Xét nghiệm bệnh xã hội sau bao lâu

Bệnh lây truyền qua đường tình dục [hay còn gọi là bệnh xã hội] là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ.

Ai và khi nào nên tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?

- Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có bạn tình mới, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều nên được tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.

- Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ như có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.

- Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ [như đã nói ở trên] nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.

- Nam đồng tính [gay] hoặc lưỡng tính [bisexual] nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên hơn [mỗi 3-6 tháng].

- Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.

Gói tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Nam giới bao gồm các hạng mục:

A. KHÁM TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA                                                                                    

Khám sinh dục
Bác sĩ chuyên khoa Da liễu khám tầm soát các triệu chứng bất thường liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới

B. XÉT NGHIỆM
  1. Chlamydia PCR
    Xét nghiệm PCR chẩn đoán bệnh Chlamydia Trachomatis
  2. Gonorrhea PCR
    Xét nghiệm PCR chẩn đoán bệnh Lậu
  3. Syphilis quick test
    Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Giang Mai

    * Nếu kết quả dương tính, cần làm thêm xét nghiệm RPR bán định lượng 
  4. HIV quick test 
    Test nhanh sàng lọc HIV 

    * Nếu kết quả nghi ngờ cần làm thêm xét nghiệm khẳng định 
  5. HBsAg 
    Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B, xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
  6. Anti Hbc 
    Kháng thể kháng lõi virus viêm gan B, xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
  7. Anti Hbs 
    Kháng thể kháng HBsAg, xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
  8. Anti HCV quick test
    Kháng thể kháng virus viêm gan C, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus viêm gan C
C. BÁC SĨ KẾT LUẬN - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ - TƯ VẤN PHÒNG BỆNH

Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa và Da liễu sẽ: - Giải thích chi tiết các kết quả xét nghiệm - Tư vấn các triệu chứng nghi ngờ - Cung cấp kiến thức về các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Hưỡng dẫn thời gian tầm soát định kỳ

Lưu ý: Giá gói khám chưa bao gồm chi phí xét nghiệm HIV khẳng định

Quý khách đặt mua gói khám vào Thứ 7 [sau 17:00 ] và Chủ nhật, CarePlus sẽ gọi xác nhận lịch hẹn khám vào thứ 2 tuần sau.

₫1.800.000

Xác nhận

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Lậu là một trong các bệnh xã hội phổ biến, do vi khuẩn lậu gây ra. Nếu không điều trị sớm và tích cực, lậu có thể gây vô sinh, hiếm muộn cho cả nam và nữ giới. Nếu phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Vậy xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nào và những ai nên thực hiện xét nghiệm này?

1. Tìm hiểu về vi khuẩn lậu và bệnh lậu

Tác nhân gây bệnh lậu là vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, là một dạng vi khuẩn song cầu Gram [-]. Vi khuẩn lậu có thể tấn công gây ra nhiễm khuẩn hệ sinh dục, tiết niệu hoặc hậu môn, một số trường hợp có thể bị lậu ở miệng, họng do quan hệ tình dục thiếu an toàn bằng miệng.

Lậu là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh lậu, biểu hiện lâm sàng khá giống nhau chủ yếu tại cơ quan sinh dục. Cụ thể như sau:

1.1. Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới kín đáo hơn so với nam giới, một số người thậm chí không có biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân có thể gặp một số biểu hiện cấp tính như: chảy mủ từ niệu đạo, dịch ở âm đạo và cổ tử cung có màu vàng đặc, vàng xanh có mùi hôi, lượng nhiều, đái buốt, đái rắt và đau khi quan hệ.

1.2. Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới khá dễ nhận biết, bao gồm chảy mủ dịch từ đầu dương vật có màu vàng đặc hoặc vàng xanh, tình trạng rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái dắt, cơ thể mệt mỏi, sốt,...

Bệnh lậu tiến triển nếu không được điều trị tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của người bệnh như:

Bệnh lậu tiến triển có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản

  • Vô sinh hiếm muộn, chửa ngoài tử cung viêm rò hậu môn.

  • Biến chứng viêm mào tinh hoàn, vô sinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh ở nam giới.

Xét nghiệm bệnh lậu nên được thực hiện sớm khi có các dấu hiệu bệnh bất thường hoặc khi quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực hoàn toàn có thể giúp người bệnh chữa khỏi, có sức khỏe sinh sản bình thường. Tuy nhiên vì tâm lý e ngại bệnh xã hội mà rất nhiều người bệnh né tránh xét nghiệm điều trị, khiến bệnh tiến triển nặng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

2. Xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nào?

Xét nghiệm lậu bằng cách nào là thắc mắc của rất nhiều người đang tìm hiểu về bệnh lý này. Có nhiều loại xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán bệnh lậu với các mẫu vật phẩm khác nhau như: xét nghiệm lậu bằng dịch tiết hay xét nghiệm lậu bằng nước tiểu. Dưới đây là những xét nghiệm phổ biến hiện nay để chẩn đoán bệnh lậu:

2.1. Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn

Mẫu vật phẩm là dịch được lấy từ âm đạo, trực tràng, mắt, cổ họng,... của người bệnh nghi ngờ mắc bệnh lậu, sau đó được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi của loại vi khuẩn này. Trong khoảng thời gian nhất định, nếu trong mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn lậu thì chúng sẽ sinh sôi, nhân lên số lượng nhanh chóng và có thể xác định được.

Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn không chỉ để chẩn đoán bệnh lậu mà còn giúp bác sĩ xây dựng kháng sinh đồ, từ đó lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp, tránh gây tình trạng kháng thuốc hoặc điều trị không hiệu quả.

Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn có độ chính xác cao, tuy nhiên yêu cầu môi trường nuôi cấy đặc biệt, đạt điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm nghiêm ngặt. Nhiều trường hợp do lấy và bảo quản mẫu sai cách, môi trường nuôi cấy chưa đạt chuẩn, lượng vi khuẩn có trong mẫu bệnh phẩm quá ít dẫn đến nuôi cấy không thành công, kết quả xét nghiệm sai.

Thời gian nuôi cấy vi khuẩn lậu trung bình là khoảng 3 -5 ngày. Thời gian để phân tích xây dựng kháng sinh đồ điều trị có thể dài hơn.

2.2. Xét nghiệm nhuộm gram tìm lậu cầu

Nhuộm gram là kỹ thuật sử dụng thuốc nhuộm chuyên biệt để làm nổi bật vi khuẩn lậu cầu, giúp quan sát dễ dàng hơn dưới kính hiển vi. Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong xét nghiệm này là mẫu dịch niệu đạo, dịch ở âm đạo, cổ tử cung.

Với xét nghiệm nhuộm gram chẩn đoán bệnh lậu này, thời gian phân tích khá nhanh, kết quả có thể có trong 30 - 45 phút.

Xét nghiệm nhuộm gram tìm lậu cầu thường áp dụng trong chẩn đoán bệnh lậu

2.3. Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR là kỹ thuật xét nghiệm cho kết quả nhanh, có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng là dịch niệu đạo ở nam giới, nước tiểu đầu dòng ở nam giới hoặc dịch âm đạo của nữ giới.

Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này đạt tới khoảng 98%, được đánh giá là xét nghiệm chính xác và có thể phát hiện sớm nhất bệnh lậu.

Xét nghiệm PCR phù hợp với những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh lậu nhưng chưa có triệu chứng.

3. Các trường hợp nên xét nghiệm lậu

Các trường hợp sau được khuyến cáo nên sớm thực hiện xét nghiệm lậu:

  • Người quan hệ tình dục không an toàn, nhất là quan hệ tình dục với người mắc bệnh.

  • Người có triệu chứng nghi ngờ như cơ quan sinh dục viêm nhiễm, tiểu ra mủ, tiểu rát,...

  • Người mắc các bệnh xã hội khác như sùi mào gà, HIV,...

Nên xét nghiệm bệnh lậu khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh

  • Người dùng chung vật dụng cá nhân như quần lót, khăn tắm,... hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nghi mắc bệnh lậu.

  • Xét nghiệm lậu và các bệnh xã hội khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, cả hai vợ chồng nên chủ động đi khám.

  • Phụ nữ mang thai xét nghiệm bệnh lậu nếu nghi ngờ mắc bệnh để có biện pháp bảo vệ tránh lây nhiễm cho trẻ nhỏ khi sinh.

Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng thực hiện lựa chọn xét nghiệm này bởi:

  • Bảo mật thông tin khách hàng.

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, có khả năng thực hiện hơn 2.000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo thực hiện quy trình lấy mẫu, bảo quản mẫu cũng như phân tích mẫu đúng theo quy định.

  • Có dịch vụ xét nghiệm tại nhà, trả kết quả tận nơi, giá xét nghiệm tại nhà bằng giá xét nghiệm tại Bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng/1 lần lấy mẫu.

Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nào cũng như các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề