Voi kêu như thế nào

Không như sư tử, báo đốm Mỹ và một số loài mèo hoang khác, không thể gầm la mà thay vào đó, chúng chỉ kêu chiêm chiếp như chim vậy.

Nguyên nhân nằm ở xương tuyến giáp trong cổ họng của những loài động vật hung dữ này, có cấu tạo khác với những loài có tiếng kêu gầm gừ khác. Vì vậy, thay vì gầm la dũng mãnh như hổ, sư tử, báo đốm chỉ kêu thỏ thẻ, chiêm chiếp như chim non.

Đà điều chỉ lên tiếng khi giao phối

Đà điểu đực hiếm khi phát ra âm thanh, chúng chỉ kêu những tiếng kỳ lạ trong lúc giao phối.

Khi gần gũi bạn tình, đà điểu đực phát ra thứ âm thanh lạ bằng cách lấp đầy không khí ở phần túi trên cái cổ dài. Tiếng kêu báo hiệu cho con cái biết nó đã sẵn sàng.

Bản nhạc giao hưởng của cá heo

Cá heo không có dây thanh âm, nhưng điều đó không có nghĩa chúng không thể phát ra âm thanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng cá heo tạo ra tiếng gọi không thông qua miệng mà qua một chiếc môi phát âm nhỏ nằm trong mũi.

Khi không khí đi qua môi phát ấm, những mô ở xung quanh bị rung động và tạo âm thanh. Chúng sử dụng thứ âm thanh để giao tiếp, săn bắt và lẩn tránh kẻ thù.

Koala kêu éc éc như heo 

Koala có vẻ ngoài giống gấu nhưng lại phát ra tiếng kêu éc éc như một chú heo nhỏ. Loài động vật này không sử dụng thanh quản giống như con người mà dùng các nếp gấp đặc biệt trong mũi tương tự như cá heo để phát ra âm thanh. Chính vì vậy, tiếng kêu của Koala trở nên thú vị.

Hải mã huýt sáo

Trong khi hầu hết những tiếng kêu hình thành từ việc rung dây thanh quản, tuy nhiên, hải mã phát ra âm thanh không phải vậy. Tiếng kêu lảnh lót như tiếng huýt sáo được tạo ra trong các túi bơm hơi, gọi là túi họng nằm ở hai bên thực quản của con vật.

Hải mã đực sử dụng tiếng huýt sáo lảnh lót của mình để đi tìm bạn tình

Cáo đỏ bắt chước tiếng chó sủa

Cáo đỏ thường sinh sống tại Bắc bán cầu và Châu Đại Dương, chúng có thể phát ra hơn 20 âm thanh khác nhau. Một trong nhũng âm thanh phổ biến nhất là tiếng kêu giống tiếng cho sủa, như trong video dưới đây.

Các nhà khoa học cho biết, những con cáo ở các vùng khác nhau có tiếng sủa khác nhau, giúp chúng có thể nhận ra nhau trong tự nhiên.

Hươu đỏ gầm gừ như bò

Hươu đỏ đực phát ra tiếng gầm không vang mạnh như hổ, mà âm trầm giống như bò vậy. Âm thanh tạo ra từ vị trí thấp của thanh quản bên trong cổ họng. Theo các nhà khoa học, hươu đỏ cái sẽ tìm kiếm và giao phối với con đực nào có tiếng kêu to nhất mà trầm nhất. 

Cá sấu bí ẩn

Cá sấu có thể phát ra nhiều thứ âm thanh khác nhau nhưng theo các nhà khoa học, thanh quản của loài động vật sống ở đầm hồ này không được linh hoạt. Cho đến ngày nay, vẫn cón nhiều điều bí ẩn về tiếng gầm của cá sấu mà các nhà nghiên cứu chưa tìm được lời giải đáp.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Greenpeace thuộc Đại học Exeter của Anh và Đại học Stellenbosch của Nam Phi đã dành 11 ngày để ghi lại âm thanh của cá voi lưng gù xung quanh ngọn núi ngầm Vema Seamount ở Đại Tây Dương, cách Nam Phi hàng trăm dặm về phía tây, và phát hiện một loại tiếng kêu hoàn toàn mới, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí JASA Express Letters hôm 20/4.

Âm thanh của cá voi được chia thành hai dạng: tiếng kêu kéo dài liên tục được gọi là "bài hát" và các cuộc gọi ngắn "không phải bài hát". Trong hơn 600 cuộc gọi không phải bài hát được ghi lại trong chuyến thám hiểm ở Vema Seamount, có một kiểu âm thanh xung đột khó giải mã nghe như tiếng bắn súng.

"Chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ tiếng kêu này có nghĩa là gì. Thật tuyệt vời khi nó lần đầu tiên được ghi lại ở cá voi lưng gù. Điều đó cho thấy còn rất nhiều điều cần tìm hiểu thêm về loài động vật đáng kinh ngạc này", Tiến sĩ Kirsten Thompson từ Đại học Exeter, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ.

Voi kêu như thế nào

 

 

Lần đầu phát hiện tiếng kêu như súng bắn của cá voi

Các cuộc gọi ngắn như tiếng súng bắn của cá voi lưng gù. Video: Greenpeace

Hầu hết các cuộc gọi của cá voi ở Vema Seamount được phát hiện vào ban đêm trong ba ngày liên tiếp. Bên cạnh âm thanh như súng bắn, nhóm nghiên cứu còn ghi lại rất nhiều tiếng kêu lớn, được gọi là "whup", và các cuộc gọi xã giao giống như "tiếng càu nhàu".

Tiếng whup thường được cá voi lưng gù sử dụng để xác định vị trí của nhau, đặc biệt là các cặp mẹ con. Ngoài ra, chúng cũng thường xuất hiện trong các chuyến đi săn, cho thấy Vema Seamount là một môi trường kiếm ăn quan trọng.

"Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng những con cá voi đã ghé qua Vema Seamount để kiếm ăn trong hành trình dài vượt đại dương. Những ngọn núi ngầm cung cấp môi trường sống phong phú cho tất cả các loài di cư. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ khẩn cấp đại dương toàn cầu để đảm bảo rằng những môi trường này có thể tiếp tục tồn tại", Thompson nhấn mạnh.