Vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có bao nhiêu huyện?

Danh sách xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi gồm những xã nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn rất nhiều!

Thanh Hoa - hoa*****@gmail.com

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Vì thế, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi các sở và địa phương liên quan yêu cầu khẩn trương rà soát nhu cầu xây dựng nhà công vụ giáo viên. Ưu tiên đầu tư nhà công vụ giáo viên là điều cần thiết để giáo viên có thể yên tâm công tác.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện miền núi, hải đảo chủ động phối hợp với Sở Xây dựng khẩn trương rà soát, xác định nhu cầu đầu tư xây dựng nhà công vụ và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và THPT ưu tiên đầu tư trên địa bàn trong thời gian tới.

UBND các huyện Lý Sơn, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ chủ động sử dụng từ nguồn vốn cấp cho các Chương trình mục tiêu Quốc gia: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững; nguồn vốn ngân sách tỉnh phân cấp và nguồn vốn khác của huyện để thực hiện.

Trên cơ sở rà soát, báo cáo của UBND các huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét trước ngày 30/9.

Trước đó, trong buổi đối thoại với ngành Giáo dục, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cũng đã ghi nhận ý kiến của các cơ sở giáo dục miền núi về vấn đề cần có quy định về ưu tiên đầu tư xây dựng nhà công vụ [hoặc giao đất cho giáo viên, viên chức tự xây nhà ở] để bảo đảm các điều kiện tối thiểu cho giáo viên, viên chức ở vùng đồng bằng lên công tác ở vùng miền núi, hải đảo được an tâm công tác lâu dài.

Bà Bùi Thị Quỳnh Vân đề nghị UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí nguồn kinh phí cho các dự án xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xây dựng trường lớp học, đầu tư thiết bị dạy học.

Chiều 15-4, lãnh đạo Sở Kế hoạch - đầu tư Quảng Ngãi xác nhận toàn tỉnh có 27 dự án thủy điện đã được cấp phép; tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng; tổng diện tích đất sử dụng khoảng 3.735ha. Tất cả những dự án này được cấp phép ở các nhiệm kỳ trước.

Cụ thể, số dự án này ở 5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi là: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng. Đa số các dự án là thủy điện nhỏ. Trong đó, dự án nhỏ nhất là thủy điện Hồ Nước Ngang [xã Ba Liên, huyện Ba Tơ] do Công ty TNHH đầu tư và xây dựng HDT làm chủ đầu tư, có công suất vỏn vẹn 1MW, tổng vốn 19 tỉ đồng, hiện đã hoạt động.

Huyện Sơn Hà đứng đầu toàn tỉnh Quảng Ngãi khi có đến 9 dự án thủy điện được cấp phép, dù diện tích chỉ vỏn vẹn 750km2, đến nay chỉ có thủy điện Nước Trong đi vào hoạt động. Nhiều dự án đang thi công rất chậm vì vướng mặt bằng và trễ hẹn so với thời gian cấp phép, số khác vẫn nằm trên giấy.

Xếp thứ 2 là huyện Sơn Tây với 7 dự án thủy điện, diện tích của huyện là 382km2.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết tỉnh sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ các dự án thủy điện, cần thiết sẽ rút giấy phép đối với các dự án chậm tiến độ và nhà đầu tư không đủ năng lực.

Yêu cầu thủy điện ở Quảng Nam đảm bảo nước cho Đà Nẵng

TTO - Cục Quản lý tài nguyên nước [Bộ Tài nguyên và môi trường] vừa yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành các hồ chứa ở Quảng Nam vận hành xả nước về hạ du liên tục, để đảm bảo cấp nước cho Đà Nẵng.

Ngày 19/4, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi.

Ông Trần Văn Mẫn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên cho biết, Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, chiếm 61% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Các huyện miền núi Quảng Ngãi có nguồn lao động đồi dào, có nhiều tuyến giao thông quan trọng thông thương kết nối thuận tiện, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đồng thời cũng là vùng có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong những năm qua kinh tế-xã hội các huyện miền núi Quảng Ngãi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Để đẩy mạnh phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ngãi đã xác định và đề ra mục tiêu phát triển nông nghiệp các huyện miền núi theo hướng chất lượng cao, ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, gắn với chuỗi giá trị, kết nối chế biến với thị trường, từng bước chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang các mô hình kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đồng thời, tỉnh cũng có nhiều chính sách đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp dịch vụ công tiện ích, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi làm rõ thêm cơ chế chính sách đầu tư tại các huyện miền núi; giới thiệu tiềm năng các dự án nông lâm nghiệp đang được khảo sát, thử nghiệm đầu tư tại Quảng Ngãi. Đó là dự án phát triển dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi của Viện Dược liệu, Bộ Y tế; dự án liên kết chuỗi trồng và chế biến cây sả chanh Ấn Độ, cây hương liệu và nuôi bò thảo của Công ty cổ phần Tập đoàn Khe Xaieco; dự án phát triển cây măng và nhu cầu thế giới về các sản phẩm măng của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Goc Food Group; mô hình “hợp tác xã cộng đồng điều phối” mô hình tối ưu để xây dựng điểm du lịch cộng đồng bền vững và phát huy chuỗi giá trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương.

Đại diện Công ty Khe Xaieco giới thiệu dự án đầu tư tại Quảng Ngãi. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao tỉnh Quảng Ngãi đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về các chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tỉnh có cách làm hay thu hút đầu tư, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mục tiêu giải quyết vấn đề đói nghèo, phát huy tiềm năng lợi thế của vùng.

Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Để thu hút đầu tư phát triển các địa phương miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị Quảng Ngãi cần lựa chọn, nghiên cứu thu hút đầu tư, phát triển tạo ra sản phẩm đặc trưng của Quảng Ngãi mang tính bền vững, đẩy mạnh liên kết vùng để tận dụng, phát huy tối đa lợi thế các địa phương. Mục tiêu lớn nhất là hướng đến người dân, phát huy tính tự lực, tự cường làm cho người dân miền núi của Quảng Ngãi thực sự no ấm, có thu nhập ổn định, sống được trên chính mảnh đất của mình, đồng thời phấn đấu đạt được mục tiêu của tỉnh đó là giảm nghèo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mỗi năm 5%.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Cường - TTXVN

Cũng tại Hội nghị, đã diễn ra Lễ ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các công ty, doanh nghiệp với các địa phương huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long của tỉnh.

Chủ Đề