Vì sao mỗi người trong gia đình phải quan tâm chăm sóc lẫn nhau

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng phải ánh rất gay gắt hành vi bạo hành gia đình. Tôi đã đọc hàng chục bài báo viết về vấn đề này.
Tôi cảm thấy xót xa cho các nạn nhân bị bạo hành lẫn những kẻ dùng sức mạnh, thậm chí các thủ đoạn rất dã man để tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần của các nạn nhân đó.
Bởi vì trong mắt tôi và những ai tìm được niềm hạnh phúc trong căn nhà bé nhỏ mà ấm cúng của mình thì họ thật đáng thương, thật bất hạnh!

Trước tiên, chúng ta thấy rằng đối tượng bị bạo ngược ở đây thường là phụ nữ và trẻ em. Họ đều là những người thuộc phái yếu, chịu nhiều thiệt thòi. Trong xã hội ngày xưa, do các bộ luật ban hành còn nhiều thiếu sót thì vấn nạn bạo hành trong gia đình chưa ngăn chặn được.
Nhưnghiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật, chính sách bảo vệquyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, quyền bình đẳng giới, quyền trẻ em Vậy mà hiện tượng xã hội đau lòng này vẫn còn tiếp diễn. Nguyên nhân chính là do đâu?

Theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là ở chỗ con người. Nếu như chúng ta đối xử với nhau có tình có nghĩa, có trước có sau thì dù cho vụ việc có gay cấn, có khó khăn đến mức nào cũng có thể giải quyết một cách êm đẹp.
Đọc các bài báo, các bài tham dự cuộcthi Nói không với bạo lực gia đìnhtrên báo điện tửgiadinh.net.vn, tôi cảm thấy rất bất bình trước những hành động bạo ngược của các ông chồng. Họỷ mình có sức mạnh trời cho mà tự do hành hạ kẻ khác vì những lí do rất vô lý!...

Có ông chồng vì sự ghen tuông vớ vẩn, chưa hiểu rõ nguyên thực hư đã cãi vã, đánh đập vợ con vô cớ. Và có những ông chồng vì buồn bực chuyện cơ quan hay chuyện kinh tế gia đình, sinh tật nhậu nhẹt, ăn chơi sa đọa về nhà mắng nhiếc, miệt thị và trút hết cơn giận vào thân xác người vợ yếu đuối của mình.
Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh đau lòng củaNguyễn Văn Tình [Sinh năm1967] ngụ tại Phương Đình [Đan Phượng, Hà Nội] đã dùng dao đâm chết vợ là chị Hoàng Thị Tâm [SN 1970] vì nghi ngờ vợ mình đang ngoại tình và đứa con thứ ba không phải là con của hắn.
Hay câu chuyện thương tâm của chị Đỗ Thị T [27 tuổi] bị chồng chị tên là Nguyễn Văn Lục hắt thẳng lọ axit vào chỗ kín tại đường Đặng Nguyên Cấn [phường 13, quận 6, TPHCM] vì cũng nghĩ chị T ngoại tình

Trên đây chỉ là hai trong số hàng trăm, hàng ngàn vụ bạo lực gia đình đã và đang diễn ra trên đất nước ta.
Theo kết quả điều tra năm 2009 - 2010 của Tổng cục Thống kê cho thấy, có 32% phụ nữ đã kết hôn cho biết từng hứng chịu bạo lực thể xác, 10% từng bị bạo lực tình dục, 54% bị bạo hành tinh thần. Đáng chú ý, có tới 87% phụ nữ nạn nhân của bạo lực chưa từng nghĩ tới việc trình báo chính quyền để được trợ giúp hoặc bảo vệ.
Họ vốn là thế, luôn cam chịu mọi khổ đau vì lí do rất đơn giản: muốn gia đình êm ấm! Họ sẵn sàng chấp nhận những trận đòn roi, đấm đá dã man mà không chịu lên tiếng tố cáo với các chính quyền. Bởi họ thiếu hiểu biết về pháp luật và không muốn chính quyền can thiệp vì đó là chuyện riêng tư của gia đình họ Chính vì những nguyên nhân đó mà chính quyền, pháp luậtcòn chưa thể ra tay.

Tôi nghĩ, đã đến lúc chính quyền cần mạnh tay xử lí những kẻ có hành vi bạo ngược trong gia đình trước khi để phụ nữ lên tiếng! Chúng ta cần nghiêm khắc trừng trị những hành vi dã man đó để giành lại quyền lợi cho các phái yếu. Nếu họ chống cự và không chịu thay đổi thì chính quyền cần tư vấn cho chị em phụ nữ bị bạo hành biết, hiểu và mạnh dạn ly hôn. Thậm chí bắt những tên A Sử vô tình vô cảm đó bồi thường thiệt hại một cách chính đáng!
Và để gia đình êm ấm, hạnh phúc, tôi thiết nghĩ, mỗi thành viên trong gia đình phải có ý thức, trách nhiệm với gia đình, biết tôn trọng và thương yêu lẫn nhau. Đồng thời, mỗi gia đình trong khóm, ấp phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ, để tình làng nghĩa xóm mãi mãi thơm tho và ấm nồng.Từ đó, xã hội ta sẽ không còn hình bóng những tên A Sử bạo ngược trong nhà ngoài phố nữa.

Vì tương lai của các thế hệ phụ nữ và trẻ em, chúng ta cần phải chung tay góp sức để ngăn chặn tệ nạn bạo lực gia đình. Mỗi chúng ta hãy xem các hành vi bạo lực đó dù lớn hay nhỏ đều là những hành vi vi phạm đạo đức con người. Vì đó là những hành vi xâm hại quyền con người, trái với truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc ta.
Đặng Quốc Trung
Giáo viên trường THPT Chu Văn An, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp

Video liên quan

Chủ Đề