Vịnh Hạ Long đã máy lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới

LNV - Cách đây tròn 20 năm, ngày 02.12.2000, Vịnh Hạ Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo.

Liên tiếp trong 58 năm qua kể từ khi Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia vào năm 1962, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất vào năm 1994 và lần thứ hai vào năm 2000, tỉnh Quảng Ninh đã hết sức trách nhiệm bằng nhiều giải pháp để bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo và phát huy, thực hiện đầy đủ, đúng với Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Đến nay, sau 26 năm tính từ khi Vịnh Hạ Long được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và sau 20 năm lần thứ hai được công nhận về giá trị địa chất - địa mạo, Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh, của Việt Nam và của thế giới; là niềm tự hào của nhân dân Quảng Ninh và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế. Điều đó khẳng định, minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và khai thác, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long.


20 năm Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần 2. [Ảnh: Báo mới]

Bên cạnh những giá trị tự nhiên của di sản được bảo tồn tuyệt đối, những điểm tham quan du lịch đã có diện mạo mới, nhiều sản phẩm du lịch độc đáo được hình thành, hấp dẫn và thu hút du khách; hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp hơn. Theo thông tin từ Ban quản lý vịnh Hạ Long, năm 2019, ước tính lượng khách đến vịnh Hạ Long đạt 4,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế gần 2,9 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ 2018. Thu phí 10 tháng đạt hơn 1.030 tỷ đồng; ước cả năm 2019, thu phí đạt hơn 1.294 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Chỉ tính lượng khách đến với Hạ Long đã giúp du lịch Quảng Ninh vượt lên hẳn so với các địa phương khác, chỉ xếp sau Thủ đô Hà Nội. Những con số tăng trưởng ấn tượng trên cho thấy, vịnh Hạ Long luôn dẫn đầu là điểm tham quan không chỉ riêng của Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam. Việc Hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ 2 về giá trị địa chất địa mạo một lần nữa khẳng định giá trị nổi bật toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp diễm lệ, hoành tráng của biển đảo mà còn là một bảo tàng địa chất khổng lồ, nơi ngưng đọng những dấu tích quan trọng của quá trình hình thành, vận động, phát triển của địa hình vỏ trái đất khu vực này.

20 năm đã trôi qua, tỉnh Quảng Ninh đã làm được rất nhiều việc cho Hạ Long. Không chỉ là di sản thiên nhiên thế giới, bây giờ Hạ Long đã trở thành một trong bảy Kì quan Thiên nhiên mới của thế giới. Hạ Long đã trở thành một điểm đến của quốc gia và quốc tế.

Hải Lý [TH]

Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Phù - kẹt [Thái Lan] ngày 17 tháng 12 năm 1994 đã công nhận lần thứ nhất Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí [vii]: về vẻ đẹp cảnh quan, và công nhận lần thứ hai với tiêu chí [viii]: về giá trị địa chất tại Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia [ngày 02 tháng 12 năm 2000].


Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Đông Bắc nước ta, diện tích khoảng 1.553km2 với 1.969 hòn đảo lô nhô tạo nên những cảnh sắc kỳ thú. Sự hiện diện của Vịnh và những hòn đảo trên Vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của Vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.
Bên cạnh giá trị địa chất và giá trị thẩm mỹ độc đáo toàn cầu, trong khu vực Vịnh Hạ Long hiện nay còn lưu giữ được nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới như: đồi núi, hang động, rừng ngập mặn, tùng áng, rạn san hô, cỏ biển … Các hệ sinh thái đó được phân bố trong một khu vực có khí hậu tương đối ôn hòa, nhiệt độ nước biển trung bình từ 19 - 25 độ C, là môi trường sống rất thuận lợi đối với các loài sinh vật. Kết quả nghiên cứu những năm qua cho thấy trong vùng Vịnh Hạ Long có mặt trên 300 loài cá, 545 loài động vật đáy biển, 154 loại san hô, 35 loài sinh vật phù du, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ biển và 31 loài thực vật vùng ngập mặn … Các hệ sinh thái đó đã tạo nên giá trị đa dạng sinh học tương đối nổi bật của Vịnh Hạ Long. 
Thật hiếm có một thắng tích nào lại hội tụ nhiều yếu tố giá trị đặc biệt hấp dẫn cả về cảnh quan tự nhiên, địa chất, đa dạng sinh học lẫn những giá trị lịch sử văn hoá sâu sắc như di sản Vịnh Hạ Long. Có thể nói, những giá trị lịch sử, văn hoá đang hiện hữu trên cả một vùng biển đảo rộng lớn này đã góp phần làm cho Hạ Long vốn đã tuyệt vời về cảnh sắc lại càng thêm hấp dẫn, đắm say lòng người. 

 

Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, Trưởng Văn phòng UNESCO đại diện tại Hà Nội; lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và đông đảo người dân TP Hạ Long.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Kể từ khi được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long đã trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế. Điều đó minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và khai thác, phát huy tốt giá trị của Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới.

Những năm tiếp theo, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của toàn thể cộng đồng và các tổ chức để giữ gìn, phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long; tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo đảm môi trường sinh thái; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá để Hạ Long trở thành điểm đến của du khách, là trung tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam và quốc tế. Tiếp tục bổ sung, triển khai các cơ chế, biện pháp mang tính đặc thù để quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đa ngành trên vịnh Hạ Long, phù hợp với điều kiện thực tế; cân bằng, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển nhằm bảo vệ tính toàn vẹn, các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản vịnh Hạ Long.

Để bảo tồn, phát huy giá trị của vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xác định phải có một tầm nhìn mới, có một không gian phát triển rộng hơn, có tính chiến lược lâu dài. Việc nhập huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long chính là mở ra không gian phát triển rộng lớn trong thể thống nhất của một đơn vị hành chính, tăng cường khả năng liên kết vùng và liên vùng, là đòn bẩy cho phát triển bền vững. Thành phố thủ phủ của tỉnh sẽ đáp ứng mọi yêu cầu phát triển mới về đất đai, dân số và cơ sở hạ tầng. Một thành phố phát triển kinh tế theo hình thái đa ngành, phù hợp với chủ trương của Trung ương và định hướng phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay nhằm đưa tỉnh Quảng Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai gần, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền bắc và của cả nước.

Với TP Hạ Long, sự sáp nhập và mở rộng này sẽ đáp ứng mọi yêu cầu phát triển mới về đất đai, dân số và cơ sở hạ tầng. Xây dựng và phát triển TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển, du lịch sinh thái rừng với không gian cảnh quan tự nhiên thân thiện; có dịch vụ du lịch với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. TP Hạ Long sẽ được định hướng và xây dựng thành thành phố phát triển kinh tế đa ngành, phù hợp định hướng phát triển đô thị, góp phần quan trọng trong lộ trình nhiệm vụ nhằm xây dựng Quảng Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại; là cửa ngõ hội nhập với thế giới của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là điểm nút trong khu vực hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung và kết nối với khu vực ASEAN; Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và luôn đứng trong top đầu của cả nước; Tốc độ tăng trưởng đạt hơn 12%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây; Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt hơn sáu nghìn USD/năm, gấp hơn hai lần so với mức bình quân chung của cả nước; an sinh, phúc lợi xã hội được chăm lo bảo đảm; quốc phòng an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại tiếp tục được tăng cường phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tỉnh Quảng Ninh có những tiềm năng, cơ hội nổi trội trong phát triển các loại hình du lịch và các ngành công nghiệp giải trí; Sau 20 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long đã trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, và là điểm đến lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế. Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quyết tâm chính trị tư duy đổi mới sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong việc quán triệt, cụ thể hóa các Nghị quyết, chủ trương của Trung ương trong đầu tư phát triển và cải cách hành chính; Việc nhập huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển, TP Hạ Long sẽ không còn bị giới hạn về địa giới hành chính. Đây sẽ là điều kiện để phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long, đưa TP Hạ long xứng tầm là thành phố du lịch biển văn minh thân thiện, đô thị xanh phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu với kết cấu hạ tầng hiện đại đồng bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tỉnh Quảng Ninh tiếp tục mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ công nghiệp, là trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước; một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền bắc; từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; bảo tồn và phát huy giá trị các Di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; Tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; sắp xếp bộ máy, tinh gọn hoạt động hiệu lực hiệu quả; Bảo đảm quyền lợi cho các cán bộ, công chức, người lao động sau khi nhập Hoành Bồ vào TP Hạ Long và tại các xã thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chú trọng bảo đảm về chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội, bảo đảm đoàn kết ổn định sản xuất, đời sống của nhân dân, không để việc sắp xếp làm ảnh hưởng đến nhân dân; Xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh và TP Hạ Long mới đồng bộ, hiện đại trong đó đặc biệt quan tâm đến các dự án kết nối giao thông các vùng, miền của tỉnh và đến các xã vùng cao…

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nhập huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long.

QUANG THỌ

Video liên quan

Chủ Đề