Xét nghiệm dịch màng phổi bao lâu có kết quả

Sinh thiết phổi là một trong những phương pháp xét nghiệm giúp đánh giá khối u ở phổi ở lành tính hay ác tính cho kết quả chính xác cao. Vậy sinh thiết phổi là gì? Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả? Các bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu nội dung dưới đây để giải đáp rõ hơn về những vấn đề này.

Xem thêm:

1. Hiểu thế nào về sinh thiết phổi?

Sinh thiết phổi chính là việc bác sĩ thực hiện lấy mẫu từ mô hoặc tế bào ở phổi ra khỏi cơ thể. Sau đó, đem nhuộm màu và kiểm tra dưới kính hiển vi để đánh giá xem có bệnh lý gì ở phổi hay không. Đặc biệt, nếu phổi có khối u thì đó là u ác tính hay lành tính.

Sinh thiết phổi nhằm giúp đánh giá có bất thường hay tổn thương ở phổi hay không

Để thực hiện sinh thiết phổi, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp mở hoặc phương pháp kín. Mỗi kỹ thuật sinh thiết sẽ có những đặc điểm riêng nhất định và tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp.

2. Những kỹ thuật sinh thiết phổi hiện nay

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật khác nhau để thực hiện sinh thiết phổi. Bao gồm các kỹ thuật dưới đây:

2.1. Sinh thiết xuyên phế quản

Bác sĩ thực hiện kỹ thuật sinh thiết này thực hiện nội soi phế quản. Tức là thông qua ống nội soi phế quản, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô hoặc tế bào tại khu vực nghi ngờ để đem kiểm tra.

2.2. Sinh thiết qua nội soi lồng ngực

Bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân. Tiếp đến, một ống nội soi sẽ được đưa vào trung thành qua thành ngực. Để lấy mẫu mô phổi qua ống nội soi này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ sinh thiết khác nhau.

2.3. Sinh thiết bằng kim

Đây là kỹ thuật sinh thiết kín quá thành ngực. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho người bệnh trước khi thực hiện.

Sau đó, bác sĩ sẽ đâm qua thành ngực bằng kim sinh thiết dưới sự dẫn đường của chụp X-quang tăng sáng truyền hình hoặc chụp cắt lớp vi tính. Kim sinh thiết sẽ đâm vào khu vực nghi ngờ có tổn thương để lấy mẫu.

Sinh thiết kim là phương pháp sinh thiết kín qua thành ngực

2.4. Sinh thiết mở

Bệnh nhân sẽ được gây mê. Sau đó, để lấy mẫu mô phổi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở ngực. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện những can thiệp sâu hơn như cắt bỏ thùy phổi khi có kết quả sinh thiết. Đây là kỹ thuật sinh thiết mở và thực chất là quá trình phẫu thuật. Vì thế, sau khi thực hiện, người bệnh cần nằm viện.

3. Sinh thiết phổi nhằm mục đích gì?

Nhiều người thắc mắc vì sao phải thực hiện sinh thiết phổi? Phương pháp này nhằm mục đích gì? Và câu trả lời sẽ có dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu:

  • Những hình ảnh nghi ngờ trên phim sau khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X-quang sẽ được bác sĩ chỉ định sinh thiết. Nhờ sinh thiết, những nghi ngờ, tổn thương trên phim sẽ được bác sĩ đánh giá chính xác hơn.
  • Sinh thiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán rõ ràng và chính xác hơn viêm nhiễm ở phổi cũng như các bệnh lý phổi khác.
  • Nếu bị tràn dịch màng phổi, sinh thiết sẽ giúp tìm ra nguyên nhân so với những phương pháp khác.
  • Sinh thiết phổi là một trong những xét nghiệm để xác định khối u ở phổi là ác tính hay lành tính. Đồng thời nếu là u ác tính cũng xác định được giai đoạn của bệnh.

Kỹ thuật sinh thiết phổi được thực hiện khi bác sĩ có nghi ngờ về một bệnh lý nào đó. Hay đánh giá vị trí tổn thương ở phổi, có cơ sở nắm rõ được toàn trạng của bệnh nhân… Từ đó, cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4. Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả?

Bất cứ ai khi làm xét nghiệm gì đều sẽ thắc mắc cần bao lâu thì có kết quả. Vì thế, sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Trên thực tế, sinh thiết phổi sẽ có kết quả sau 2 – 4 ngày. Thế nhưng, với một số mẫu mô xét nghiệm và cho bệnh nhiễm trùng thì kết quả có thể sẽ kéo dài đến vài tuần. Do đó, bạn nên trực tiếp hỏi bác sĩ làm xét nghiệm để biết được chính xác thời gian có kết quả. Như vậy, sẽ đỡ mất công phải chờ đợi và bản thân cũng sẽ sắp xếp thời gian để đến nhận kết quả khi có thông báo.

Thông thường sinh thiết phổi sẽ có kết quả từ 2 – 4 ngày

Một lưu ý quan trọng là các bạn nên làm sinh thiết tại những bệnh viện lớn, uy tín. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết, cụ thể về kỹ thuật sinh thiết dựa trên tình trạng sức khỏe. Đồng thời, với hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu chuyên môn sẽ cho kết quả chính xác. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.

5. Sinh thiết phổi cần lưu ý những gì?

Sinh thiết phổi mặc dù hỗ trợ rất nhiều cho việc chẩn đoán nhiều bệnh nhưng chúng ta vẫn cần nằm lòng một số vấn đề quan trọng sau:

  • Sinh thiết được thực hiện khá nhanh nhưng sẽ gây đau cho người bệnh. Vì thế, trước khi sinh thiết, bác sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân.
  • Những rủi ro trong quá trình sinh thiết phổi hoàn toàn có thể xảy ra. Tùy từng kỹ thuật sinh thiết mà những rủi ro có thể sẽ khác nhau. Có thể kể đến như: Mất máu, khó chịu, huyết khối, nhiễm trùng, viêm phổi, tràn khí màng phổi, chảy máu trong phổi…
  • Sau sinh thiết, nếu bệnh nhân bị đau quá sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau. Lúc này, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều trình, liều lượng mà bác sĩ chỉ dẫn. Tuyệt đối không lạm dụng sẽ dẫn đến nhờn thuốc và nhiều tác dụng phụ khác có hại cho sức khỏe.
  • Sau sinh thiết vài ngày, người bệnh cần tránh vận động mạnh hay các hoạt động mạnh để tránh làm tổn thương hay chảy máu ở khu vực sinh thiết.
  • Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu là: Đau ngực, đau khi thở, ho ra máu, khó thở, sốt hoặc rét run. Vị trí sinh thiết chảy máu, sưng đỏ hoặc chảy dịch bất thường.

Kết luận

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sinh thiết phổi và sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả. Điều quan trọng là mọi người cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo có được kết quả sinh thiết chính xác. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả để đánh giá tình hình sức khỏe và có phác đồ điều trị phù hợp.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN CÔ GIÁO CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ PHỔI

Chọc dò dịch màng phổi Chọc dò dịch màng phổi như thế nào nên được thực hiện ở hầu hết các bệnh nhân có dịch màng phổi mà có độ dày 10 mm trên CT, siêu âm, hoặc chụp X quang và đó là tràn dịch mới hoặc chưa rõ nguyên nhân. Nói chung, những bệnh nhân không cần chọc dò là những người bị suy tim với tràn dịch màng phổi đối xứng và không đau ngực hoặc sốt; ở những bệnh nhân này, có thể dùng lợi tiểu, và tránh chọc dò trừ khi tràn dịch vẫn tồn tại 3 ngày.

Chọc dò dịch màng phổi và sau đó phân tích dịch màng phổi thường không cần thiết cho tràn dịch màng phổi mãn tính, có một nguyên nhân đã biết, và không gây triệu chứng.

  • Mặc dù thường được áp dụng, không cần phải chụp lại X quang phổi sau khi chọc dò, trừ khi bệnh nhân có các triệu chứng cho thấy tràn khí màng phổi [khó thở hoặc đau ngực] hoặc trừ khi bác sĩ nghi ngờ không khí có thể đã vào khoang màng phổi trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Bất cứ khi nào có thể, chọc dò được thực hiện bằng cách sử dụng siêu âm dẫn đường, làm tăng lượng dịch lấy ra và giảm nguy cơ biến chứng như tràn khí màng phổi hoặc chọc thủng cơ quan trong ổ bụng.

Phân tích dịch màng phổi được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi. Phân tích bắt đầu với nhìn màu sắc, có thể là

  • Phân biệt máu và dưỡng chấp [hoặc giả dưỡng chấp] với các tràn dịch khác

  • Xác định dịch mủ gợi ý chính xác tràn mủ màng phổi

  • Xác định dịch nhớt, đặc trưng của một số u trung biểu mô

Dịch nên luôn được làm xét nghiệm protein toàn phần, LDH, số lượng tế bào và các loại tế bào, nhuộm soi Gram và cấy các loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các xét nghiệm khác [glucose, tế bào học, marker lao [adenosine deaminase hoặc interferon-gamma, amylase, vi khuẩn và nấm và nuôi cấy] được sử dụng trong các chẩn đoán lâm sàng thích hợp.

Phân tích dịch màng phổi giúp phân biệt dịch thấm và dịch tiết; nhiều tiêu chuẩn tồn tại, nhưng không có một tiêu chuẩn nào phân biệt hoàn toàn giữa hai loại. Khi các tiêu chí của Light được sử dụng [Xem bảng Tiêu chuẩn chẩn đoán tràn dịch màng phổi dịch tiết Tiêu chuẩn để xác định dịch tràn dịch màng phổi dịch tiết ], LDH huyết thanh và nồng độ protein huyết thanh nên được định lượng càng gần vời thời gian chọc dò dịch màng phổi để so sánh với nồng độ trong dịch màng phổi. Các tiêu chí của Light xác định chính xác hầu hết tất cả các dịch tiết, nhưng xác định sai khoảng 20% thấm là dịch tiết. Nếu nghi ngờ tràn dịch màng phổi dịch thấm [ví dụ, do suy tim hoặc xơ gan] và không kết quả sinh hóa nào > 15% so với mức cắt của các tiêu chí của tiêu chuẩn Light thì sự khác biệt giữa huyết thanh và protein dịch màng phổi được đo. Nếu sự khác biệt là > 3,1 g/dL [> 31 g/L], bệnh nhân có khả năng tràn dịch màng phổi dịch thấm.

Chẩn đoán hình ảnh có thể có giá trị. Nếu chẩn đoán vẫn còn chưa rõ ràng sau khi phân tích dịch, chụp CT được chỉ định để tìm tắc mạch phổi, thâm nhiễm phổi, hoặc tổn thương trung thất. Tìm kiếm tắc mạch phổi để cân nhắc chỉ định cần dùng chống đông lâu dài; thâm nhiễm nhu mô, nhu cầu nội soi phế quản; và tổn thương trung thất, sự cần thiết phải chọc tế bào xuyên vách hoặc phương pháp soi trung thất. Tuy nhiên, chụp CLVT mạch máu đòi hỏi bệnh nhân giữ hơi thở 24 giây, và không phải tất cả bệnh nhân đều có thể tuân thủ. Nếu CLVT mạch không rõ ràng chẩn đoán, theo dõi là cách tốt nhất trừ khi bệnh nhân có tiền sử ung thư, sụt cân, sốt dai dẳng, hoặc những phát hiện khác gợi ý bệnh ung thư hoặc lao, trong trường hợp này nội soi lồng ngực Nội soi lồng ngực và phẫu thuật nội soi lồng ngực có sự hướng dẫn của video có thể được chỉ định. Sinh thiết màng phổi có thể được thực hiện khi nội soi ngực không có. Nếu có màng phổi dày hoặc nốt màng phổi, sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm hoặc CLVT có thể giúp ích cho chẩn đoán.

Khi nghi ngờ viêm màng phổi do lao, nồng độ adenosine deaminase trong dịch màng phổi nên được định lượng. Mức độ> 40 U/L có độ nhạy và độ đặc hiệu 95% đối với chẩn đoán viêm màng phổi do lao.

* Dựa vào sự có mặt của sốt, giảm cân, tiền sử ung thư hoặc các triệu chứng gợi ý khác.

Video liên quan

Chủ Đề