Vì sao gọi dùng vô chiêu mà thắng hữu chiêu

Độc cô cửu kiếm không phải là những chiêu thức kiếm pháp bình thường mà nó là lý luận về kiếm thuật. Không cần quá nhiều động tác khó khăn mà chỉ cần trí tuệ có thể ngộ ra triết lý của nó. Nói chung phải giác ngộ chứ không phải học thuộc lòng.

Khi sử dụng chiêu thức không cần gò bó trong những chiêu đã học mà phải sử dụng chiêu thức biến hóa liên tục như nước chảy mây trôi, tùy theo sự thay đổi biến hóa của đối thủ mà điều chỉnh lại đường kiếm của mình, lấy sự tấn công làm phòng thủ.

Phong Thanh Dương người đã phát triển lý luận kiếm pháp Độc cô cửu kiếm lên mức cao nhất từng nói : "Chiêu số là phần "tĩnh", người phát chiêu mới là phần "động". Chiêu số "tĩnh" phá giải tuyệt diệu đến đâu mà khi gặp chiêu số "động" liền chịu bó tay thì chỉ còn đường để mặc người ta thu phục. Vậy người luyện kiếm phải luôn luôn nghĩ đến chữ "động". Luyện võ và sử chiêu thức mới chỉ là bước đầu, luyện đến trình độ ra tay không còn chiêu thức mới tiến vào trình độ tuyệt luân của kiếm pháp. Theo ngươi thì những chiêu luyện tới chỗ tối cao là không tài nào phá giải được. Ý nghĩ đó chỉ đúng có một chỗ là chiêu thức dù có cao thâm đến đâu mà để đối phương tìm thấy lối đánh là có thể nhận ra kẽ hở phá giải kiếm pháp của mình ngay. Còn như đã không có chiêu thức thì kẻ địch phá giải làm sao?"

Vậy mới nói Độc cô cửu kiếm dùng vô chiêu thắng hữu chiêu.

Lệnh Hồ Xung [Lý Á Bằng] trong Tiếu Ngạo giang hồ 2011

Tóm lại, Độc cô cửu kiếm quan trọng một chữ "Ngộ" và cách dùng vô chiêu thắng hữu chiêu, không hạn hẹp gò bó, thoát khỏi khuôn mẫu máy móc, tự do tự tại như chính cách sống của những người luyện bộ kiếm pháp này.

Ngoài Phong Thanh Dương ra, Lệnh Hồ Xung cũng được coi là một truyền nhân chân chính của Độc cô cửu kiếm, với kiếm pháp này Lệnh Hồ Xung trở thành một trong những cao thủ kiếm pháp thiên hạ vô địch thủ.

PV [Theo Võ Thuật]

Để đáp ứng được với nhu cầu phát triển cũng như tiếp cận về tri thức như hiện nay. Con người trước hết phải tự giải phóng bản thân mình khỏi những xiềng xích tư duy bấy lâu nay được đặt ra bởi chính bản thân hay bởi cộng đồng. Trường hợp cụ thể được nói đến sau đây là: họ tự gán mình vào những loại giá trị nhất đình và không muốn rời ra, hoặc tệ hơn, sống đúng theo những ám thị mà người khác hay xã hội áp đặt lên họ một cách bị động .

Thay vì bàn về vấn đề này nhàm chán , hãy chọn cách tiếp cận gần gũi hơn. Ta có thể lấy thử một ví dụ cụ thể là tác phẩm "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung.

Lệnh Hồ Xung sau khi tình cờ lãnh hội được tất cả những chiêu thức phá giải kiếm pháp của cả 5 phái Ngũ Nhạc được chép trên vách đá, tới một ngày sư phụ Nhạc Bất Quần và vợ lên núi thăm hỏi và thử sức Lệnh Hồ Xung để xem thử trong quá trình bị phạt trên núi công phu chàng có tăng tiến được thêm chút nào không. Sư nương Ninh Trung Tắc sau một hồi tỉ thí thì ra luôn chiêu kiếm mà bà ta hết sức tâm đắc, tới nỗi đặt tên nó là "Vô song vô đối Ninh thị nhất kiếm". Thế kiếm cực kỳ uy mãnh tới nỗi Nhạc Bất Quần phải xông lại cứu Lệnh Hồ Xung vì e rằng chàng khó mà toàn mạng. Ngờ đâu trong lúc nguy cấp, Lệnh Hồ Xung chỉ hóa giải nó bằng một chiêu duy nhất: lấy vỏ kiếm tra ngược và kiếm của sư nương - cũng chính là chiêu thức mà chàng đã học được trên thạch động.

Hậu quả việc ra chiêu đó của chàng là vài cái bợp tai nổ đom đóm của lão sư phụ rằng "đó là võ công bàng môn tà đạo". Cộng thêm việc cảnh cáo sẽ từ mặt, trục xuất khỏi sư môn,... Và buộc chàng phải hứa là từ nay cải tà quy chính, quay về hướng luyện công khí tông được cho là chính thống mainstream của phái Hoa Sơn. Lệnh Hồ Xung sau khi đã biết chuyện kiếm pháp không những của phái mình mà của cả 4 phái Ngũ Nhạc khác đều bị phá giải thì niềm tin về đỉnh cao võ học của chàng bị lung lay mãnh liệt cũng như không còn có sự tôn trọng như trước cho kiếm pháp Hoa Sơn nữa. Tuy vậy trong tình cảnh đó chàng buộc phải chấp thuận lời sư phụ vì hết sức kính trọng ông ta, cũng vì sợ sệt bị gán vào thứ gọi là "bàng môn tà đạo". Nhưng có một sự thật không thể thay đổi, trong tâm thức Lệnh Hồ Xung biết rõ rằng loại kiếm pháp nào là vượt trội.

Nếu các bạn có xem hoặc đọc qua Kim Dung, ta dễ dàng nhận thấy được ngay: trước thời Tiếu Ngạo Giang Hồ này, trên võ lâm không có chia chính tà cho các môn phái, không chia chính tà cho các loại võ học mà tập trung vào tính cách của nhân vật. Vì vậy mà võ công của thời đó nở rộ và phát triển cực kỳ hưng thịnh. Thời Tiếu Ngạo Giang Hồ, Ngũ Nhạc Kiếm Phái tự xưng là chính phái, đối địch với Nhật Nguyệt Thần Giáo [Ma Giáo] là tà phái. Chẳng những vậy trong nội bộ một môn phái, cách luyện công cũng bị chia chính tà : "khí tông" là chính, " kiếm tông" là tà [ mà nguyên nhân chẳng qua do sự đấu đá thắng làm vua thua làm giặc].

Họ chấp chặt vào sự "chính thống" bên khí tông rồi gán mình vào đó để tự làm hạn hẹp về võ công của mình, phủ định hết về kiếm tông mặc cho cùng môn phái và võ học còn có phần vượt trội hơn. Còn Ma Giáo, được thể hiện trong truyện là những người trọng nghĩa khí, nhiều lần giúp đỡ Lệnh Hồ Xung, đoàn kết và gắn bó với nhau. Tuy vậy họ cũng không vượt qua được cái mác mà giang hồ đặt cho mình, vẫn cướp của, giết người, ra tay cực kỳ tàn bạo, kể cả Nhậm Doanh Doanh cũng không phải ngoại lệ, dẫu cho rằng có thể đó không phải là bản chất thật của con người họ, nhưng họ hành xử đúng với kỳ vọng của những người đã chụp mũ xấu xa cho mình, thì còn gì bào chữa được nữa? Ngũ Nhạc phái tuy mang danh chính phái, nhưng nội bộ thì lủng củng, đấu đá lẫn nhau, tranh quyền đoạt vị, võ công thấp kém, có một ngàn chuyện xấu xa trong phái, vậy mà đệ tử các phái cũng như chưởng môn luôn ngẩng mặt lên trời ngạo nghễ và thỏa mãn với danh hiệu chính phái của mình, có chỗ nào đáng tự hào trong đó?

Tất cả những cái mác này đều hão huyền và vô nghĩa, nhưng điều tệ nhất là con người ta lại sống mù quáng bám víu vào những niềm tin và các ám thị đó. Không những giới hạn tiềm lực của bản thân, mà trong quy mô lớn hơn, còn có thể kéo lùi - gây hại cho cả xã hội, cả cộng đồng.

Nhân sĩ võ lâm phải sống trong trong chính cái ràng buộc về võ học - thứ tri thức của họ,cũng như chính kiến về môn phái thì mới được huynh đệ đồng môn, giang hồ công nhận. Dù cho đó có là thứ sỉ diện hão đi chăng nữa. Bởi vậy mà võ học thời điểm này trở đi càng ngày càng lụi tàn. Ta đều thấy được tự bản thân võ công không có ý nghĩa gì, quan trọng là nằm ở người sử dụng nó, việc đánh dấu và gán ghép ý nghĩa cho võ công hoặc môn phái là một chuyện hết sức nhảm nhí và vô nghĩa. Nhưng biết làm sao khi việc dán nhãn label này nằm ở những nhân vật to lớn, có thẩm quyền như Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần? Chỉ cần một việc làm nho nhỏ như chiết chiêu với sư nương mà Lệnh Hồ Xung, một nhân vật bé nhỏ cô thân cô thế, phải đối mặt với cảnh bị những người có nghĩa cha mẹ từ mặt, trục xuất khỏi sư môn, thân bại danh liệt, thiên hạ bất dung.

Một con người tri thức - hay một nam tử học võ trong bối cảnh này, khi được đắm mình trong đại dương kiến thức dù chỉ một lần thì cũng khó lòng bắt người ta bỏ chỗ hiểu biết đó để quay lại chỗ ngu muội như cũ nữa. Kim Dung để Lệnh Hồ Xung bị phạt 1 năm sám hối trên núi một mình, không bị bó buộc bởi ai, thể hiện cái thiên hướng tự nhiên của con người là vươn lên, luôn muốn trở nên tiến bộ và hướng thiện. Quan trọng là anh ta có được đặt vào một môi trường giáo dục tốt và hoàn toàn tự do để phát triển hay không, hay là bị quản chế và ràng buộc bởi các định kiến, luật lệ, hủ tục không cần thiết, thậm chí còn nguy hại.

Cái giá của sự tự do không rẻ, kết cục của Lệnh Hồ Xung chắc nhiều người chúng ta đã biết: bị mất hết nội lực, luôn trong trạng thái yếu ớt, cầm kiếm không nổi, thập tử nhất sinh, cô độc phiêu bạt khắp giang hồ không có nơi nương tựa. Nhưng cũng chính nhờ cái duyên giải phóng mình khỏi các xiềng xích định kiến đó mà chàng có đủ chánh kiến để thấy bộ mặt thật của Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần hay Nhậm Ngã Hành. Cũng bởi sự tự do về tư duy võ thuật đó, chàng nhanh chóng lĩnh hội được " lấy vô chiêu thắng hữu chiêu" của Độc Cô Cửu Kiếm, môn kiếm pháp tuyệt định mà cũng đồng thời để đặc tả tinh thần tự do, phóng khoáng, bài trừ mọi xiềng xích muốn gửi gắm của tác giả. Ai đọc truyện cũng muốn mình là Lệnh Hồ Xung, nhưng thật sự có ai muốn đánh đổi những thứ mà mình vốn trân quý mỗi ngày như ăn no mặc ấm, tiền tài danh vọng hay những người thân yêu xung quanh mình, ra đi chỉ để tìm một thứ "tự do" quá mông lung và không chắc chắn?

Nói nhiều như vậy rồi cũng chợt nhận ra: từ " Tự Do" thôi tự bao giờ cũng trở thành một từ nhạy cảm. Với vốn từ vựng mỗi lúc càng eo hẹp vì ngày càng nhiều từ bị gán mác cho nhạy cảm, có lẽ tôi nên tập nói chuyện bằng thủ ngữ luôn cho đỡ tốn năng lượng.

Bạn nào chưa đọc phần 1 thì nên đọc trước ở đây: phần 1

Bất kỳ chiêu thức nào, dù là cao minh đến đâu, cũng chỉ phù hợp cho vài trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ biết vài chiêu thức mà thiếu đi căn bản, bạn sẽ có xu hướng sử dụng những chiêu thức đó mọi lúc mọi nơi giống như câu nói “if all you have is a hammer, everything looks like a nail.”

Có lần mình tham dự một hội thảo về Marketing trong y tế, diễn giả là một cựu CEO chi nhánh Đông Nam Á của một tập đoàn đa quốc gia. Bạn ấy giảng bài AIDA trong truyền thông tiếp thị. Đại ý là, một chương trình truyền thông tiếp thị bài bản phải đi từ Awareness [nhận biết], đến Interest [thích thú], đến Desired [mong muốn], rồi đến Action [hành động]. Mình nghe xong thì thấy có gì đó sai sai. Bài AIDA có thể phù hợp với thị trường hàng tiêu dùng như xe, đồ điện tử, … nhưng không phù hợp với y tế vì đối với phần lớn dịch vụ y tế, rất ít ai “thích thú” với “mong muốn” đi khám bệnh. Đó là lý do vì sao, nhiều người làm marketing rất thành công ở một lĩnh vực, lại thất bại ở một lĩnh vực khác. Chiêu thức được học từ một công ty, một ngành nào đó, không thể được áp dụng vào một công ty hay ngành khác.

Chiêu thức là chết, thị trường là sống. Muốn “thắng” được thị trường thì phải vận dụng chiêu thức một cách sống động chứ không phải máy móc. Ví dụ như nếu áp dụng AIDA vào trong y tế thì phải thay Interest và Desired bằng Belief [tin tưởng]. Còn đỉnh cao thì bỏ luôn chiêu thức, gọi là vô chiêu thắng hữu chiêu.

Giống như Độc Cô Cửu Kiếm, vô chiêu trong tiếp thị không học chiêu thức tiếp thị mà quay về với cơ bản, học hành vi của khách hàng. Khi nắm được hành vi của khách hàng thì chúng ta có thể thiết kế ra các quy trình tiếp thị phù hợp để “thắng” họ. Vấn đề là, hành vi khách hàng rất đa dạng, chúng ta phải làm thế nào? Cũng giống như Độc Cô Cửu Kiếm, chúng ta nghiên cứu để tìm ra những quy luật chung của tất cả hành vi khách hàng để gom lại thành tổng quát thức. Marketing có 2 tổng quát thức là consumer behaviors và organizational buying behaviors, tạm dịch là hành vi người tiêu dùng và hành vi mua hàng của các tổ chức. Cái đầu dành cho thị trường B2C và cái sau cho thị trường B2B. Bạn nào muốn làm marketing thì phải nắm được 2 món nền tảng này, tự nhiên sử dụng chiêu thức sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.

Nhưng nếu muốn đạt đến vô chiêu thì phải biết được hành vi từng khách hàng của mình chứ không chỉ biết đến tổng quát thức chung chung. Để làm được điều này thì chúng ta phải thu thập data của khách hàng trên mọi nẻo đường của customer journeys. Mà để có được data như thế này thì chúng ta phải thu thập được data trên tất cả các kênh và tất cả các touchpoints với khách hàng. Hay nói cách khác, tất cả các kênh và touchpoints của marketing, sales, customer service phải liên kết chặc chẽ với nhau và phải có khả năng thu thập data về hành vi của từng khách hàng xuyên suốt từ chỗ này qua chỗ khác.

Biết được hành vi của từng khách hàng rồi, bạn phải có khả năng tuỳ biến [customization] cho phù hợp với hành vi của họ trên từng kênh, ở từng touchpoints, và đặc biệt là mỗi khi họ chuyển từ kênh này qua kênh khác, từ touchpoint này qua touchpoint khác.

Để làm được 2 điều trên thì tất cả các kênh và touchpoints marketing, sales, customer service của bạn phải liên kết thành 1 thể thống nhất, đó chính là điều mà Integrated Digital Marketing [IDM] hướng đến.

Mình sẽ có một buổi chia sẻ về Integrated Digital Marketing vào 9h sáng Chủ Nhật ngày 26/9 [giờ Việt Nam]. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về IDM, xin vui lòng đăng ký tham dự ở link sau: //gmartek.com/webinar-idm-01/

Video liên quan

Chủ Đề