Xây dựng kịch bản quảng cáo sản phẩm

Kịch bản phim quảng cáo được ví như khung xương sống của tác phẩm, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất phim quảng cáo - TVCs. Cầm trong tay một kịch bản đặc sắc cũng đồng nghĩa bạn đã nắm trong tay 50% cơ hội để chạm đến trái tim của người xem.

Tuy nhiên trên thực tế để xây dựng thành công một kịch bản quảng cáo không phải là điều dễ dàng. Một kịch bản video quảng cáo lôi cuốn và chất lượng phải được “thai nghén” qua nhiều công đoạn.

Với 07 bước hướng dẫn đơn giản sau đây bạn sẽ có được những thông tin cực bổ ích về việc xây dựng một kịch bản video quảng cáo.

07 BƯỚC KHÔNG THỂ BỎ QUA ĐỂ SỞ HỮU KỊCH BẢN QUẢNG CÁO CHẤT LƯỢNG

1. Mở đầu với những câu hỏi

Có thể nói, tìm hiểu đầy đủ nội dung về thương hiệu, doanh nghiệp, sản phẩm mà mình sẽ viết quảng cáo là yêu cầu bắt buộc đầu tiên cho việc hình thành sản phẩm chất lượng.

  • Tại sao bạn cần xây dựng một kịch bản video quảng cáo?
  • Kịch bản của bạn sẽ cần những nội dung như thế nào?
  • Bạn đang nhắm đến đối tượng khách hàng nào?

Xem thêm : StoryBoard, truyện tranh minh họa khi sản xuất phim quảng cáo

Đó là những câu hỏi được phác họa trong đầu để từ đó có thể nảy sinh ý tưởng, biên soạn danh sách thông tin phù hợp với thông điệp bạn hướng tới. Làm tốt khâu này chắc chắn bạn sẽ có được những bước đi tiếp theo vô cùng vững chắc.

2. Hô biến thông điệp thành câu chuyện

Nhà sản xuất luôn thể hiện thông điệp cốt lõi gửi gắm vào trong tác phẩm. Để người xem phát hiện những “tảng băng chìm” đó đòi hỏi bạn nên truyền đạt thông điệp bằng câu chuyện đơn giản, giúp mạch video có thể bám sát vào nội dung kịch bản. Bởi lẽ chất lượng của sản phẩm quảng cáo là sự đánh giá của khách hàng, là sự cảm nhận của người xem.

3. Đừng đặt nặng cái tôi cá nhân

Khi xây dựng một kịch bản phim quảng cáo, người viết sử dụng ngôn ngữ của người xem chứ không phải tiếng nói của cá nhân. Tuy nhiên, nghề biên kịch cũng giống như “làm dâu trăm họ” bạn không thể đưa ra một kịch bản giúp làm hài lòng tất cả người xem. Chính vì lẽ đó bạn nên giữ giọng văn đơn giản mà sâu sắc, lựa chọn lối viết hợp lý cho từng lĩnh vực khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của những công chúng “khó tính”.

4. Giữ mạch chuyện ngắn gọn, súc tích

Phương châm KISS [Keep short and simple] luôn được thừa nhận bởi tất cả mọi người. Ngắn gọn luôn luôn hợp lý hơn dài dòng. Với những kịch bản phim quảng cáo truyền thống, hãy cố giữ cho thời lượng không quá 2-3 phút khi trình chiếu trên nền tảng đa phương tiện. Đừng tạo cảm giác ức chế cho người xem khi phải theo dõi một đoạn video quá dài.

5. Đừng chỉ sử dụng từ ngữ

Phải tâm niệm rằng trong làm phim quảng cáokịch bản không phải một cuốn tiểu thuyết nên đừng mải mê cho hành động, nội dung thông qua từ ngữ mà quên mất vai trò của hình ảnh. Một video quảng cáo hoàn chỉnh là sự thống nhất giữa nội dung và hình ảnh. 50% từ chất lượng quay phim, đồ họa, hiệu ứng âm thanh và lồng tiếng quyết định sự thu hút của quảng cáo đối với người xem.

6. Thu âm kịch bản

Nhiều người quan niệm: văn nói và văn viết không giống nhau. Thực tế, giọng văn sử dụng trong kịch bản đã có nhiều khác biệt so với tiêu chí truyền thông đã đề ra từ đầu. Đó là điều mà bạn cần lưu tâm bằng cách kiểm tra bản thu âm của chúng. Đôi khi người nghe không cần những thông tin quá cầu kì mà cần phải dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.

7. Kiểm tra kịch bản cũng với những câu hỏi

Mỗi kịch bản khi ra đời sẽ đều phải trải qua ít nhất một lần sửa đổi, đó là điều “bất di bất dịch”. Việc kịch bản được trải qua thẩm định, sẽ giúp bạn khắc phục những thiếu sót tuy nhiên không nên lan man khi “9 người 10 ý” đóng góp cho câu chuyện của bạn.

Với 07 bước đã chia sẻ ở trên, các bạn sẽ có thể tìm thấy sự khoa học trong quá trình lên ý tưởng cũng như phác họa thành công một kịch bản video quảng cáo. Khả năng tư duy và trình bày cùng lối kể chuyện hấp dẫn, thu hút, thời lượng hợp lý là những tiêu chí vàng trong sản xuất một video quảng cáo mà bạn đang phải đối mặt hiện nay.

Liên hệ với Quay Phim Việt qua hotline 090 165 4479 hoặc email  để nhận thêm nhiều ý tưởng kịch bản phim quảng cáo chất lượng.

4 bước sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách viết kịch bản quảng cáo ấn tượng. Nhiều kịch bản hay nhưng lại không hiệu quả về mặt thông điệp truyền thông bởi vì quá nôn nóng lên ý tưởng hoặc “lao vào” viết ngay kịch bản trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ các bước tiêu chuẩn cần thiết.

 

Hiểu “insight” của khách hàng

Bước 1 là bạn phải hiểu “insight” của khách hàng trước tiên. Nhiều người cứ suy nghĩ cách viết kịch bản quảng cáo sao cho hay về sản phẩm/dịch vụ và xuất phát từ điểm tập trung là sản phẩm/dịch vụ. Trước khi sản xuất bất kỳ 1 nội dung tiếp thị hoặc 1 thông điệp quảng cáo bằng hình ảnh hay video [TVC]. Điều quan trọng nhất cần tập trung trước tiên là làm sao để hiển rõ insight [customer insight – sự thật ngầm hiểu] của khách hàng mục tiêu. Customer insight đơn giản là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu

Idea phù hợp với “insight” của khách hàng

Bước 2 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là lên ý tưởng [idea] phù hợp với “insight” của khách hàng. Sau khi hiểu rõ sự thật ngầm hiểu của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là brainstorm lên ý tưởng [idea]. Nhiều bạn rất hay tập trung bước lên ý tưởng này làm bước đầu tiên để có kịch bản quảng cáo mẫu hay. Đúng là kịch bản quảng cáo hay cần có một ý tưởng hay. Tuy nhiên, ý tưởng hay mà không phù hợp với “customer insight” thì cũng không thể mang lại hiệu quả cho nội dung truyền thông. Vì vậy, trước khi lên ý tưởng hãy triển khai thu thập thông tin “thật chuẩn” về “customer insight”

Tạo ra một câu chuyện

Bước 3 là tạo ra một câu chuyện [Story] dựa trên ý tưởng đã xác định ban đầu. Sau khi bạn có ý tưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo là xây dựng câu chuyện, một bài mẫu kịch bản quảng cáo xoay quanh ý tưởng đó. Bước này rất quan trọng vì cách truyền tải thông điệp tốt nhất là kể một câu chuyện cho một ai đó. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều “dư âm” cho người tiếp nhận nó … không chỉ vậy, họ còn có thể chia sẻ [share] câu chuyện này đến nhiều người họ quen biết. Nhưng nhớ lưu ý rằng: câu chuyện này phải gần gũi, phù hợp với những gì đang được quan tâm lúc hiện tại và … phải xoay quanh ý tưởng cốt lõi ở bước 2

Triển khai nội dung

Bước cuối cùng là triển khai nội dung [content]. Khi đã hoàn thiện xong 3 bước hoàn chỉnh, bước cuối cùng trong cách viết kịch bản quảng cáo là thể hiện câu chuyện [story] bằng câu chữ, hình ảnh và video clip.

  • Thể hiện câu chuyện bằng câu chữ thông qua các bài viết PR quảng cáo trên báo giấy, tập chí, báo online hoặc các diễn đàn online,…
  • Thể hiện câu chuyện bằng hình ảnh thông qua các trang quảng cáo Print Ad trên báo giấy, tạp chí chuyên ngành hoặc các banner quảng cáo online
  • Thể hiện câu chuyện bằng video clip thông qua các TVC, các video clip “post” trên Youtube.com, clip.vn,…

Như vậy, cách viết hay cần trải qua 4 bước quan trọng như trên. Nếu 1 trong 4 bước không làm chuẩn và không “ăn khớp” với nhau thì kịch bản tvc quảng cáo không thể hiệu quả

Video liên quan

Chủ Đề