Vì sao phải xác định mục đích học tập

Câu hỏi: Mục đích học tập của học sinh là gì

Lời giải:

- Mụcđích học tập của học sinh là :

+ Học tậpđể trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, cóđủ khả năng laođộngđể tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương,đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

+ Mụcđích học tậpđúngđắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc.

-Đểđạtđược mụcđíchđề ra, học sinh cần :

+ Tu dưỡngđạođức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạtđộng tập thể và hoạtđộng xã hộiđể phát triển toàn diện nhân cách.

Kiến thức mở rộng

1. Mục đích học tập của học sinh

-Mục đích học tập của học sinh là để:

+ Trau dồi thêm nhiều kiến thức

+Rèn luyện mỗi chúng ta về tâm hồn, nhân cách và thái độ sống.

+ Trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình và phát triển mạnh mẽ, các em hãy học tập tích cực để góp phần xây dựng ngày càng giàu đẹp, các em nhé!

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình và phát triển mạnh mẽ, các em hãy học tập tích cực để góp phần xây dựng ngày càng giàu đẹp, các em nhé!

+ Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

2. Ý nghĩa học tập của học sinh

- Xác định mục đích học tập đúng đắn:" Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.

- Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

3. Trách nhiệm của học sinh

- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.

- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.

-Tránh lối học vẹt, học lệch các môn....

4.Học tập như thế nào cho đúng?

Vậy học thế nào mới đúng cách? Học thế nào cho hiệu quả? Không phải học sinh nào cũng biết cách kết hợp các môn học với nhau, phân bố thời gian học hiệu quả. Chính vì vậy, để việc học đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:

- Luôn tin tưởng vào bản thân, tạo lối suy nghĩ tích cực.

-Đặt mục tiêu cụ thể để phấn đấu.

-Có kế hoạch vận dụng quỹ thời gian hiệu quả.

-Rèn luyện kỹ năng đọc nhanh, chắt lọc kiến thức quan trọng.

-Ứng dụng kiến thức đã học vào thực hành.

-Cần thường xuyên ôn tập lại những nội dung đã học.

-Chuẩn bị cho mình những kỹ năng làm bài chuẩn chỉ.

-Không tập trung vào 1 môn duy nhất.

Đề bài: Em hãy nêu lên tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập của mỗi chúng ta.

Mở bài: Giới thiệu về Tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập

Học tập là một phần không thể thiếu đối với mỗi con người. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay đang chuyển mình sang một nền văn minh mới. Đó là nền văn minh tri thức thì học tập lại càng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Chính vì thế cần phải nhận thức được Tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập.

Thân bài: Nêu Tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập

Mỗi chúng ta đều luôn luôn cố gắng để rèn luyện bản thân mỗi ngày, luôn nỗ lực học tập và tu dưỡng đạo đức. Lúc còn bé chúng ta thường hỏi những câu hỏi hồn nhiên là học là gì? Học là việc mỗi con người phải tìm hiểu tiếp thu những thứ xung quanh trong cuộc sống rồi tích lũy và rèn luyện trong suốt cuộc đời. Vì thế có câu Học nữa học mãi. Chính vì thế việc học là rất quan trọng và nó không thể thiếu đối với mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới.

Học tập là cả một quá trình dài đầy những gian nan vất vả giúp con người rèn luyện bản thân mình trong cuộc sống. Ngạn ngữ Nga có câu: Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập thì ngọt. Dù quá trình học tập rất gian nan nhưng đem lại cho con người biết bao điều bổ ích trong cuộc sống. ngoài việc học tập các thầy cô, bạn bè chúng ta còn được tìm hiểu thêm biết bao nhiêu điều mới lạ trong cuộc sống. Để con người được mở mang tầm nhìn. Giúp chúng ta chung sống một cách hòa hợp hơn thiên nhiên và con người.

Không phải mỗi việc học, tìm hiểu, tích lũy kiến thức thôi thì chưa đủ chúng ta cần phải biết vận dụng chúng vào cuộc sống. Vì thế UNESCO từng đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Như vậy việc học tập là rất quan trọng chúng ta cần xác định rõ ràng một đích học tập riêng cho bản thân để mai sau không phải hối tiếc những gì mình đã chọn. Từ đó giúp chúng ta đi nhanh hơn trên con đường đi đến thành công.

Trong khi đó kiến thức của nhân loại thì vô cùng bao la rộng lớn những thứ ta biết chỉ là giọt nước những thức ta chưa biết thì là cả một đại dương. Vì thế khi chúng ta không nên tự hào về khả năng học tập của mình bởi kiểu gì cũng có người giỏi hơn mình. Thay vào đó chúng ta hãy nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân và hỏi hỏi cuộc sống thế giới bên ngoài để được mở mang tầm nhìn về cuộc sống.

Và mỗi một con người đều có một tính cách riêng một lựa chọn học tập riêng không giống một ai nhưng mục đích cuối cùng mà họ muốn thì giống nhau đều là thành công trong cuộc sống về mọi mặt. Muốn đạt được điều đó thì họ đã từng trải qua một quá trình học tập dài đầy những khó khăn Không phải con đường nào cũng trải bước trên hoa hồng mà chân ta không thấm đau vì những mũi gai Vì thế có cả những lần thất bại nhưng mỗi lần thất bại đó lại giúp cho ta rút ra một bài học kinh nghiệm của cuộc sống. Học tập là vậy nhiều khi thấy rất chán và muốn từ bỏ nhưng chính điều đó lại giúp cho con người rèn luyện tính kiên nhẫn trong cuộc sống không nên vội vàng quyết định một điều gì đó. Chính vì thế xác định mục đích học tập là rất quan trọng đối với mỗi người nó chi phối toàn bộ sự nghiệp cuộc sống tương lai của con người.

Nhưng trong xã hội ngày càng phát triển thì một phần ý thức học tập con người càng kém đi. Số người xác định rõ được mục đích học tập là rất ít. Việc học chỉ là do bị ép buộc nên sự tiếp thu rất hạn chế. Hay học cho qua loa không cần thiết rồi sa vào các tệ nạn trong xã hội như nghiện điện tử, nghiện facebookmà quên đi học tập. Đó là điều cần lên án để phê phán chính điều đó có tác hại rất xấu không chỉ đối với bản thân mà ảnh hưởng đến cả xã hội. Nhất là trong quá trình hội nhập với nền văn minh trí thức sẽ làm cho xã hội bị tuyệt lùi so với các nước khác trên thế giới.

Vì thế khi còn là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần xác định rõ mục đích và tương lai sau này để cố gắng thực hiện chúng bằng hành động để đạt được những gì ta muốn. Đặc biệt đối với mỗi học sinh cần xác định rõ học gì? Học như thế nào? Học để làm gì? Để có một mục đích vững chắc tiến tới thành quả mà ta hằng mong ước. Không nên vì một chuyện nhỏ hay thất bại mà chán nản từ bỏ đó là động lực giúp ta đi đến thành công nhanh hơn đó các bạn à. Từ đó giúp chúng ta thay đổi cuộc sống ngoài ra còn làm thay đổi sự phát triển của một quê hương, đất nước.

Kết bài: Bài văn nêu Tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập Bài văn hay chọn lọc lớp 12

Như vậy ta thấy được tầm quan trọng rất lớn của việc xác định mục đích học tập. Để giúp ta thay đổi cuộc sống làm cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc và tươi đẹp hơn nó giống như ánh sáng soi đường dẫn đến thành công. Hãy xác định mục đích học tập của riêng mình đi các bạn nhé đó là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa thành công không những thế làm cho đất nước có một nền văn minh mới đó là nền văn minh tri thức.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

EM HÃY NÊU LÊN SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC TẬP

SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH HỌC TẬP

SUY NGHI CUA EM VE VIEC XAC DINH MUC DICH HOC TAP

XAC DINH MUC DICH HOC TAP TRONG HOC DUONG

TAM QUAN TRONG CUA VIEC HOC TAP

Th.S Hà Nhật Quang

Phòng sau Đại học

Từ xa xưa người Việt Nam đã quan niệm việc học là rất cần thiết cho con cái, cho nó biết cái chữ, cái kiến thức để sau này lớn lên hoặc thoát cảnh đói nghèo hoặc có được công ăn việc làm tốt đẹp. Tựu chung mục đích cuối cùng là để tốt cho tương lai của thế hệ sau. Thế nhưng cách giáo dục của từng nhà từng gia đình lại khác nhau. Trong đó lại có những cách tiêu cực như đánh đập, chưởi bới, treo tiền thưởng hoặc khóc lóc năn nỉ con cái làm cho bọn nhỏ có suy nghĩ lệch lạc là học để cho ba mẹ nở mày nở mặt, học để lấy khoe khoang, học để mà học... Vậy rốt cuộc học để làm gì? Đối với mỗi câu trả lời qua loa, nó sẽ dẫn theo nhiều hệ lụy mà nghiêm trọng có thể dẫn đến sự bất mãn cho con em và không tiếp thu việc học là tốt cho mình. Ta có thể lấy ví dụ: Học để sau này đổi đời. Thực chất đổi đời ở đây là gì? Là giàu có, là hết khổ hay là được vô làm nhà nước có chức có quyền? Nếu là giàu có thì xung quanh có rất nhiều ví dụ không cần học đến cấp 2 vẫn giàu có như bán hàng online, trồng thanh long, live stream, chơi game... những hình mẫu nhan nhản khắp nơi trên mạng internet mà giới trẻ bây giờ dễ dàng tiếp xúc đến. Cho đến có chức có quyền, đó là một quá trình lâu dài phấn đấu mà đến cuối cùng chưa chắc có thể đạt đến. Vậy câu trả lời như thế có bao nhiêu sức thuyết phục cho con em chúng ta- thế hệ trẻ năng động và luôn muốn nắm giữ quyền chủ động cho tương lai mình?

Khi còn nhỏ ai cũng có mong ước trở thành người này người kia, thành bác sĩ, cô giáo... lớn lên rất nhiều người trong số họ sẽ phải làm một nghề khác mà có khi họ hoàn toàn không thích. Có người đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho ba mẹ vì ba mẹ họ mong muốn họ thế này thế kia... Thực tế cho thấy, đa số chỉ một lý do chung là vì họ học “chưa đủ”. Nếu bạn muốn trở thành thầy cô giáo mà rớt tuyển sinh sư phạm thì không thể nào đổ lỗi cho ai khác được. Chỉ có học thật giỏi, thật tốt mới làm cho bạn có quyền lựa chọn tương lai cho mình. Khi đó bạn được làm công việc mình đam mê, mình thích thì thời gian bạn bỏ ra để làm việc mới có ý nghĩa và đem lại cảm giác thành công.

Mặt khác, có nhiều người cho rằng học tập ở trường không quan trọng bằng ngoài đời vì có những dẫn chứng thành công như Steve Jobs, Bill Gates... Thực chất mọi người đã bỏ qua tiểu sử của họ, những nhân vật này thành công vì họ đã học, đã tiếp thu kiến thức đủ để bọn họ tự tin bay lượn theo con đường họ đã chọn. Như Steve Jobs bỏ ngang việc học ở Harvard, nhiều người chỉ biết rằng ông ngừng học đại học nhưng Harvard là một đại học bình thường sao? Đó là một trong những ngôi trường danh tiếng nhất thế giới và mỗi năm có hơn hai mươi ngàn đơn xin dự tuyển và trong đó chỉ khoảng hơn hai ngàn đơn được chấp nhận. Tỉ lệ loại bỏ hơn 90%, không ngạc nhiên đây là một trong những ngôi trường khắt khe nhất thế giới. Họ, những con người bỏ học, thực chất đã sớm tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách mới. Còn bạn, bạn đã chuẩn bị những gì cho mình? Hay chỉ là một người mơ mộng, lười biếng và trốn tránh trách nhiệm của mình?

Đối với một số lớn người ở Việt Nam thì việc học với bằng cấp lại gộp thành một. Ở một số trường hợp thì bằng cấp có thể đại diện cho thành tích học tập, kiến thức và trình độ nhưng không thể phủ nhận việc tự học tự mày mò ra kiến thức cho riêng mình thì không phải là “học”. Chúng ta cần nhấn mạnh nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm chính quy nhất để các em tiếp thu có hệ thống, loại bỏ những quanh co, sai lầm trong quá trình học tập chứ không phải là nơi “bán” bằng cấp. Do đó, học sinh sinh viên nên quan tâm đến vấn đề trau dồi kiến thức hơn là việc đối phó với những kỳ thi.

Thực tế tình trạng học để mà học, học để mà thi đang rất phổ biến trong các trường đại học ngày nay. Các em không biết áp dụng kiến thức mình đã và đang học vào công việc vào cuộc sống như thế nào. Không phải ai cũng học một biết mười hay học một suy ra ba. Rất nhiều học sinh sinh viên cần giảng viên đưa ra nhiều ví dụ, nhiều kinh nghiệm, nhiều lần thực hành để thực sự nắm và vận dụng được những thông tin, kiến thức quan trọng. Đó là những sinh viên học sinh được đào tạo có hệ thống thì những người không có cơ hội đến trường lớp thì còn như thế nào? Trong thực tế có rất nhiều ví dụ thấy thì buồn cười nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì chắc nhiều người sẽ không cười nổi tiếp. Một lần tôi tò mò xem 1 anh học việc cứ loay hoay gắn 1 chi tiết chữ S lên khung cửa mà không khớp. Anh ta cứ lẩm bẩm là đã rõ ràng đo và cắt chính xác theo mẫu mà sao uốn nó không khớp. Anh ta cắt một khúc sắt khác và tôi thấy ngay anh ta lấy chiều dài của thanh sắt thẳng mà áp vào thanh chữ S. Rõ ràng thanh sắt uốn cong rồi bẻ thẳng ra đương nhiên sẽ dài hơn. Tôi thiết nghĩ tất cả các em tốt nghiệp cấp 2 hẳn phải biết điều này nhưng chắc nhiều em sẽ không liên tưởng đến áp dụng dài ngắn cong quẹo này vô việc gì. Như bác Hồ đã nói, học phải đi đôi với hành. Có lẽ thầy cô giáo nên cho các em biết ngay từ đầu là việc học là để biết lý lẽ, đúng sai rồi sau đó vận dụng vào cuộc sống để làm nó tốt đẹp hơn thì các em sẽ không “chán” và “nản” việc học hoặc cảm thấy nó là lý luận suông không cần thiết cho đời mình.

Tóm lại, mục đích việc học chúng ta có thể chia làm hai phần:

• Phần trước mắt - học là để thêm kiến thức: chúng ta cần phải tạo động lực, hứng thú và kích thích trí tò mò cho các em để các em không nhàm chán trong quá trình học tập. Nhiều gia đình thích mua cho các em đồ chơi, điện thoại, xe máy... khi các em đạt điểm cao. Cách này có lẽ thành công trong 1 số trường hợp nhưng cuối cùng sẽ làm cho các em quên mất học là để thêm kiến thức thêm hiểu biết. Động lực học tập phải là chính sự thành công của việc tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm từ sách vở và giáo viên sau đó biến nó thành của mình. Khi mà các em đắm chìm trong việc khám phá kiến thức và thích thú với những gì mình đạt được như việc vừa đọc xong một cuốn truyện hay, một bộ phim đặc sắc... thì lúc đó mới tính là chúng ta đã giáo dục thành công.

• Phần thứ hai - học là để có thể chọn lựa tương lai cho chính mình: Theo tháp nhu cầu của Maslow [tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs] thì có được việc làm ổn định chỉ là tầng thứ hai trong năm tầng nhu cầu của một con người. Như vậy để đánh giá sự thành công của một người, chúng ta cần đi sâu hơn thế nữa. Ngày thường chúng ta chỉ nói với con em chúng ta rằng không học là không kiếm được việc làm, không có tương lai... nhưng thực tế cho thấy rất nhiều người không học cao vẫn kiếm được việc làm và thu nhập ổn định. Như vậy sẽ dễ dàng làm cho con em ngộ nhận về mục đích của việc chúng ta bắt chúng đi học. Thực ra 12 năm học bắt buộc từ tiểu học cho đến THPT chỉ là đặt nền mống cho các em, để các em có đầy đủ thông tin kiến thức mà lựa chọn con đường mình sẽ đi. Khi các em không học tập cho thật giỏi thì các em đã đánh mất quyền lựa chọn trường đại học cho mình đồng nghĩa với việc rất nhiều cánh cửa đã khép lại như sư phạm, y dược... những ngành đòi hỏi sự cần cù trong học tập và gia tăng kiến thức. Hơn nữa một việc làm đúng sở thích, đúng sở trường sẽ mang ý nghĩa rất lớn vì khi đó các em sẽ không thấy rằng công việc nhàm chán lãng phí thời gian của mình. Nó sẽ đem lại cho các em cảm giác thỏa mãn và thành công đích thực mà không phải là đi làm vì kiếm sống. Như UNESCO đã phát biểu, mục đích cuối cùng của học tập là để tự khẳng định chính mình, tự tạo vị trí trong xã hội, thể hiện giá trị bản thân và sự tồn tại có ý nghĩa của mình. Nó cũng thuộc về những cấp bậc cuối cùng của tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu tối cao của con người sau khi đạt được những nhu cầu cơ bản như ăn uống, làm việc... Đó là tự thể hiện bản thân, có khả năng sáng tạo, trình diễn những kiến thức, kỹ năng của mình và đạt được xã hội công nhận. Ta có thể lấy ví dụ về một chủ tiệm sửa xe và kỹ sư. Một người chủ tiệm sửa xe có thể giàu có nhưng chỉ có thể đóng góp rất hạn hẹp cho cả xã hội như là tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, quyên góp và làm từ thiện. Nhưng nếu đổi lại là một kỹ sư ô tô không ngừng trau dồi kiến thức kỹ năng, anh ta sẽ đem lại những phát minh mới sáng tạo mới như tiết kiệm nhiên liệu, nguồn nhiên liệu mới, chống hao mòn... có thể ảnh hưởng cả một nền công nghiệp. Do đó anh ta không chỉ là được tôn trọng mà còn tự khẳng định mình và biết giá trị bản thân cũng như đóng góp giá trị đó cho xã hội. Đó là những cái tên như Isaac Newton, Einstein rồi đến những cái tên đường quen thuộc mà chúng ta đi qua hàng ngày... Có bao giờ các bạn suy nghĩ sẽ có 1 ngày tên các bạn được đặt cho 1 con đường nào đó ở Việt Nam hay được cả thế giới nhắc đến do những thành tựu trong đời mình?

Tổng kết lại, mục đích học tập cuối cùng là đạt được quyền lựa chọn rộng lớn hơn, tự khẳng định chính mình, được sống thành đạt và mọi người khẳng định sự thành đạt đó. Đó là sự thành công về cả 2 mặt vật chất lẫn tinh thần và là nền móng vững chắc cho những thành tựu và những đóng góp to lớn cho xã hội. Và đó cũng là phương châm của trường DLA, học là để Tri, rồi Hành và cuối cùng là Đạt nhân.

Th.S Hà Nhật Quang

Video liên quan

Chủ Đề