ Dùng khăn ấm lau sạch xung quanh bầu vú và núm vú, vừa lau vừa massage nhẹ nhàng.

♦ Giữ chặt dê mẹ đứng lại rồi vắt bỏ tia sữa đầu, đưa vào miệng dê con, làm như vậy vài lần, dê sữa bú lại bình thường.

♦ Trong trường hợp dê mẹ vẫn chưa cho con bú, dùng cồn IODIN 10%/ ngày cho nhúng trực tiếp vào núm vú, liên tục trong 7 ngày.

♦ Dê mẹ bị viêm bầu vú sẽ thường hay sốt, bà con dùng thuốc ANALGIN tiêm bắp 1 lần/ ngày, tiêm liên tục 4 ngày liền để dê mẹ hạ sốt.

♦ Dùng một trong các loại hoạt chất sau tiêm trực tiếp lên bắp chân: AMOXYCILLIN, ENROFLOXACIN hoặc CEFTIOFUR 1 ngày/ lần, tiêm liên tục trong 5 ngày, liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

♦ Cho dê uống chất điện giải để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể GLUCO C + vitamin A,D,E + viatmin B COMPLEX liên tục 10 ngày liền.

♦ Kết hợp CAFEIN+ vitamin B1, C tiêm lên bắp 1 lần/ ngày, tiêm liên tục 4 ngày. Làm theo hướng dẫn được in trên bao bì của nhà sản xuất.

Video liên quan

Chủ Đề