Vì sao phải liên kết 4 nhà

Trong thời kì hội nhập mở cửa như hiện nay, các nông sản sản xuất ra cần phải đạt yêu cầu về chất lượng, số lượng, mẫu mã ,giá cả tốt và định hướng kinh doanh rõ ràng . Vì vậy, cần sự kết hợp của 4 nhà trong nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Chức năng của từng nhà là rất quan trọng đối với mô hình 4 nhà. Mỗi nhà giữ một chức năng riêng và ảnh hưởng trực tiếp đối với những nhà khác.

                                           Mô hình 4 nhà trong nông nghiệp

Nhà nông có vai trò sản xuất ra những nông sản, đa số nông dân vẫn quen làm với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, hám những cái lợi trước mắt mà vẫn chưa nghĩ đến những công việc có hiệu quả lâu dài. Một số bộ phận nông dân họ vẫn còn hạn chế về nhận thức về vi phạm hợp đồng lao động. Họ có thể kí và cam kết bán cho doanh nghiệp để vay vốn và được phổ biến những kĩ thuật nhưng khi giá ngoài thị trường tăng cao thì họ có thể phá hợp đồng và bán cho những thương nhân để hưởng giá cao hơn.

Nhà doanh nghiệp đóng vai trò liên kết cho các nhà còn lại. Được coi là  trung gian giữa 3 nhà để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, hộ trợ và phổ biến các kĩ thuật chăm sóc cũng như kiêm luôn việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà đầu tư vẫn còn ngần ngại bỏ tiền ra để đầu tư vào nông nghiệp bởi vì rủi ro cao. Có nhiều nguyên do dẫn để rủi ro như thiên tai hay các nguyên nhân khác, người nông dân không trả được nợ cho doanh nghiệp và tình trạng vay vốn kéo dài. Thời gian nợ ngân hàng lâu sẽ làm cho lãi xuất tăng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế của các doanh nghiệp.

Nhà khoa học có vai trò cung cấp “đầu vào” chất lượng cao cho người nông dân với chi phí rẻ. Nhưng hiện nay việc liên kết trực tiếp từ nhà khoa học với nhà nông còn gặp nhiều trở ngại bởi nhà khoa học thì thường sẽ không giỏi việc buôn bán. Thường thì các doanh nghiệp sẽ đứng ra để thu mua của nhà khoa học và bán lại cho người dân.

Nhà nước, là nhân tố quan trọng nhất trong mô hình 4 nhà. Nhà nước sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để 3 nhà còn lại liên kết tốt được với nhau. Tạo ra những cơ chế hợp lý để giải quyết ổn thỏa những tranh chấp giữa các nhà. Ví dụ như tạo ra cơ chế hợp lý để giải quyết việc tranh chấp giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông về vấn về vay mượn. Đối với những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ thì cần phải có những cơ chế hợp lý cho những bên bị thiệt hại.

                                                Mô hình 4 nhà trong nông nghiệp

Mô hình 4 nhà là xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Để có lợi cho cả 4 bên thì mô hình cần phải chặt chẽ hơn và có những điều khoản rõ ràng cho mỗi bên.

Xem thêm: Đèn led có tác dụng gì trong nông nghiệp? , Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam

Công ty cổ phần Phúc Minh Hưng là một trong những đơn vị nhập khẩu các thiết bị công nghiệp uy tín trên toàn quốc.

Nếu bạn có thắc mắc nào về sản phẩm xin hãy liên hệ với công ty qua Hotline để được tư vấn và giải đáp

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC MINH HƯNG

Chi nhánh Hà Nội : Số 27A/139, P. Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP HN

Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 981/4 Phạm Văn Đồng, P. Linh Tây, Q. Thủ Đức, TP HCM

Hotline: 0944 891 896

Trao giải thưởng Lương Định Của cho 57 nhà nông tiêu biểu nhất năm 2021 - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Tối nay 24-12, Trung ương Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ 16 [năm 2021] cho 57 gương nhà nông trẻ tiêu biểu trong khởi nghiệp, lập nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.

Về kết quả sản xuất, kinh doanh, có 48 mô hình đạt doanh thu 1 - 10 tỉ đồng/năm, 7 mô hình đạt doanh thu 10 - 30 tỉ đồng/năm, 1 mô hình có doanh thu đạt 120 tỉ đồng/năm và 1 mô hình doanh thu đạt 144 tỉ đồng/năm.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh bày tỏ vui mừng về sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang trại trẻ, các mô hình liên kết hợp tác phát triển kinh tế hoạt động trong nông nghiệp, nông thôn nhanh chóng vươn lên trở thành những mô hình tiêu biểu ở các địa phương.

Ông đánh giá nông nghiệp Việt Nam hiện nay đã đạt được rất nhiều thành tựu, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị và công bằng xã hội, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thì nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ của nền kinh tế đất nước.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị thời gian tới tổ chức Đoàn động viên thanh niên ra sức thi đua lao động sáng tạo, làm kinh tế giỏi, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, tham gia thực hiện chương trình "mỗi xã một sản phẩm".

Anh Nguyễn Anh Tuấn, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, phát biểu tại lễ trao giải thưởng - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Ông đặc biệt nhấn mạnh việc Đoàn phối hợp với các ngành hỗ trợ các mô hình kinh tế của thanh niên nông thôn trong chuỗi liên kết "4 nhà" [Nhà nước - doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học], nhất là liên kết với doanh nghiệp và nhà khoa học, hỗ trợ thanh niên nông thôn tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định.

"Đây chính là nội dung có thể nói rất quan trọng, tạo nền tảng thành bại hay không trong phát triển của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Đó chính là phải xây dựng được các chuỗi giá trị liên kết '4 nhà'. Tôi rất vui mừng biết rằng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã rất tiên phong trong nội dung này, tiếp tục xây dựng platform, mô hình nỗ lực để tạo sự liên kết và liên kết bền vững giữa '4 nhà', trong đó có người nông dân", ông nói.

Tại lễ trao thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cũng đề nghị các cấp bộ Đoàn tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng, kiến thức cho cán bộ Đoàn trong hỗ trợ thanh niên chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số vào phát triển kinh tế nông nghiệp.

Dịp này, Trung ương Đoàn ra mắt triển lãm "Kết nối nông nghiệp số" trên nền tảng số mang đến cơ hội kết nối nguồn lực tài chính, đối tác, phát triển thị trường, chia sẻ kiến thức giúp các doanh nghiệp phát huy hiệu quả nguồn lực và thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.


Tương lai nào cho nông nghiệp Việt

HÀ THANH

Liên kết “4 nhà” trong nông nghiệp đã thực sự hiệu quả?

Liên kết 4 nhà "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp" từ lâu được xem là xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp giữa "4 nhà" vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Liên kết lỏng lẻo, nông dân bấp bênh

Vấn nạn phá mía trồng mì [sắn] ở nhiều địa phương hiện nay vẫn chưa hạ nhiệt. Nói về điều này, ông Phạm Văn Quyến - Chủ tịch UBND xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai cho biết: "Hàng ngàn hecta mía đang dần bị phá để trồng mì, trước tình hình đó, dự báo công cuộc giải cứu mì có thể xảy ra vì lý do quen thuộc là cung vượt cầu. Thế nhưng, vụ việc cứ lặp đi lặp lại nên các cơ quan chức năng, doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng cũng không còn nhiệt tình để giải cứu".

Đa số nông dân hiện nay vẫn còn thói quen sản xuất manh mún, chưa bắt kịp thông tin thị trường, chạy theo thời vụ và không có kế hoạch trồng trọt dài hạn. Do đó, trước tình hình giá đường thế giới giảm, đường lậu ồ ạt, lượng đường tồn kho chồng chất, nông dân không ký hợp đồng nhận đầu tư và bán cho nhà máy đường nên bị từ chối, hay giảm giá thu mua nguyên liệu, buộc nông dân chấp nhận phá bỏ mía để chuyển đổi sang trồng mì.

Một số hộ nông dân không muốn bị ràng buộc sau khi ký kết hợp đồng với nhà máy

Theo ông Huỳnh Vĩnh Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện IaPa, tỉnh Gia Lai: "Một số hộ nông dân không muốn bị ràng buộc sau khi ký kết hợp đồng với nhà máy, bởi thời gian mua mía của nhà máy đường thường kéo dài, việc thu hoạch phải theo lịch của nhà máy, trong khi đó cây mía trên địa bàn gặp nhiều rủi ro như dễ cháy vào mùa khô, sâu bệnh, giá cả biến động. Thực tế những năm qua, có thời điểm giá đường tăng cao, các công ty ngoài vùng nguyên liệu tranh mua mía với giá cao hơn nhà máy, khiến nông dân kỳ vọng".

Qua đó cho thấy, sợi dây liên kết giữa "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp" hiện tại còn lỏng lẻo, chưa có "nút thắt", đặc biệt là giữa doanh nghiệp và nông dân, dẫn đến ngành nông sản rơi vào tình trạng khó khăn: ùn tắc đầu ra, mất giá, vỡ quy hoạch cây trồng, thu nhập nông dân bấp bênh…

Đẩy mạnh hiệu quả liên kết "4 nhà"

Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn, liên kết "4 nhà" vẫn là khẩu hiệu chung chung, quá trình triển khai còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có những giải pháp căn cơ để mô hình liên kết mang lại hiệu quả, hướng đến phát triển toàn diện và bền vững.

Nhà máy nên tăng cường đầu tư vào khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch mía

"Trong liên kết "4 nhà", từng chủ thể cần làm tròn trách nhiệm của mình. Đối với nông dân trồng mía: phải nâng cao nhận thức trong việc liên kết, không chạy theo lợi ích trước mắt, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống, thâm canh, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến chăm sóc và thu hoạch; Đối với nhà máy đường: xây dựng chính sách đầu tư, thu mua hấp dẫn, dựa trên nền tảng chia sẻ lợi ích, áp dụng triệt để các giải pháp để minh bạch hóa chính sách, tăng cường đầu tư vào khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch mía, đa dạng hóa các sản phẩm của cây mía, tích cực tìm các giải pháp để hạ chi phí sản xuất; Đối với chính quyền địa phương: tăng cường công tác tuyên truyền để người dân yên tâm trồng mía nhằm duy trì và phát triển vùng nguyên liệu" - Ông Huỳnh Vĩnh Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện IaPa, tỉnh Gia Lai đưa ra ý kiến.

Bên cạnh đó, việc tích cực xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như hợp tác xã [HTX], nhóm hợp tác; nâng cao chất lượng mối liên kết giữa nông dân - HTX - Nhà máy; phối hợp thực hiện tốt các chính sách đầu tư, khuyến khích của chính phủ cũng là một trong hướng đi để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Nói về việc hình thành HTX chuyên canh mía, bà Lê Thị Quỳnh Trang - Chủ tịch HĐQT HTX Tân Tiến, huyện Iapa, tỉnh Gia Lai cho biết: "Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân có thể giảm chi phí đầu vào, được sử dụng các sản phẩm phục vụ nông nghiệp chất lượng tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. HTX có thể đại diện giúp thành viên vay vốn để mở rộng sản xuất, cùng thành viên giám sát theo quy trình canh tác đã được thống nhất, đồng thời cũng là đơn vị tiếp cận các thông tin về thị trường, tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp".

Nhà khoa học cần có chính sách khuyến khích gắn kết với người sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đủ chất lượng cho thị trường

Mặt khác, vai trò của nhà nước và nhà khoa học trong mô hình liên kết "4 nhà" cũng cần phát huy để tăng tính hiệu quả. Cụ thể, nhà khoa học cần có chính sách khuyến khích gắn kết với người sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đủ chất lượng cho thị trường. Riêng nhà nước, có vai trò chủ đạo là đưa ra chính sách phù hợp cho các thành phần trong mô hình liên kết cùng thực hiện, điển hình là những chính sách tháo gỡ về nguồn vốn.

"Việc tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách của nhà nước thời gian qua còn nhiều hạn chế. Do kiến thức quản lý kinh tế của nhiều người dân [nhất là đồng bào dân tộc thiểu số] chưa bắt kịp với thời đại; thủ tục vay vốn từ các chính sách của nhà nước còn phức tạp so với vay tư nhân; chậm phát triển các HTX đủ năng lực để tiếp cận vốn và sử dụng vốn có hiệu quả; chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách" - Ông Huỳnh Vĩnh Hương cho biết thêm.

Suy cho cùng, câu chuyện thời sự muôn thuở "được giá mất mùa, được mùa mất giá" khiến người nông dân điêu đứng quy về căn nguyên vẫn là do thiếu sự liên kết chặt chẽ, thậm chí là "đứt mạch" trong mô hình "4 nhà", lợi ích và trách nhiệm giữa các bên không gắn kết. Vì vậy, chỉ khi nào "nút thắt" đó được bền chặt, có sự tương tác, hỗ trợ nhau thực sự hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, lúc đó ngành nông nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển bền vững và đời sống nông dân hết bấp bênh.

Huỳnh Trần

Video liên quan

Chủ Đề