Cách ly xã hội là như thế nào

Bài viết bởi Bác sĩ Lê Thị Thanh Thủy - Bác sĩ Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng góp phần trong việc lây lan COVID-19, vì có thể phát tán virus trước khi họ có biểu hiện bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là giãn cách với người khác ít nhất 2m khi có thể

Giãn cách xã hội hay cách ly xã hội còn gọi là cách ly địa lý, có nghĩa là giữ khoảng cách an toàn giữa người/nhóm người không cùng gia đình. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội là khoảng 2 mét [tương đương với 2 sải cánh tay].

COVID-19 lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc gần [trong khoảng 2m] với thời gian dài. Sự phơi nhiễm xảy ra khi các giọt từ mũi, miệng của người mắc bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện bắn ra và bay vào không khí. Người tiếp xúc gần có thể hít các giọt nhỏ đó vào phổi.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng góp phần trong việc lây lan COVID-19, vì có thể phát tán virus trước khi họ có biểu hiện bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là giãn cách với người khác ít nhất 2m khi có thể, ngay cả khi bạn hoặc người khác không có bất kỳ triệu chứng nào. Khoảng cách xã hội đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do COVID-19 như người già, người có bệnh mạn tính.

Virus SARS-COV-2 có thể sống nhiều giờ hoặc nhiều ngày trên các bề mặt, tùy thuộc vào một số yếu tố như ánh sáng mặt trời, độ ẩm và loại bề mặt. Một người có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng cách động chạm vào bề mặt hoặc vật thể có vi-rút trên đó và vô tình đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng chính mình. Tuy nhiên, đây không được cho là cách lây lan chính của virus. Giãn cách xã hội giúp hạn chế cơ hội tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm và những người nhiễm bệnh trong cộng đồng.

COVID-19 lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc gần [trong khoảng 2m] với thời gian dài.

Theo các nghiên cứu dịch tễ, một người nhiễm COVID-19 có thể lây nhiễm cho 2 người khác. Từ 2 người này sẽ có thể lây cho 4 người khác, 4 người này có thể lây cho 16 người, 16 người này có thể lây cho 256 người khác. Số lượng người phơi nhiễm tăng theo cấp số nhân. Các hành vi và hoạt động xã hội như giãn cách sẽ ảnh hưởng và làm giảm số lượng người có nguy cơ lây nhiễm.

Mặc dù nguy cơ mắc bệnh nặng ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc và lây lan COVID-19. Mỗi người đều có một vai trò quan trọng trong việc làm chậm sự lây lan bệnh, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh hàng ngày như rửa tay, đeo khẩu trang, vệ sinh nhà cửa, v.v để ngăn chặn COVID-19, giãn cách xã hội được coi là một trong những công cụ tốt nhất mà chúng ta có để tránh tiếp xúc với vi rút này và làm chậm sự lây lan của nó trong cộng đồng.

Khi ra ngoài nơi công cộng mọi người nên có ý thức giữ khoảng cách an toàn với người khác ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang để làm chậm sự lây nhiễm COVID-19.

  • Giữ khoảng cách an toàn ở nơi công cộng: Khi xếp hàng tại siêu thị, đi dạo trong công viên, làm việc trong công sở, v.v. nên đeo khẩu trang và chủ động giữ khoảng cách an toàn 2 mét.
  • Hạn chế tụ tập đông người và lựa chọn các hoạt động xã hội an toàn trong mùa dịch: Kết nối với bạn bè, họ hàng không sống cùng nhà bằng cách gọi điện, gọi điện có hình ảnh, hoặc thông qua các mạng xã hội. Nếu gặp trực tiếp nên đeo khẩu trang và giãn cách.

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19, có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở hoặc đã tiếp xúc gần với người bị COVID-19 thì phải khai báo y tế với cơ quan y tế tại nơi lưu trú hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được tư vấn.

Khi ra ngoài nơi công cộng mọi người nên có ý thức giữ khoảng cách an toàn với người khác ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Chủng virus corona mới tại Việt Nam có độ lây lan nhanh hơn trước

XEM THÊM:

Bệnh nhân đang điều trị ung thư có hệ thống miễn dịch yếu, khiến họ dễ bị nhiễm trùng, bao gồm cả COVID-19. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân điều trị hóa trị phải hết sức thận trọng trong thời gian này. Bên cạnh các biện pháp, Icon đang tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tại các phòng khám của chúng tôi, đây là một số bước chung mà bệnh nhân ung thư có thể thực hiện để giúp bảo vệ khỏi nhiễm trùng như COVID-19.

Chú ý giữ vệ sinh cá nhân tốt và rửa tay thường xuyên

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đi qua đường miệng. Điều quan trọng là phải thực hành vệ sinh tay tốt và luôn rửa tay trước mỗi bữa ăn và đảm bảo bạn rửa tay bằng xà phòng và nước trong khoảng 20 giây và lau khô tay. Nếu bạn không thể sử dụng nước sạch, hãy mang theo nước khử trùng tay có chứa nồng độ cồn cao. Cũng cố gắng tránh chạm vào mặt thường xuyên, đặc biệt là với bàn tay không sạch.

Thực hiện giãn cách xã hội

Giãn cách xã hội là một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với COVID-19. Cách xa người khác 1,5 mét và tránh bắt tay, ôm và hôn người khác.

Tránh tiếp xúc với những người bị ốm

Tránh tiếp xúc gần với những người không khỏe hoặc có triệu chứng bệnh. Tránh xa những nơi đông người và đeo khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp như ho hoặc sổ mũi. Nếu bạn tiếp xúc với trường hợp COVID-19 đã được xác nhận, vui lòng theo dõi sức khỏe, tự cách ly và gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế ngay lập tức.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Dinh dưỡng sẽ giúp xây dựng hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Bạn nên luôn luôn cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là trong quá trình điều trị hóa trị. Có một số thức ăn bạn nên tránh trong quá trình điều trị, đảm bảo bạn chỉ ăn thức ăn nấu chín [tất cả các loại trái cây và rau quả nên được nấu chín hoặc gọt vỏ] để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn vì hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu hơn trong suốt quá trình điều trị. Tương tự như vậy, tránh đám đông và các cuộc tụ họp nơi khó duy trì khoảng cách với người khác, ví dụ như lễ kỷ niệm gia đình hoặc nơi công cộng. Cố gắng giảm liên lạc với người khác xuống còn mười lăm phút tiếp xúc trực tiếp, hoặc ít hơn hai giờ trong cùng một phòng.

Tập luyện đều đặn

Trong quá trình điều trị ung thư, điều quan trọng là tiếp tục một lối sống năng động và tập thể dục phù hợp với tình trạng của bạn theo lời khuyên của bác sĩ. Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Đây có thể là bài tập nhẹ như đi dạo trong công viên. Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong nhà trong thời gian này, bạn có thể tập thể dục tại nhà, có thể chỉ đơn giản là đi bộ hoặc nhảy theo video.

Ngủ đều đặn

Ngủ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Cơ thể trưởng thành cần ngủ 6 – 8 giờ mỗi ngày sẽ giúp xây dựng hệ thống miễn dịch.

Sức khỏe tinh thần khỏe mạnh

Sức khỏe tinh thần kém có thể dẫn đến những thói quen không lành mạnh. Nó có thể dẫn đến chế độ ăn uống kém, thiếu ngủ và tập thể dục dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Chẩn đoán bị ung thư có thể là một khoảng thời gian rất khó khăn trong cuộc sống của bệnh nhân và gia đình và bạn bè của họ. Điều quan trọng là có một hệ thống hỗ trợ đáng tin cậy và giữ một thái độ tích cực trong suốt quá trình điều trị của bạn và hơn thế nữa. Nếu bạn đang gặp khó khăn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, họ sẽ có thể kết nối bạn với các nhóm hỗ trợ và dịch vụ tư vấn.

Trong các phương tiện chăm sóc y tế, “cách ly” là một trong số các biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát nhiễm trùng. Biện pháp này thường được sử dụng trong những giai đoạn dịch bệnh truyền nghiễm, như là dịch COVID-19 hiện nay. Trong thuật ngữ tiếng Anh còn có 2 từ khác cùng nghĩa với cách ly nhưng phương thức cách ly khác nhau, đó là từ “quarantine” và “isolation”. “Quarantine” là thuật ngữ được dùng khi đối tượng cách ly tuyệt đối không được di chuyển để tránh lây bệnh truyền nhiễm cho người khác trong giai đoạn đối tượng đó đang được theo dõi xem có phát triển thành bệnh không; cụ thể hơn là nếu ở nhà thì chỉ ở trong phòng để tránh lây nhiễm cho người thân. Còn “isolation” là cách ly dành cho người đã nhiễm bệnh.

Hiện nay với các nguồn thông tin khác nhau về COVID-19, kể cả những thông tin chưa được xác thực hay tin đồn gây hoang mang trong cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm và sự sẵn sàng của hệ thống y tế trong giai đoạn phòng chống dịch. Những ngày này chúng ta có thể mọi người hạn chế đi lại, đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, trường học tạm đóng cửa, các lễ hội tập trung đông người được hủy bỏ hay lùi ngày tổ chức và các tổ chức cũng đưa ra một số biện pháp phòng chống dịch. Sức khỏe của người thân luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, và không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chủ động cách ly bản thân để bảo vệ gia đình và cộng đồng.

Những biện pháp phòng chống dịch nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Những biện pháp được áp dụng trong giao đoạn này ít nhiều sẽ gây ra những gián đoạn, ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng nhìn chung tất cả mọi người đều ý thức được đây là công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, sau nhiều tuần thì những gián đoạn vẫn tiếp tục và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh hoạt và thu nhập của người dân.

Song song cùng nỗi sợ hãi về bệnh dịch là những lo lắng về việc nghỉ làm, mất thu nhập hay làm thế nào để đảm bảo công việc trong giai đoạn này. Với những khó khăn trong việc trường học hiện phải đóng cửa, con em chúng ta đang phải rời xa thầy cô bạn bè, ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của các bé. Khi ở nhà, các bé có xu hướng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hơn và giảm các hoạt động thể chất, trong một số trường hợp có thể dẫn đến một số chứng rối loạn cảm xúc như buồn chán, lo lắng. Và quan trọng là không ai trong chúng ta có thể biết được dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu, càng dẫn đến lo lắng và vô vọng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tiếp xúc xã hội là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Thiếu tiếp xúc xã hội có thể dẫn đến chán nản, mức năng lượng thấp và mất hứng thú với các hoạt động xung quanh. Tập thể dục và các hoạt động ngoài trời rất quan trọng để giúp trẻ em và thanh thiếu niên giải tỏa căng thẳng, và có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chức năng nhận thức. Nguy cơ trầm cảm thấp hơn khi khi trẻ thường xuyên có những hoạt động thể chất.

Để có thể cân bằng giữa phòng chống dịch và cuộc sống, chúng ta cần sẵn sàng đối mặt với những vấn đề cuộc sống có thể xảy ra hơn là chỉ tập trung vào việc phòng chống và giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Mọi người nên tỉnh táo cập nhật thông tin dịch bệnh từ các nguồn đáng tin cậy, đừng để mình trôi theo vòng xoáy của những thông tin trôi nổi. Trong giai đoạn này, chúng ta nên giữ liên lạc với bạn bè, thường xuyên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là cơ hội để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ, học cùng nhau, thư giãn cùng nhau và không quên duy trì những thói quen lành mạnh.

Hãy bình tĩnh và sẵn sàng.

Chăm sóc bản thân và gia đình.

Bác sĩ Miguel de Seixas là thành viên của trường Cao Đẳng Tâm lý học Hoàng Gia. Trước khi gia nhập Family Medical Practice, bác sĩ Miguel là nhà Tâm lý học Cộng đồng tại Cambridge và đã tham gia điều trị các bệnh về tâm thần trong cộng đồng, bao gồm điều trị nội trú, ngoại trú và điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.

Video liên quan

Chủ Đề