Vì sao mỹ rút khỏi syria

Mỹ đã hoàn thành việc rút quân khỏi miền Bắc Syria, ổn định vị trí của 600 binh sĩ còn lại trên khắp đất nước này sau khi tái định vị và giảm số quân, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết.

Phát biểu của ông Esper có thể sẽ là dấu hiệu của một thời kỳ hỗn loạn và bất ổn xung quanh sự hiện diện của quân đội Mỹ sau khi ông Trump ra lệnh rút quân lần đầu tiên hồi tháng 10 vừa qua.

Kể từ đó, số quân của Mỹ tại Syria giảm khoảng 40%, còn hơn 1.000 quân.

Bộ trưởng Esper cũng nhấn mạnh ông vẫn có khả năng chuyển thêm hoặc rút bớt một số quân cần thiết tại Syria. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị duy trì mức quân ở Syria vào khoảng 600 quân trong tương lai gần.

Ông Esper không loại trừ khả năng tiếp tục giảm thêm số quân Mỹ tại Syria nếu như các đồng minh châu Âu cũng tham gia vào nhiệm vụ tại đây. “Liên minh [NATO] đang thảo luận rất nhiều. Chúng tôi biết một số đồng minh muốn tham gia vào các lực lượng tình nguyện”, ông Esper cho biết. “Nếu một nước đồng minh, một nước NATO, quyết định gửi cho chúng tôi 50 quân, tôi sẽ có thể giảm 50 quân”.

Quân đội Mỹ cho biết họ tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn sự hồi sinh của tổ chức khủng bố IS ở Syria và từng thực hiện một cuộc đột kích vào sào huyệt của tổ chức này, tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang ở London tham gia các sự kiện của NATO, cho biết ông muốn các lực lượng của Mỹ đảm bảo rằng các mỏ dầu của Syria không bị rơi vào tay của IS. “Chúng tôi muốn giữ các mỏ dầu. Dầu mỏ chính là thứ nuôi sống IS”, ông Trump từng cho biết.

Ông Trump từng bớt dữ dội hơn với kế hoạch rút quân của mình khỏi Syria sau sự phản ứng của Quốc hội, trong đó, nhiều nghị sĩ cho rằng ông đã dọn đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.

Các nhà ngoại giao NATO lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO từ năm 1952 và là đồng minh quan trọng ở Trung Đông, đang ngày càng có nhiều hành động đơn phương, như tiến hành cuộc tấn công vào Syria chống lại lực lượng do Mỹ hậu thuẫn và mua hệ thống phòng không S-400 tiên tiến của Nga.

Washington cho biết hệ thống S-400 không tương thích với hệ thống phòng không của NATO, là mối đe dọa đối với các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lockheed Martin Corp, và tuyên bố hồi tháng 7 rằng phải loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất F-35, đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Duy Tiến [Theo Reuters]

Đoàn xe quân sự Mỹ rời khỏi một căn cứ ở Syria đêm 20/12. Video: Anadolu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19/12 tuyên bố trên Twitter rằng Mỹ "đã đánh bại Nhà nước Hồi giáo [IS] tự xưng ở Syria", dường như ám chỉ việc rút quân như lời hứa ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết Washington đã bắt đầu đưa binh sĩ về nước, nhưng không nói rõ đây có phải toàn bộ 2.000 lính Mỹ ở Syria hay không.

Một quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc sẽ mất khoảng 60-100 ngày để đưa toàn bộ lực lượng Mỹ tại Syria về nước. Giới phân tích đã đưa ra nhiều nhận định về nguyên nhân khiến Washington quyết định rút quân một cách đầy bất ngờ và chóng vánh như vậy, theo Military Times.

Chuyên gia quân sự Kyle Kempfer cho rằng động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Ankara ngày càng tăng, có nguy cơ dẫn tới xung đột trên lãnh thổ Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ muốn tiến vào Syria, trong khi dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn lại muốn ngăn chặn điều này. Mỹ đã phải chật vật suốt nhiều tháng qua để tránh mất lòng cả hai bên.

"Một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh chủ chốt trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO], sẽ gây ra khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng trong liên minh quân sự lớn nhất thế giới này", Kempfer đánh giá.

Miền bắc Syria đã trở thành tâm điểm trong năm 2018, khi xuất hiện hàng loạt lực lượng nổi dậy và phiến quân đan xen dưới sự hậu thuẫn của nhiều quốc gia. Mỹ đang triển khai 2.000 binh sĩ, phần lớn là lính đặc nhiệm, nhằm ngăn sự trỗi dậy của IS. Họ cũng đóng vai trò ngăn giao tranh giữa dân quân người Kurd và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria có thể giúp nhường quyền kiểm soát cho Thổ Nhĩ Kỳ, giải quyết tình hình căng thẳng giữa hai thành viên NATO. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa rằng Washington sẽ bỏ rơi người Kurd, lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc đánh bại IS trên thực địa.

Đoàn xe đặc nhiệm Mỹ và YPG ở phía bắc Syria. Ảnh: Reuters.

Dưới sự yểm trợ của Mỹ, Lực lượng Dân chủ Syria [SDF] với nòng cốt là dân quân người Kurd đã tái chiếm nhiều vùng lãnh thổ phía đông Syria từ tay IS, gia tăng ảnh hưởng ở vùng đông bắc giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, động thái này khiến lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tức giận, bởi họ coi Các đơn vị dân quân người Kurd [YPG] thuộc SDF là mối đe dọa an ninh. YPG có quan hệ mật thiết với đảng Công nhân người Kurd [PKK], nhóm vũ trang bị Ankara và Washington liệt vào danh sách khủng bố.

Mỹ không coi YPG là nhóm khủng bố, nhưng Lầu Năm Góc vẫn hiểu được sự giận dữ của Thổ Nhĩ Kỳ. "Thổ Nhĩ Kỳ có lý do chính đáng để lo ngại về an ninh. Lãnh đạo nước này đã hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch đánh bại IS khi cho chúng tôi sử dụng căn cứ không quân Incirlik. Vấn đề bất đồng giữa hai nước là việc chúng tôi hợp tác với SDF", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis phát biểu hồi tháng 1, nhấn mạnh PKK đã gây bất ổn ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ suốt hàng chục năm qua.

Mỹ không giải quyết được ngọn ngành vấn đề, mà thường áp dụng chiêu bài "đưa đẩy" với Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn một năm qua. Mỗi khi căng thẳng giữa Washington và Ankara trở nên lắng dịu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại khiến tình hình leo thang. "Việc rút hoàn toàn lực lượng khỏi Syria có thể là phương án làm Thổ Nhĩ Kỳ hài lòng", Kempfer nhận xét

Joe Macaron, học giả thuộc Trung tâm Arab tại Washington, cho rằng việc rút quân đột ngột có thể nhằm khẳng định quyền lực trong nước của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bối cảnh ông bị gây sức ép trong các vấn đề đối ngoại then chốt liên quan tới Nga và Arab Saudi.

Tổng thống Trump từng đề cập việc rút quân, khẳng định ông không thấy bất kỳ giá trị chiến lược và tài chính nào trong việc duy trì sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại Syria.

Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó thuyết phục ông chủ Nhà Trắng rằng Mỹ cần duy trì lực lượng tại Syria. Tuy nhiên, hồi tháng 4, Trump vẫn đặt ra thời hạn 6 tháng để quân đội Mỹ kết thúc cuộc chiến chống IS. Đầu tháng này, lực lượng SDF đã chiếm thị trấn Hajin, khu vực đô thị cuối cùng do IS kiểm soát. Trump tin rằng đã đến lúc phải rút quân khỏi Syria, dù IS vẫn là mối đe dọa.

Đặc nhiệm Mỹ triển khai ở đông Syria đầu năm nay. Ảnh: Military Times.

Quyết định này cho thấy Trump đang xa lánh đội ngũ an ninh quốc gia của mình. Trong vài tháng qua, phe bảo thủ do Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đứng đầu và phe quân sự của Bộ trưởng Mattis đã đưa ra lập luận khác nhau về việc duy trì binh sĩ tại Syria.

Cố vấn Bolton ủng hộ tăng cường lực lượng Mỹ ở Syria để răn đe Iran, nhưng không đưa ra được biện pháp thực hiện. Hồi tháng 9, ông cố gắng thuyết phục Trump để Tehran đóng vai trò nhất định tại Syria. Tuy nhiên, ý tưởng xây dựng "khối NATO Arab" của Bolton bị đánh giá là không khả thi. Arab Saudi cũng không mặn mà với việc hỗ trợ sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở miền bắc Syria.

Ngược lại, Bộ trưởng Mattis từng cảnh báo ý tưởng của Bolton có thể dẫn đến nguy cơ đối đầu với Iran, cho rằng Mỹ nên ở lại để chống IS và thúc đẩy giải pháp chấm dứt cuộc xung đột này. Ông ngày càng bị cô lập trong chính quyền Trump, đặc biệt sau khi Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, đồng minh then chốt của ông, từ chức. Điều này dẫn tới quyết định từ chức của Mattis vào ngày 20/12, ngay sau khi Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria.

Duy Sơn

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông báo một phần binh sĩ Mỹ vẫn ở tại Syria để “bảo vệ” các mỏ dầu khỏi bị tàn quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo [IS] chiếm đóng.

  • Binh sĩ Mỹ rút khỏi Syria sẽ được điều đến mặt trận khác ở Trung Đông

  • Lầu Năm Góc giữ nguyên kế hoạch rút quân khỏi Syria

  • Binh sĩ Mỹ chạm trán bất ngờ với quân đội Syria trên đường rút lui

Một cơ sở khai thác tại mỏ dầu tại tỉnh Hasakeh. Ảnh: AFP

Theo Đài Sputnik, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc khả năng ‘bảo vệ” các mỏdầu mà Bộ trưởng Esper đang nói tới. Thậm chí, nhà lãnh đạo Mỹ còn ám chỉ doanh nghiệp nước này có thể đảm nhận trách nhiệm đó. “Tôi luôn nói nếu các ngài nhúng tay vào, hãy bảo vệ dầu… có thể một trong những công ty dầu lớn của chúng ta sẽ làm được việc này một cách hiệu quả”, Tổng thống Trump tuyên bố trong một cuộc họp tại Nội các Phòng Bầu dục ngày 21/10.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/10, nhà lãnh đạo Mỹ từng nhấn mạnh việc “bảo vệ” dầu thô Syria, cho rằng Mỹ đã “kiểm soát dầu ở Trung Đông, nguồn dầu mà tất cả các nước đều lo lắng”.

Cùng ngày, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham lưu ý không chỉ “canh gác” các mỏ dầu, Mỹ có thể nâng cấp và giúp các tay súng người Kurd kiếm thêm lợi nhuận. “Tôi rất ấn tượng với cách nghĩ của Tổng thống Trump. Chúng ta không chỉ bảo vệ các mỏ dầu trước tham vọng của Iran, mà tôi tin rằng chúng ta đang trong thời điểm tạo kết nối liên doanh giữa Mỹ và Các Lực lượng Dân chủ Syria [SDF] để hiện đại hóa các mỏ dầu, đảm bảo họ - không phải người Iran, không phải ông Assad - thu thêm lợi nhuận”, nghị sĩ Graham cho hay.

Ngày 9/10, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” nhằm vào khu vực người Kurd kiểm soát tại Đông Bắc Syria. Động thái diễn ra sau khi các lực lượng Mỹ rút khỏi một phần khu vực biên giới, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chiến kéo dài hơn 8 năm tại Syria. Mặc dù Ankara khẳng định chiến dịch này nhằm thiết lập một vùng đệm dọc biên giới với Damascus, song nó vẫn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích và phản đối.

Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vẫn đang thực thi thỏa thuận ngừng bắn 5 ngày, đổi lại lực lượng người Kurd phải rút quân khỏi "vùng đệm an toàn" mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn thiết lập gần biên giới Syria. Theo một thống kê của Liên hợp quốc [LHQ], gần 1.700 người Kurd, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đã trốn chạy khỏi cuộc chiến ở Đông Bắc Syria và đến Iraq trong mấy ngày qua. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 166.000 người đã bị buộc phải rời bỏ quê hương họ kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự vào Đông Bắc Syria.

Ngày 19/10, Bộ trưởng Esper tuyên bố toàn bộ gần 1.000 lính Mỹ rút khỏi Đông Bắc Syria dự kiến sẽ di chuyển đến miền Tây Iraq để tiếp tục chiến dịch truy quét các phiến quân IS và “giúp bảo vệ Iraq”.

Ngày 21/10, các phóng viên hãng tin Reuters của Anh cho biết lực lượng quân đội Mỹ đã vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Iraq ở phía Bắc tỉnh Dohuk. Hình ảnh video ghi nhận được có khoảng 100 xe bọc thép tiến vào Iraq, đây được xem là một phần lực lượng Mỹ vừa rút khỏi Syria.

Lực lượng người Kurd ở Iraq cũng đã xác nhận, theo đó khoảng 30 chiếc xe kéo và xe Hummer chở các thiết bị hạng nặng và binh sĩ Mỹ đã đi vào lãnh thổ Iraq. Nguồn tin khác cho biết lực lượng Mỹ tiến vào Iraq từ phía Sahela.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức

Người Kurd ném củ quả trút giận vào xe quân sự Mỹ rút quân khỏi Syria

Ngày 21/10, đoàn xe quân sự Mỹ trong quá trình rút quân đã hứng cơn mưa củ quả từ người Kurd tại Syria đang thất vọng và giận dữ.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Rút quân,
  • binh sĩ,
  • Syria,
  • Thổ Nhĩ Kỳ,
  • người Kurd,

Video liên quan

Chủ Đề