Vì sao nói ông lành như hạt gạo

Thơ trữ tình viết về một vùng đất, một địa danh ở nước ta thật nhiều nhưng để cho người đọc nhớ được quả không dễ. Với một lượng chữ khiêm tốn trong một bài thơ, đâu phải nhà thơ nào cũng dựng được hồn cốt đối tượng mà mình chiêm ngưỡng và giãi bày cảm xúc. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại, chúng ta may mắn có được Đèo Cả của Hữu Loan, Việt Bắc của Tố Hữu, Qua Thậm Thình của Nguyễn Bùi Vợi... Với tôi, Cao Bằng của nhà thơ Trúc Thông vừa duyên dáng trong ý tứ; vừa mộc mạc, giản dị trong câu chữ nhưng đã khơi gợi thật ấn tượng về cảnh sắc và con người nơi đây. Cao Bằng quả là tác phẩm thơ hay một cách trọn vẹn từ đầu đến cuối. Ở khổ thơ đầu tiên, ta bắt gặp cách kể chuyện hóm hỉnh, vui vui của Trúc Thông khi đến với non nước Cao Bằng. Nói là đến nhưng thực ra là "vượt", nghĩa là lên cao, cao mãi. Các từ ngữ "sau khi qua", "ta lại vượt", "lại vượt", "thì ta tới" đã giúp người đọc hình dung được một Cao Bằng rất cao, rất xa. Thơ năm chữ ngắn gọn và chắc khỏe, nhưng chỉ cần chừng ấy thôi vẫn đủ giọng điệu để hình dung về một Cao Bằng vừa cao, vừa xa - mảnh đất biên giới của Tổ quốc, nơi Bác Hồ đặt chân về nước đầu tiên sau hành trình ba mươi năm xa cách: "Sau khi qua Đèo Gió/ Ta lại vượt Đèo Giàng/ Lại vượt đèo Cao Bắc/ Thì ta tới Cao Bằng".  Phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc hàng nghìn mét mới chạm chân về non nước Cao Bằng, nhà thơ như được thở phào nhẹ nhõm mà ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Ở đây, cách nhận xét của Trúc Thông về Cao Bằng cũng rất có duyên, vừa trúng mà lại gây ấn tượng mạnh: "Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần bằng bằng lại". Đúng là địa hình của mảnh đất này nằm trong hai chữ "cao bằng". Cao tận cùng rồi dần bằng lại theo đồi núi thoai thoải. Thêm nữa, vừa bước chân về đất Cao Bằng, thiên nhiên mát lành đã như đón đợi du khách đến đây bằng những chùm mận ngọt. Nhà thơ dùng chữ "đón" mới tinh tế làm sao. Quả là một thiên nhiên thân thiện và hài hòa với con người: "Đầu tiên là mận ngọt/ Đón môi ta dịu dàng". Có lẽ đọc xong hai khổ thơ đầu, người không mê thơ cũng thích thú mà đọc cho hết, vì Cao Bằng đẹp quá, thân thiện và mến khách quá. Cái vị ngọt của chùm mận "đón môi ta dịu dàng" đã níu hồn du khách, đã khiến cho khách không nỡ rời xa, muốn thèm khát ở lại để cảm mến nhiều hơn về con người Cao Bằng hiền lành, nhân hậu: "Rồi đến chị rất thương/ Rồi đến em rất thảo/ Ông lành như hạt gạo/ Bà hiền như suối trong". Cảm nghĩ về con người ở đây, nhà thơ Trúc Thông đã sử dụng thủ pháp so sánh thật tinh tế và sâu sắc. Chữ dùng gọn, sắc và độc đáo. Các hình ảnh so sánh lại gần gũi, quen thuộc với mỗi người nhưng lại có khả năng khơi gợi đặc biệt. Bốn đối tượng đại diện cho nhân dân Cao Bằng: một chị, một em, một ông, một bà..., tất cả đều nhân từ, thơm thảo, giàu tình cảm yêu thương đã khái quát được vẻ đẹp tâm hồn của các dân tộc anh em cùng nhau chung sống trên đất Cao Bằng. Đó là vẻ đẹp của con người Cao Bằng trong cuộc sống đời thường hiện tại. Nhà thơ đã dành ra hai khổ thơ4 và 5 để khắc họa vẻ đẹp về lòng yêu nước của người Cao Bằng. Cao Bằng trở thành chiến khu cách mạng nơi Bác Hồ về nước. Cao Bằng lại là biên cương, là bà mẹ cách mạng chở che cho những người kháng chiến. Tấm lòng yêu nước của nhân dân Cao Bằng dâng cao như núi non không làm sao đo hết được nhưng cũng lặng thầm như dòng "suối khuất rì rào" sau bụi chuối, bờ tre. Nhờ đó, vẻ đẹp các hình ảnh thơ hiện lên vừa rất trữ tình, nhẹ nhàng song lại mang đậm vẻ đẹp sử thi kỳ vĩ, nhờ đó mà ý thơ bao quát và sâu sắc qua cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ: "Đã dâng đến tận cùng/ Hết tầm cao Tổ quốc/ Lại lặng thầm trong suốt/ Như suối khuất rì rào.". Khép lại bài thơ Cao Bằng là tiếng lòng nhắn nhủ của nhà thơ Trúc Thông đối với mỗi người về trách nhiệm và tình cảm với mảnh đất Cao Bằng yêu quý. Tác giả dùng cách xưng hô thật thân thiện, gần gũi mà chất chứa nhiều nỗi niềm mong ước thiết tha. Đó cũng là tình cảm và trách nhiệm công dân của mỗi người con đất Việt với non nước Cao Bằng: "Bạn ơi có thấy đâu/ Cao Bằng xa xa ấy/ Vì ta mà giữ lấy/ Một dải dài biên cương".

Bài thơ Cao Bằng hay không những vì chữ nghĩa chỉn chu, hơi thơ rắn khỏe, vần điệu nhịp nhàng dễ đi sâu vào lòng người đọc mà còn bởi tứ thơ chìm khuất trong tâm hồn thi nhân bất chợt trào ra, dâng cao thành cảm xúc thiết tha, mãnh liệt. Từ vẻ đẹp nước non hùng vĩ, con người Cao Bằng giàu truyền thống yêu nước, bài thơ thể hiện tình cảm mến yêu, tự hào về một vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc, nhờ đó đã chắp cánh cho thơ ca bay lên lưu dấu giữa hồn người.

LÊ THÀNH VĂN

Cao Bằng

Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.

Cao Bằng, rõ thật cao!


Rồi dần bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương


Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.

Còn núi non Cao Bằng


Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.

Đã dâng đến tận cùng


Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.

Bạn ơi có thấy đâu


Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.

TRÚC THÔNG

Con hãy điền tên các địa danh còn thiếu để hoàn thành khổ thơ sau:

Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh hai khổ thơ sau:

Sự dung các biện pháp tu từ :

`+` Điệp ngữ : Rồi đến

`+` Sử dụng hình ảnh so sánh `:`

 `'`Ông lành như hạt gạo`'`

`'`Bà hiền như suối trong `'`

`=>` Tác dụng : Thể hiện sự yêu thương gia đình , sự hiếu thảo của hai chị em.Hơn thế nữa biện pháp nghệ thuật so sánh cho thấy người dân nơi hiền lành chất phác vỗn có ở mọi miền tổ quốc!

“Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Năm về nuôi cái cùng con, Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.   Đọc bài thơ “Cao Bằng” em như được sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Em vui thú như được vượt bao đèo cao để tới thăm thú nước non Cao Bằng hùng vĩ:   “Sau khi vượt đèo Gió Ta lại vượt đèo Giàng Lại vượt đèo Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng”   Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.   Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:   “Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong”. Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:   “Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào”   Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.   Cao Bằng với em và với nhiều người thì “xa xa ấy”. Nhưng Cao Bằng lại rất gần gũi với mỗi chúng ta, với mỗi con người Việt Nam. Vì Cao Bằng là biên cương, là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc:   “Bạn ơi có thấy đâu Cao Bằng xa xa ấy Vì ta mà giữ lấy Một dải dài biên cương”.  

Đọc bài thơ, em càng thấy yêu cảnh trí núi non và con người Cao Bằng, càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam.

Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần bằng bằng xuống Đầu tiên là mận ngọt

Đón môi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong.

Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng.

Đã dâng đến tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào.

Bạn ơi có thấy đâu Cao Bằng xa xa ấy Vì ta mà giữ lấy

Một dải dài biên cương

TRÚC THÔNG

Chú thích và giải nghĩa:

– Cao Bằng: Tỉnh miền núi ở phía Đông Bắc nước ta, giáp Trung Quốc.

– Đèo Gió, Đèo Giàng: Hai đèo thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm trên đường từ Bắc Kạn đi Cao Bằng.

– Đèo Cao Bắc: Đèo thuộc tỉnh Cao Bằng.

Hướng dẫn soạn bài – Tập đọc: Cao Bằng

Nội dung chính: Bài thơ nói về cảnh sắc và con người Cao Bằng. Phải vượt nhiều đèo cao mới tới được Cao Bằng, nơi rất cao và xa. Con người nơi đây hiền lành, thân thiện. Nơi đây là vùng biên cương của đất nước, nên trách nhiệm của con người nơi đây càng cao hơn.

Giải câu 1 [Trang 42 SGK tiếng việt 5 tập 2]

Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

Trả lời:

Những từ ngữ và chi tiết ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng là:

sau khi qua … ta lại vượt … lại vượt. Đỏ là những từ ngữ cho thấy địa thế xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.

Giải câu 2 [Trang 42 SGK tiếng việt 5 tập 2]

Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

Trả lời:

Để nói lên lòng, mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh của mận ngọt đón môi ta dịu dàng, người trẻ thì rất thương, rất thảo. Người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

Giải câu 3 [Trang 42 SGK tiếng việt 5 tập 2]

Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Trả lời:

“Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng

Đã dâng đến tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào”

– Tình yêu đất nước của người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được. Tình yêu nước đó còn trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

Giải câu 4 [Trang 42 SGK tiếng việt 5 tập 2]

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói Cao Bằng rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập đọc: Cao Bằng

Câu 1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

Trả lời:

Đi lên được đến Cao Bằng phải leo qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc… những từ “sau khi… lại vượt… lại vượt…” nói lên địa thế hiểm trở, đồi núi trập tringf và xa xôi của Cao Bằng.

Câu 2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

Trả lời:

Đến Cao Bằng ta sẽ được tiếp đãi ngay món mận – một thứ hoa quả đặc trưng của Cao Bằng, người dân thì rất thương, rất thảo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Trả lời:

Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người cao Bằng

Đã dâng hết tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào…

Câu 4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Cao Bằng trấn giữ một địa thế quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì ta mà giữ lấy biên cương.

[BAIVIET.COM]

Video liên quan

Chủ Đề