Xem lãi suất các ngân hàng mới nhất năm 2022

[Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN]

Trong bối cảnh tiền VND chịu áp lực mất giá và mục tiêu kiểm soát lạm phát được đặt lên cao, giới phân tích nhận định, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Tuy nhiên, mức tăng lãi suất sẽ chưa quá lớn để vẫn có thể hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau đại dịch.

Lãi suất cho vay thực tế đã nhích tăng?

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu năm 2022, tăng trưởng tín dụng đạt tới 9,35% trong khi huy động vốn chỉ tăng khoảng 4,51%.

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới công bố, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của tín dụng trong nửa đầu năm được giải thích bởi một loạt các yếu tố như nhu cầu tín dụng phục hồi và việc phản ánh mức độ tăng của giá hàng hóa.

Trong khi đó, tăng trưởng huy động chỉ ở mức 4,5% so với đầu năm. Nhiều ngân hàng thương mại theo đó đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn và tăng nhanh hơn dự kiến. Lãi suất cho vay cũng bắt đầu tăng vào cuối quý 2/2022.

Thanh khoản toàn hệ thống chịu áp lực vào đầu quý 2/2022 sau sự cố của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng lên 2,5% và lãi suất huy động của một số ngân hàng tăng trong khoảng 10-95 điểm cơ bản.

Tuy vậy, dữ liệu của SSI cũng ghi nhận áp lực tăng lãi suất tiền gửi đã dần giảm bớt trong tháng 5-6/2022, do các ngân hàng trong nửa đầu năm 2022 đã sử dụng gần như hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp.

Do đó, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã bình thường trở lại, xuống dưới 1% và một số ngân hàng thậm chí còn hạ lãi suất đối với các khoản tiền gửi có giá trị nhỏ vào cuối tháng Sáu.

Với nguồn cung tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay đã bắt đầu tăng từ 1-2% so với đầu năm với các khoản giải ngân mới. Thực tế, ghi nhận ở một số ngân hàng thương mại, một số khoản cấp tín dụng trước đó như cho vay mua nhà, đầu tư bất động sản… đã được các ngân hàng điều chỉnh tăng.

Trong khi đó, kết quả điều tra xu hướng do Vụ Dự báo-Thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cho biết, các tổ chức tín dụng đã nỗ lực thu hẹp chênh lệch lãi suất biên và phí phi lãi suất để hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.

[Biến động ngược chiều tỷ giá tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?]

Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cho biết tiếp tục giữ nguyên hoặc có xu hướng “thắt chặt nhẹ” các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Nhiều tổ chức tín dụng dự kiến, trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện hơn so với nửa đầu năm nay ở tất cả các lĩnh vực.

Các tổ chức tín dụng dự kiến sẽ tiếp tục “thắt" nhẹ các điều khoản và điều kiện cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản, nhưng sẽ nới lỏng hơn đối với cho vay sản xuất kinh doanh.

Lãi suất có thể tăng sớm hơn dự kiến

Theo SSI, trước những áp lực về lạm phát và tỷ giá tăng nhanh trong quý 2/2022, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng công cụ bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhằm có thể ổn định thị trường và hạn chế việc tác động lên mặt bằng lãi suất.

Tuy nhiên, do chênh lệch tăng trưởng tín dụng-tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào, nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh. Do đó, áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu, nếu hạn mức tín dụng được nới.

Hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. [Ảnh: Trần Việt/TTXVN]

Đồng thời, một số ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022.

Chuyên gia SSI cho rằng, lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1%-2% so với năm 2021.

Trong khi đó, thông thường phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

Trong năm 2023, SSI dự báo diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm.

Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tính là 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần [CPI theo ước tính là 3,4% trong nửa cuối năm 2023].

Trong cả năm, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 70-80 điểm cơ bản và tiệm cận mức trước COVID-19 tại một số ngân hàng.

Trong dự báo mới đây, các tổ chức quốc tế cũng nhận định Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tăng lãi suất điều hành sớm hơn dự kiến.

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong số ít ngân hàng trung ương ở châu Á chưa bắt đầu thắt chặt tiền tệ.

Tuy nhiên, rủi ro lạm phát gia tăng [dù phần lớn là lạm phát “nhập khẩu” từ nước khác] sẽ thúc giục cơ quan này cần phải thắt chặt tiền tệ.

Dựa trên những dự báo của HSBC, ông Khoa cho biết, lạm phát nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng hơn từ quý 4/2022, thậm chí có lúc vượt trần 4% của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, thời điểm áp dụng biện pháp bình thường hóa tiền tệ sẽ đến sớm hơn trong bối cảnh áp lực giá gia tăng.

Các chuyên gia của HSBC vẫn giữ quan điểm về việc Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ sở trong quý 3/2022 [hiệu lực từ quý 4/2022]; đồng thời dự báo sẽ tăng 50 điểm cơ sở mỗi quý kể từ quý 4/2022 cho đến quý 2I/2023. Lãi suất điều hành theo đó sẽ tăng mạnh lên 6,5% vào cuối quý 3/2023.

Trong khi đó, Ngân hàng Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất chính sách ở mức 4% trong năm 2022 và có thể sẽ thực hiện bình thường hóa chính sách vào quý 4/2023 với việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 4,5%.

Dẫu vậy, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered cũng cho rằng, dù Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra tín hiệu về sự thay đổi trong lập trường.

Cùng đó, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam cũng chỉ vừa mới bắt đầu, nhưng khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, khi lạm phát ngày càng gia tăng và VND mất giá nhanh hơn dự kiến, đặc biệt là nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] tiếp tục lập trường “diều hâu”-chính sách kinh tế ủng hộ tăng lãi suất để chống lạm phát./.

Hứa Chung [TTXVN/Vietnam+]

Gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư phổ biến và an toàn nhất từ trước đến nay do không cần đời hỏi nhiều kiến thức đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu, thị trường tiền ảo, bất động sản, chứng khoán và các kênh đầu tư trong nước và quốc tế đều đang đứng trước thách thức và diễn biến phức tạp, khó lường, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn được xem là kênh giữ tiền hiệu quả và an toàn nhất. Trong bài này Dân Tài Chính sẽ chia sẻ với bạn cách gửi tiết kiệm sao cho có lợi nhất & cách chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm để có lãi suất cao, an toàn nhất và bảng thống kê Lãi suất ngân hàng nào cao nhất 8/2022.

Xem thêm: Cách gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn và có lợi nhất

Thị trường lãi suất ngân hàng 8/2022

Từ đầu năm 2022, nền kinh tế đang dần phục hồi, cũng là lúc hệ thống ngân hàng khuyến khích huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn cho sản xuất kinh doanh, khiến một số ngân hàng huy động lãi suất tiết kiệm tăng khá cao, đặc biệt ở mức khá cao đối với các khoản tiền gửi lớn, kỳ hạn dài.

Bảng tổng hợp Lãi suất ngân hàng nào cao nhất 8/2022

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay 8/2022?

Những ngày gần đây, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn. Mức lãi suất huy động cao nhất, nhiều ngân hàng đã vượt qua 7%/năm, thậm chí tiến gần tới 8%/năm. Lãi suất ngân hàng SCB cao nhất là 7,6%/năm và Ngân hàng Techcombank hiện đang dẫn đầu với lãi suất cao nhất là 7,8%/năm. Các NH như ACB, MSB và VietCapital hiện niêm yết mức lãi suất cao nhất từ 7-7,1%/năm. NH Nam Á cao nhất là 7,4%/năm. Tình hình này, nếu thanh khoản vẫn eo hẹp và sức ép lạm phát tiếp tục tăng, chắc chắn lãi suất huy động sẽ còn được đẩy lên cao hơn nữa. Đặc biệt, với những NHTM có quy mô nhỏ, thanh khoản yếu, có thể sẽ đẩy lãi suất huy động trên thị trường dân cư tăng và thúc đẩy một cuộc đua lãi suất.

Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng dành cho khách hàng gửi online [%/năm]

Ngân hàng Kỳ hạn gửi tiết kiệm [tháng]
01Th 03Th 06Th 09Th 12Th 13Th 18Th 24Th 36Th KKH
Lãi suất ngân hàng ABbank 3,85 4,00 5,80 5,90 6,20 6,20 6,00 6,00 6,30 0,20
Lãi suất ngân hàng Agribank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60 0,10
Lãi suất ngân hàng Bắc Á 3,90 3,90 6,45 6,50 6,90 7,00 7,00 7,00 7,00 0,20
Lãi suất ngân hàng Bảo Việt 3,85 3,95 6,40 6,50 6,85 6,90 7,00 7,00 7,00
Lãi suất ngân hàng BIDV 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60 5,60 0,10
Lãi suất ngân hàng CBBank 3,90 3,95 7,20 7,30 7,50 7,55
Lãi suất ngân hàng Đông Á 3,80 3,80 6,10 6,20 6,70 7,10 7,00 7,00 7,00
Lãi suất ngân hàng Eximbank 3,60 3,60 5,70 6,00 6,10 6,50 6,50 6,50 6,50 0,10
Lãi suất ngân hàng GPBank 4,00 4,00 5,70 5,80 5,90 6,00
Lãi suất ngân hàng Hong Leong 3,00 3,30 4,20 4,20 4,60 4,60
Lãi suất ngân hàng Indovina 3,70 3,90 5,30 5,40 6,20 6,30 6,50 6,60
Lãi suất ngân hàng Kiên Long 4,00 4,00 6,30 6,30 6,80 6,90 7,05 7,05 7,05
Lãi suất ngân hàng MSB 3,50 4,00 5,80 5,60 6,20 6,20 6,20 6,20 6,20
Lãi suất ngân hàng MBBank 3,00 3,60 4,87 5,20 5,57 5,90 6,10 5,75 6,60 0,10
Lãi suất ngân hàng Nam Á Bank 3,90 3,90 6,50 6,60 7,20 7,20 7,40 7,40 7,40
Lãi suất ngân hàng NCB 4,00 4,00 6,50 6,60 6,80 6,90 7,00 7,00 0,10
Lãi suất ngân hàng OCB 3,80 3,85 6,40 6,60 6,70 0,00 6,70 6,70 6,75 0,10
Lãi suất ngân hàng OceanBank 3,60 3,95 6,20 5,70 6,75 6,80 7,00 6,60 6,60 0,20
Lãi suất tiết kiệm PGBank 4,00 4,00 5,90 5,90 6,50 6,60 6,70 6,70 6,70
Lãi suất tiết kiệm PublicBank 3,50 4,00 5,30 5,30 6,30 6,80 6,00 6,00
Lãi suất ngân hàng PVcomBank 4,00 4,00 6,10 6,35 6,70 7,25 7,25 7,25
Lãi suất ngân hàng Saigonbank 3,20 3,60 5,10 5,20 5,90 6,30 6,30 6,30 6,30 0,20
Lãi suất ngân hàng SCB 4,00 4,00 6,85 7,00 7,30 7,45 7,55 7,55 7,55
Lãi suất ngân hàng SeAbank 3,70 3,70 5,40 5,70 6,10 6,15 6,20 6,25
Lãi suất ngân hàng SHB 3,80 4,00 6,60 6,70 6,90 6,90 7,00 6,60 6,70
Lãi suất ngân hàng TPbank 3,50 3,75 5,65 6,15 6,35 6,35 6,35
Lãi suất ngân hàng VIB 4,00 4,00 6,10 6,20 6,40 6,50 6,50
Lãi suất ngân hàng VietCapitalbank 3,90 3,90 5,90 6,20 6,40 6,60 6,80 6,80
Lãi suất ngân hàng Vietcombank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,40 5,40 0,10
Lãi suất ngân hàng VietinBank 5,75 5,75 0,25
Lãi suất ngân hàng VPBank 3,70 5,50 6,20 6,00
Lãi suất ngân hàng VRB 6,30 6,40 6,70 7,00 7,00 0,20

Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng dành cho khách hàng gửi tại quầy [%/năm]

Ngân hàng Kỳ hạn gửi tiết kiệm [tháng]
01Th 03Th 06Th 09Th 12Th 13Th 18Th 24Th 36Th KHH
Lãi suất tiết kiệm ABbank 3,65 4,00 5,60 5,70 6,20 8,80 6,00 6,00 6,30 0,20
Lãi suất tiết kiệm Agribank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60 0,10
Lãi suất tiết kiệm Bắc Á 3,90 3,90 6,35 6,40 6,80 6,90 6,90 6,90 6,90 0,20
Lãi suất tiết kiệm Bảo Việt 3,65 3,90 6,20 6,30 6,65 6,70 7,10 7,10 7,10 0,20
Lãi suất tiết kiệm BIDV 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60 5,60 0,10
Lãi suất tiết kiệm CBBank 3,80 3,90 7,10 7,20 7,45 7,50 7,50 7,50 7,50 0,20
Lãi suất tiết kiệm Đông Á 3,80 3,80 6,10 6,20 6,70 7,10 7,00 7,00 7,00
Lãi suất tiết kiệm Eximbank 3,10 3,20 5,50 5,70 5,70 6,00 6,00 6,00 6,00 0,10
Lãi suất tiết kiệm GPBank 4,00 4,00 5,70 5,80 5,90 6,00
Lãi suất tiết kiệm Hong Leong
Lãi suất tiết kiệm Indovina 3,70 3,90 5,30 5,40 6,20 6,30 6,50 6,60
Lãi suất tiết kiệm Kiên Long 4,00 4,00 6,00 6,00 6,50 6,60 7,00 7,20 7,30 0,20
Lãi suất tiết kiệm MSB 3,00 3,80 5,00 5,00 5,60 5,60 5,60 5,60 5,60
Lãi suất tiết kiệm MBBank 3,00 3,60 4,87 5,20 5,57 5,90 6,10 5,75 6,60 0,10
Lãi suất tiết kiệm Nam Á Bank 5,60 5,90 6,50 6,70 5,90 0,10
Lãi suất tiết kiệm NCB 4,00 4,00 6,50 6,60 6,80 6,90 7,00 7,00 0,10
Lãi suất tiết kiệm OCB 3,70 3,90 5,80 6,00 6,50 0,00 6,50 6,60 6,70 0,10
Lãi suất tiết kiệm OceanBank 3,60 3,95 6,20 5,70 6,75 6,80 7,00 6,60 6,60 0,20
Lãi suất tiết kiệm PGBank 4,00 4,00 5,90 5,90 6,50 6,60 6,70 6,70 6,70
Lãi suất tiết kiệm PublicBank 3,50 4,00 5,30 5,30 6,30 6,80 6,00 6,00
Lãi suất tiết kiệm PVcomBank 3,90 3,90 5,70 5,95 6,30 6,30 6,65 6,65 6,65
Lãi suất tiết kiệm Saigonbank 3,20 3,60 5,10 5,20 5,90 6,30 6,30 6,30 6,30 0,20
Lãi suất tiết kiệm SCB 4,00 4,00 6,00 6,50 7,30 7,30 7,30 7,30 0,20
Lãi suất tiết kiệm SeAbank 3,70 3,70 5,40 5,70 6,10 6,15 6,20 6,25
Lãi suất tiết kiệm SHB
Lãi suất tiết kiệm TPbank 3,40 3,65 5,50 6,20 6,20
Lãi suất tiết kiệm VIB 4,00 4,00 6,10 6,20 6,40 6,50 6,50
Lãi suất tiết kiệm VietCapitalbank 3,90 3,90 5,90 6,20 6,40 6,60 6,80 6,80
Lãi suất tiết kiệm Vietcombank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,40 5,40 0,10
Lãi suất tiết kiệm VietinBank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60 0,10
Lãi suất tiết kiệm VPBank 3,70 5,50 6,20 6,00
Lãi suất tiết kiệm VRB 6,30 6,40 6,70 7,00 7,00 0,20

Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước vào chiều 30-9, trần lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tếcả năm 2021 chỉ khoảng 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức bình quân 1.9%, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cắt giảm lãi suất điều hành nhằm cải thiện nền kinh tế.

Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đã có điều chỉnh lãi suất huy động. Vậy Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay 8/2022 để gửi tiết kiệm theo từng kỳ hạn?

Cuộc đua lãi suất huy động vốn đã gay gắt từ cuối năm 2021. Ngay sau Tết, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] đã nâng mức lãi suất cao nhất tháng đầu tiên lên 12,4% / năm với kỳ hạn 12 tháng đối với tiền gửi Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo. Đây là mức lãi suất kỷ lục tại thời điểm này. Khách hàng phải gửi tối thiểu 10 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm tiết kiệm này chỉ áp dụng cho khách hàng chưa thực hiện gửi tiết kiệm trực tuyến hoặc khách hàng mới trong 3 tháng kể từ thời điểm gửi tiền.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến:

  • Kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn lên đến 5.5% bao gồm: ACB, Bắc Á, Bảo Việt, MaritimeBank, SCB, VIB.
  • Kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất từ 5-5.5%
  • Kỳ hạn từ 6-9 tháng, SCB chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất tương ứng kỳ hạn 6 tháng: 6.65%, 9 tháng: 6.8%
  • Tiền gửi ở những kỳ hạn dài hơn từ 12-36 tháng, SCB vẫn là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất với kỳ hạn 12 tháng: 7.0%, 13 tháng: 7.25%, 18-24-36 tháng: 7.35%.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy:

  • Gửi tiết kiệm Kỳ hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất giao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%.
  • Gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng CBBank giữ mức lãi suất lần lượt là 6.35% và 6.45%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại.
  • Gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là GPBank và SCB với mức lãi suất 6.7% và 7.0%
  • Gửi tiết kiệm các kỳ hạn dài hơn như 13, 18, 24, 36 tháng, ngân hàng SCB, Bắc Á, VRB có mức lãi suất cao nhất. Mức lãi suất 6.8% kỳ hạn 13 tháng, cùng mức lãi suất 7.0% cho các kỳ hạn 18, 24, 36 tháng.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước từ 1% đến 2%. Chi tiết bạn xem bảng tổng hợp lãi suất bên trên nhé.

Dự báo lãi suất trên thị trường ngân hàng năm 2022

Dự báo lãi suất trên thị trường ngân hàng 8/2022

Báo cáo vĩ mô và dự báo thị trường năm 2022 từ Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] nhận định mặt bằng lãi suất năm 2022 khả năng có thể tăng nhẹ trở lại quanh ngưỡng 0,25% – 1,00%, đặc biệt là trong nửa cuối của năm 2022.

Công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất huy động ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế, trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch COVID-19.

Thực tế quan sát biểu lãi suất mới nhất tháng 8/2022 tại một số ngân hàng cho thấy, lãi suất nhiều kỳ hạn đã tăng nhẹ từ 0,1-0,5%/năm so với hồi đầu tháng trước. Đáng chú ý, có ngân hàng đã “chào” lãi suất tiền gửi lên hơn 8%/năm.

Xem thêm: Công cụ tính lãi suất tiền gửi ngân hàng online

Hải là một chuyên viên tài chính với 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán và thuế. Hải thành lập website dantaichinh.com để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong phân tích, lập kế hoạch và kiểm soát tài chính, kế toán quản trị và chính sách thuế, hệ thống ERP, phần mềm kế toán và Excel

Video liên quan

Chủ Đề