Vợ chồng mới cưới gọi là gì

Đi chúc Tết, chẳng mấy ai lại đi... tay không. Nhất là những cặp vợ chồng mới cưới. Dâu rể mới lần đầu kiến diện quan viên hai họ mà đi tay không, với dăm ba câu chúc sức khỏe, e là chưa đủ "trọng lượng". Phải có chút gì cho phải phép. Đành rằng xách quà đến đâu cũng nghe cái câu cũ rích: "Các cháu bày vẽ làm gì, tình cảm với nhau là quý rồi!". Nhưng nay đã thành cái lệ, biết làm sao khác được. Thế là công việc lên danh sách quà mừng họ hàng đôi bên khiến các tân dâu rể phải vò đầu bứt tai.

Cô dâu mới Lan Anh [Khâm Thiên, Hà Nội] mới lên xe hoa về nhà chồng tháng 11 năm nay, khoe tôi bản danh sách "những địa chỉ cần tới trong dịp Tết". Nhìn sơ sơ đã thấy có 20 "trọng điểm" và dăm bảy điểm đánh dấu đỏ được cô dâu mới giải thích là những điểm quan trọng, cần phải "chi đẹp": "Đây là ông bà cô, ông chú ruột, kia là sếp của vợ, của chồng, cả những chỗ mừng cưới nhiều nữa". Làm một phép tính nhanh: một món quà xoàng xoàng cũng trên dưới một vài trăm ngàn, nhân với 20 địa chỉ, tròm trèm dăm triệu bạc. Đó mới là quà "lại mặt" theo mức trung bình, chứ nhiều nơi sang thì phải mất một vài triệu cho một địa chỉ là chuyện thường.

Ở thành phố, các mối quan hệ ngày nay đã đơn giản hóa rất nhiều. Nhưng ở miền quê thì "dây cà dây muống" rất dài. Nhìn vào “hệ thống” ông bà, cô dì, chú bác mà bà mẹ chồng liệt kê cho cô dâu 20 tuổi N.T.H. [Văn Giang, Hưng Yên] thì thấy muốn xỉu! Bảy, tám bà cô, hơn chục ông chú, chưa kể các anh, các chị, hàng tá các cháu xếp hàng háo hức chờ chú rể mới lì xì đầu năm.

Chạy sô 3 ngày Tết

Anh M., mới trải qua cuộc báo hỉ năm trước nhớ lại: "Để tránh bỏ sót dẫn đến bị hiểu nhầm là "không biết điều", hai vợ chồng tôi phải lên danh sách, chuẩn bị quà từ vài tuần trước Tết. Quê vợ tận Nam Định, họ hàng bên ngoại đông, người quê lại quý khách và dễ mếch lòng. Ai cũng một mực đòi giữ cháu rể mới ở lại dùng bữa. Chối thì bị "đe": "Mày muốn bác giông cả năm à?". Mấy ngày Tết bơ phờ công cuộc chạy "sô". Đã thế, những chú rể mới đi đến đâu cũng phải "chén chú chén anh", bị những đàn anh, những ông em họ cụng ly, "thách đấu". Uống thì dở, mà không uống thì bị đánh đồng với tật "khinh người". Có chú rể nọ, uống nhiều say quay lơ, chửi vung vít ông anh họ đằng vợ. Thế là cỗ Tết nhận mặt anh em hóa ra trận hỗn chiến. Cô dâu mới khóc dấm dứt, mất mặt với bà con họ hàng. Cũng có cặp chỉ vì bỏ sót qua nhà một ông bác mà bị ông giận tím mặt, đi kể xấu khắp làng: "Cháu chắt gì cái quân mất gốc, ở thành phố mấy năm chưa chi đã quên hết họ hàng, chú bác". Cả cái Tết của đôi vợ chồng trẻ đâm ra mất vui.

Cô dâu Thiên Hà là gái Sài Gòn gốc, lấy Nguyễn Mạnh Phú, một chàng trai quê Thái Bình. Tết năm ngoái họ đưa nhau về ra mắt họ hàng. Bà mẹ chồng dặn hai con: "Các con phải đi hết lượt họ hàng, từ bên họ nhà bố, họ nhà mẹ cả [bà vợ cả đã chết của bố], họ bên mẹ". Tổng cộng là gần 60 gia đình. Cô con dâu mới được chồng chở đi bằng xe đạp, đường quê xóc dằn ê hết cả mông. Chạy sô hết ba ngày Tết mới đi được già nửa, ấy là ngồi mỗi nhà dăm bảy phút. Cô dâu mới mệt phờ phạc. Phải hết một tuần mới trọn "tour". Đã có lúc cô bật khóc nói dỗi với chồng: "Sao họ nhà anh lắm thế! Chả trách mà dân số tăng vùn vụt!". Anh chồng đang bực mình cũng phải phì cười. Thực ra, trong số danh sách mẹ dặn đi thăm ấy, có người anh chỉ gặp khi đi ăn giỗ họ! Nhưng vẫn đi thăm cho phải phép. "Lệ làng" đã định, cấm có cãi!

\n

Khi Tết đã qua...

Năm ngoái, cô dâu N.T.H sau khi đi trình diện họ hàng nội ngoại đã phải chạy đôn chạy đáo tìm nghề làm thêm để trả nợ. Cô than: "Tiền mừng đám cưới thì trang trải cho đám cưới không đủ, nay lại cả tiền nhận họ đợt Tết vừa qua. Hai vợ chồng tay trắng lấy nhau, trông vào vài sào ruộng chắc là đói!".

Còn Nguyễn Thị Huệ, sau khi vào Nam sinh sống và cưới chồng tại TP.HCM, tết vừa qua về “lại mặt” hai họ ở Ninh Bình khi trở vào đã thở dài sườn sượt: "Hai đứa vào Sài Gòn buôn thúng bán bưng, gom được hơn chục triệu, không dám làm đám cưới dềnh dang, để dành tiền để mở một cái quán nước nho nhỏ. Ai dè sau khi đi "lại mặt" hai bên, số tiền ki cóp đã hết quá nửa". Đã thế, hai người vẫn bị họ hàng chê trách. Khi mang quà sang nhà chị gái, đứa cháu giở ra thấy kẹo bánh thì giận lẫy: "Dì đi tận miền Nam về mà chỉ cho mấy cái kẹo thì cháu không cần!". Huệ kể lại, cười mà như mếu: "Ai cũng nghĩ là vào Nam hốt bạc tỉ dễ như hót lá vậy! Bố mẹ không hiểu, còn cố bày vẽ thêm để được "mát mặt" vì có được thằng con rể khá". Chính vì chuyến đi nhận mặt họ nhà vợ mà hai vợ chồng giận dỗi suýt bỏ nhau.

Không thuộc danh mục những chiếc phong bì cần loại bỏ trong công cuộc "kêu gọi thực hành tiết kiệm", nhưng cái khoản quà cáp không tên kia lại ngốn kha khá tiền. Thôi đành tặc lưỡi, âu cũng là để... duy trì một phong tục. Chỉ khổ những gia đình mới còn trăm thứ phải lo lắng vun vén để bước đầu gầy dựng mái ấm riêng tư. Năm mới sắp đến, e rằng sẽ có nhiều cặp mới kết hôn lại một phen phải dáo dác...

Hôn nhân có hòa hợp, hạnh phúc hay không chỉ cần xem cách xưng hô của vợ chồng là biết liền.




Hi các chị, em có chuyện này muốn hỏi chút. Chả là hôm qua em đi họp lớp cấp 3, xong chúng nó thấy em nói chuyện điện thoại, gọi chồng là tình yêu của em, anh yêu... mà hoảng quá, kêu sến sẩm, nổi cả da gà. Các chị thấy sao ạ chứ em thấy quá bình thường luôn ý. Em nghĩ vợ chồng mà xưng hô càng thân mật càng tốt, chẳng có gì phải ngại hết. Các chị tham khảo 5 cách xưng hô của vợ chồng hạnh phúc dưới đây mà xem em nói có đúng không nè!



1. Cậu - tớ



Không chỉ dành cho những cặp đôi đang yêu hay mới cưới mà những cặp vợ chồng đã ở bên nhau lâu, càng yêu thương nhau thì cách xưng hô này cũng thể hiện được rất nhiều điều về tình cảm bên trong.



Khi 2 người gọi nhau như thế có nghĩa là họ luôn dành 1 vị trí quan trọng, ấm áp nhất dành cho nửa kia. Dù là vợ chồng son hay vợ chồng đã cưới nhau nhiều năm thì tình cảm càng trở nên gắn hơn. Nó thể hiện sự bình đẳng, đối khi hài hước khiến cho cuộc sống vợ chồng trở nên dễ chịu với những áp lực hàng ngày.



Nhiều người thấy ngại ngùng nếu gọi như vậy ở chỗ đông người nhưng tình yêu chân thành thì phải đáng tự hào chứ không có gì phải giấu cả. Ngược lại, khi gọi bạn đời của mình một cách tình cảm như thế thì người khác sẽ càng ngưỡng mộ vợ chồng bạn hơn đấy.



2. Chồng - vợ



Thay vì gọi tên nhau bình thường thì nhiều cặp đôi hay gọi nhau là chồng ơi/vợ ơi, cách xưng hô này cho thấy 2 người đang rất mặn nồng, quấn quýt lấy nhau. 2 tiếng vợ chồng vô cùng thiêng liêng, vì thế người ta chỉ dùng để gọi một người duy nhất, lúc này bản thân cũng sẽ tự ghi nhớ trách nhiệm và tình yêu của mình đối với người kia.



Thử tưởng tượng sau một ngày làm việc một mỏi, trở về nhà được nghe 2 tiếng chồng ơi/ vợ ơi ngọt hơn mía lùi thì còn gì hạnh phúc hơn nữa. Đảm bảo tất cả sự mệt mỏi sẽ biến mất ngay đấy! Đồng thời, theo nhiều cuộc khảo sát, những cặp đôi sử dụng cách xưng hô này thường rất ít xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi hay ly hôn.



3. Bố - mẹ



Nhiều cặp đôi hạnh phúc thường gọi nhau là bố nó/mẹ nó, hay có thể dùng tên con để gọi kèm ví dụ: "bố Táo ơi/mẹ Táo ơi!"... chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cũng khiến người khác cảm nhận thấy gia đình này khăng khít, hòa hợp đến thế nào rồi.



Khi xưng hô thế này, chứng tỏ họ luôn nghĩ về gia đình, luôn yêu thương nhau, có trách nhiệm với con cái. Chỉ có những cặp vợ chồng thực sự yêu thương, tình cảm mặn nồng thì mới dùng cách xưng hô này.



4. Mình - anh/em



Đây là một trong những cách xưng hô của vợ chồng hạnh phúc. Cách gọi mình ơi - xưng anh/em chứa đầy sự ngọt ngào, yên ấm, thân thuộc của 2 người yêu nhau. Hơn nữa, nó còn được ví như cốc nước mát hạ nhiệt sự nóng nảy. Bởi khi 2 người có lời qua tiếng lại, giận dỗi nhau, chỉ cần xưng hô một điều "mình", hai điều "mình" vừa tha thiết, ngọt ngào vừa thể hiện sự tôn trọng bạn đời thì ai cũng sẽ "hạ hỏa" mà mềm lòng ngay ấy.



5. Gọi bằng biệt danh



Chỉ những người thân thiết, yêu thương nhau thì họ mới đặt biệt danh cho nhau. Biệt danh đó như là thế giới riêng của 2 người, chỉ 2 người mới có quyền gọi như vậy và thật tình cảm, ngọt ngào hơn dù đã cưới nhau nhiều năm mà vẫn có thể gọi nhau như thế.



Khi gọi nửa kia bằng biệt danh chứng tỏ tình cảm của vợ chồng vô cùng nồng nàn, lúc nào cũng bỏng cháy như thời mới yêu. Có như thế, cuộc sống mới trở nên thi vị, trẻ trung và ý nghĩa hơn.



Đang rửa chân cho vợ thì con bất ngờ về nhà, ông chồng phản xạ khiến mọi người cười té ghế



//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2018/05/FX2R2QpotO-480x360.jpg

Buổi tối trước ngày cưới gọi là gì?

Bữa tiệc chia tay thời độc thân hay còn gọi là tiệc độc thân bữa tiệc được tổ chức vào đêm trước đám cưới của cô dâu và chú rể, theo đó, cô dâu, chú rể sẽ mời những bạn bè thân thiết nhất, cùng làm những việc không thể làm sau khi cưới.

Lấy vợ gọi là gì?

Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam, khi trai gái lấy nhau, người Việt gọi là đám cưới, lễ cưới hoặc gọn hơn cưới, gọi theo tiếng Hán-Việt giá thú. Đối với người Việt, lễ cưới một trong bốn nghi lễ quan trọng và được xã hội quan tâm nhiều hơn cả.

Đám cưới còn gọi là gì?

Lễ cưới [hay hôn lễ, đám cưới] một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Lễ cưới được hiểu một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn.

Vợ của con trai gọi là gì?

Thuật ngữ “giá thú” bắt nguồn từ gốc chữ Hán [chữ “giá” có nghĩa là con gái về nhà chồng: chữ “thú” có nghĩa là lấy vợ; giá thú việc con trai, con gái lấy nhau thành vợ chồng].

Chủ Đề