Xe zip bao nhiêu tiền new south wales, úc

Úc là 1 nước rất rộng, rộng gần bằng cả cái châu Âu cơ, nên việc di chuyển bằng ô tô giữa các bang và ngay cả trong 1 bang cũng rất khó khăn. Có khi di chuyển trong bang lên đến cả 1000km. Vậy nên nếu bạn nào mà xác định muốn khám phá nhiều bang, chưa rõ công việc làm ở đâu thì không nên mua. Tìm được việc ở đâu thì book vé máy bay bay qua đó thôi.

Thường thì có chỗ yêu cầu có xe, có chỗ không và mình phải trả tiền đưa đón đi làm [5-10 AUD/ngày]. Trường hợp bạn làm ở chỗ town cũng lớn lớn, mà cần đi lại với khoảng cách không xa lắm thì có thể đi bằng xe buýt hoặc phương tiện công cộng khác. Hoặc mua scooter, xe máy xinh xinh đi cũng được.

Một số bang cho phép người có bằng lái ô tô đi xe máy mà không cần thi với xe nhở hơn 50 hay 100 phân phối gì đó. Khi mà chỗ làm ổn định cần thiết mua xe thì hãy mua. Chứ khi cần đi bang khác lại phải chạy mấy nghìn km hoặc lại phải bán xe thì cũng mệt. Khi mà yêu cầu công việc cần có xe để đi lại. Khi mà cần đi phượt thì mua xe chạy cũng đã.

2.Nơi mua xe ở Úc

2.1.Các website bán xe.

Lại 1 lần nữa, Gumtree là 1 trang rất yêu thích của mình. Các bạn có thể lọc cách chỗ bạn ở bao nhiêu km trở xuống. Xe hạng gì, đời từ năm bao nhiêu trở đi, chạy dưới mấy trăm nghìn km trở xuống. Loại sedan hay hatchback, màu gì, giá tầm bao nhiêu… nó sẽ hiện ra. Nhược điểm là nhiều người bán không để số điện thoại, nhắn thì có thể không trả lời luôn. Tốt nhất nhắn xin số điện thoại và gọi hoặc nhắn tin cho nhanh.

2.2.Công cụ market của facebook

Bạn cũng chọn sản phẩm là ô tô, khu nào… sẽ ra cả đống. Lợi thế của cái này là có thể liên lạc trực tiếp với người bán qua messenger và coi mặt mũi người ta thế nào qua facebook. Trên facebook thì mình thấy nhiều xe và cũng dễ theo dõi thường xuyên. Đặc điểm của 2 chỗ bán xe trên thì là xe chính chủ, dễ liên hệ nhưng mà chất lượng xe thế nào thì không biết được. Họ sẽ mô tả qua về các xe thôi chứ máy móc thế nào không biết. Phải tới coi trực tiếp

2.3.Các chỗ bán xe trực tiếp – dealer

Mấy chỗ này thì được cái là họ cũng sửa chữa bảo dưỡng ngon nghẻ. Chất lượng cũng được đảm bảo hơn nhưng giá thì tất nhiên đắt hơn. Mình có qua 1 chỗ thì cái rẻ nhất 7000 nhiều quá so với ngân sách của mình nên thui không có coi nhiều chỗ. Bạn mình thì mua được 1 con Lexus ở đây. Chạy 200,000 km rồi người ta đòi 5000 bạn đó trả giá được 3500 @@. Vì mình tìm trên 3 cái trên đã mua được xe rồi nên không có tìm hiểu thêm mấy chỗ khác.

3.Kiểm tra sơ qua trước khi mua xe ở Úc.

Nếu bạn quen ai hiểu biết về xe đi xem hộ thì tốt. Mình may có người yêu của bạn làm lái xe và thợ sửa xe ở Úc 20 năm đi coi xe hộ. Khi mà tới coi thì bác ấy chỉ kiểm tra được 1 số cái quan trọng như:

  • Bề ngoài của xe. Nhìn xem có từng bị tai nạn lớn nào mà bị bẹp, các thứ không, vài vết xước, hay nứt nhỏ nhỏ thì không quan trọng lắm.
  • Độ mòn của 4 lốp xe. Xe phải đảm bảo rãnh còn đủ sâu để đảm bảo độ ma sát với mặt đường.
  • Mở capo đằng trước coi xem dầu có bị loang lổ ra hệ thống máy móc hay ko. Check dầu máy coi có đủ và độ bẩn ra sao.
  • Cúi xuống gầm xe coi xe có bị gỉ xăng hay dầu chảy xuống đất không. Cái này rất quan trọng, xe mà gỉ xăng dầu sửa rất tốn kém.
  • Chạy thử 1 vòng coi cảm nhận phanh, ga, tiếng kêu của xe, độ êm khi lái, đèn trước sau, điều hòa còn chạy không, cần gạt nước, xi-nhang, đèn, kéo kính lên xuống. Xuống xe coi khói từ ống xả có bị màu đen không [thường chạy mà ra màu đen là hệ thống đốt nhiên liệu kém]
  • Coi trên màn hình hiển thị bên trong có báo lỗi gì không?. Ví dụ có thể sẽ báo lỗi số xx, các bạn tra trên google mới biết.
  • Úc thì mấy hãng nổi tiếng và dễ sửa chữa và bền như Toyota, Madza…Thấy Toyota hay bán đắt hơn mấy xe khác.

4.Giấy tờ cần thiết để sang tên khi mua xe ở Úc

4.1.Application for transfering of registration.

Gồm 3 trang, cái này người bán lấy sẵn mẫu và ghi hết thông tin lên.

4.2.Thỏa thuận mua bán 2 bên [if any]

Cái này không cần thiết trong bộ hồ sơ sang tên, chỉ là cần cho đỡ tranh chấp kiện tụng sau này. Tờ này ghi tay để chứng minh bên bán đã bán xe cho bên mua ngày này. Cái gì pháp lý liên quan đến xe sau ngày này đều thuộc trách nhiệm của người mua ngay cả khi người mua chưa mang giấy tờ ra chỗ cần thiết để chuyển đổi.

4.3.Certificate of roadworthiness [gọi tắt là RWC]

Giấy này được cấp bởi 1 người thợ có giấy chứng nhận hành nghề này. Để đảm bảo là xe này ngon nghẻ và đủ điều kiện để chạy an toàn trên đường. Nhiều người bán xe có ghi là no RWC thì không nên mua vì nó muốn mình tự đi làm RWC. Tới nơi người kiểm tra đó phát hiện ra 1 đống lỗi nghiêm trọng bắt mình sửa. Rồi những chỗ đó hết cả đống tiền xong họ mới cấp RWC. Nếu mà xe ok thì người bán sẽ tự đi làm giấy đó cho mình. Xe mà ngon lành cành đào thì hết tầm 150-200 đô tiền phí cho tờ giấy này.

Giấy này chỉ có hiệu lực trong vòng 1 tháng kể từ ngày cấp, nên khi mà nộp giấy tờ để chuyển đổi thì giấy phải cấp trong vòng 1 tháng đổ lại. Giấy này chỉ yêu cầu khi sang tên đổi chủ xe thôi, không đổi thì cũng không cần thiết

4.4.Hộ chiếu/ID

4.5.Giấy tờ hợp lệ có ghi địa chỉ của mình.

Ví dụ mình nộp giấy tờ ở Vicroad [Victoria] thì mình phải có 1 trong các giấy tờ là hóa đơn tiền điện, hợp đồng thuê nhà, xác nhận ngân hàng…bất cứ giấy tờ gì chứng mình địa chỉ của mình là ở Victoria. Như thông tin địa chỉ mình điền trong tờ Application for transfering of registration. Cái dễ làm nhất là tự thay đổi địa chỉ trên online banking của ngân hàng xong tự in ra cái xác nhận số dư hoặc gì đó.

5.Các loại phí khi mua xe ở Úc

5.1.Lúc mới mua xe ở Úc

Mua xe cũ ở Úc tầm 15 – 80 triệu tiền mua xe. Ví dụ mua xe cũ tầm 900 – 5000 [mình từng mua 1 con xe 900 và 1 con xe x.000] =]]]. Mua về rồi bảo dưỡng: thay dầu tầm 150; mình thay toàn bộ phanh hết tầm 400; RWC [có thể cái này người bán xe trả] 170. Phí sang tên trả cho Vicroad 190 [phí này cao hay thấp phụ thuộc vào giá mua xe bạn báo cho người ta, báo bao nhiêu tùy bạn, thấp quá người ta hỏi]

5.2.Sau khi mua xe ở Úc

REGO [registration]. Khi đi xe thì luôn phải đóng thuế, đóng thuế quanh năm. Năm này qua năm khác nếu có sử dụng xe. Không đóng REGO thì không được phép đi, và luôn phải đóng trước. Tùy loại xe nhưng tầm 820 đô 1 năm.

Bảo hiểm xe. Nên mua bảo hiểm vì nhỡ quệt vào người ta hay gây tai nạn thì sao?. Có bảo hiểm 1 chiều [third party + chống trộm, cháy nổ]. Tức là khi sảy ra tai nạn, bảo hiểm sẽ đền cho người mà bạn đâm phải. Còn bạn thì bảo hiểm không đền, có thể cái người đâm bạn có mua bảo hiểm thì bảo hiểm của người đó đền cho bạn. Bảo hiểm 2 chiều [Comprehensive]: Tai nạn thì bảo hiểm trả cho cả 2 bên.

Bằng của mình hơn 3,5 năm nên RACV báo giá gói third party 770 đô và Commonwealth báo giá 1.800 đô. Như vậy mỗi tiền Rego và bảo hiểm đã tầm 1600 đô/năm [25,6 triệu].

Xăng thì xe mình báo 8,7 lít/100km [1 lít xăng giá bây giờ tầm 16.000/1 lít]. Đi nhiều hao nhiều, đi ít hao ít. Xe tự động thì 10,000 km hoặc 6 tháng phải thay dầu 1 lần tầm 150 AUD. Tự thay rẻ hơn, mấy chục đô. Xe số sàn thì phải thay bộ hộp số [không nhớ bao lâu thay 1 lần]. Mình đi làm gần có mấy km, 1 tuần đi chợ 1-2 lần thì 1 tháng đổ xăng 1 lần tầm 50 đô. Như vậy nếu không có hỏng hóc gì, không bị phạt thì nuôi em xe 1 năm tốn khoảng 2500 AUD [40 triệu] nếu đi ít.

6.Bằng lái xe ở Úc

Bằng lái ở Việt Nam [plastic có cả tiếng Anh Việt] thì dùng được ở Úc 3 tháng – 1 năm tùy bang. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì nếu bạn chỉ có visa 462 hay visa học sinh thì cứ lái tẹt bô. Không có ai check trừ khi bạn xui 

. Mấy bạn tây của mình bị vé phạt tốc độ người ta cũng không có kiểm tra là bằng này dùng ở Úc bao nhiêu. Mình được cảnh sát dừng lại đo nồng độ cồn cũng không thấy bị hỏi bằng dùng ở Úc bao lâu rồi. Bạn mình học ở Úc 2 năm cũng lái xe rồi tự đâm vào đâu đó lật cả xe người ta cũng không check tới vấn đề dùng bằng VN quá 6 tháng hay không.

Mình nghĩ luật trên chỉ nghiêm khắc hơn với người mà có TR [ví dụ như 491] [temporary residence]. Kiểu buộc người ta đổi sang bằng Úc trong vòng 3 tháng khi visa đó có hiệu lực thôi.

Khi bạn có bằng VN thì bạn thi chuyển đổi sang bằng Úc qua các bước:

  • Thi lý thuyết [bằng L] learner. Nếu bạn có bằng VN rồi thì thi learner xong bạn vẫn được lái xe 1 mình bình thường. Thi 30 câu, lý thuyết có vẻ dễ hơn ở VN. Có ngân hàng câu hỏi và thi thử trên mạng. Nói chung là dễ.
  • Hazard perception test [cái này thi trên máy tính]. Tùy bang và tùy số năm bạn giữ bằng thì có thể không phải thi cái này
  • Driving test. Once again tùy vào độ tuổi. Tùy vào số năm giữ bằng. Tùy bang thì khi đậu cái này bạn được cấp bằng P [1,2] hoặc bằng Full. Ví dụ ở Bắc Úc giữ bằng VN trên 1 năm, trên 25 tuổi và thi đậu là được bằng Full rồi. Dưới 25 tuổi thì cần có bằng overseas 2 năm và thi đậu. Ở Vic hay NSW thì phải giữ trên 3 năm, thi đậu thì được bằng Full. Nếu mà ở bước thi Driving test bạn thi trượt thì bằng VN của bạn bị vô hiệu. Tức là không được lái xe 1 mình nữa =]]]. Bạn phải xin learner permit và phải có người bằng full ngồi cạnh khi lái xe. Bao giờ thi đậu lại mới được lái 1 mình.

7.Một số điều cơ bản khi lái xe ở Úc

Mỗi bang đều có handbook hướng dẫn luật các kiểu cho các bạn, có cả version tiếng Việt nhé. Đọc hay lắm, 1-2 buổi là đọc xong.

– Lái bên trái đường, thường thì bạn “keep left unless overtaking” hoặc trừ khi chuẩn bị quẹo phải thì không nói.

– Ở Úc bạn nên biết ai là người được đi trước ai đi sau vì họ cứ đúng lượt họ đi nhanh lắm nên bạn phải nắm rõ thứ tự ưu tiên của các xe.

– Head check. Cái này rất quan trọng mà ở VN thì khi đi học chưa thấy được nhấn mạnh lắm. Vì xe có điểm mù là ở ngay cạnh xe. Head check tức là quay sang hướng mà mình định sang nhìn bằng mắt để check điểm mù của xe xem có xe không.

– Đậu xe xuôi dòng traffic flow. Cái này ở VN hình như cũng có mà không để í. Nạn mình đậu xe ngược chiều xe chạy bị vé phạt.

– Phí cầu đường – toll. Ở đây không có phát thẻ như ở VN, mà có camera rồi tự động hết. Trước khi vào đường có thu phí sẽ có biển báo. Người ta sẽ gửi hóa đơn về địa chỉ bạn đăng kí nếu bạn không cài chip hoặc app để họ trừ tiền ngay lúc đó. Nếu đi thường xuyên thì nên mua chip nạp tiền vào đó, đi qua nó tự trừ.

– Nếu không muốn đi vào đường có phí thì trên google map có cài đặt avoid toll google sẽ chỉ cho lối đi mà không cần trả phí =]].

Chủ Đề