Xông mũi nhiều có tốt không

Được thành lập vào năm 1999, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam và hiện là bệnh viện hàng đầu của Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ. Bệnh viện có quy mô 300 giường tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ hơn 2.500 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tập trung đẩy mạnh vào đổi mới, đi đầu và đặt tiêu chuẩn cao cho các tiêu chuẩn y tế trong toàn tập đoàn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc tận tâm, chất lượng cao, chi phí hợp lý với nhiều chuyên khoa chính, cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Đội ngũ chuyên gia y tế chuyên nghiệp của chúng tôi tiếp tục thúc đẩy ranh giới của nghiên cứu y tế, tập trung mạnh vào đào tạo và giáo dục. Chúng tôi cũng tổ chức một loạt các sự kiện và hội thảo chia sẻ kiến thức và lãnh đạo tư tưởng quốc tế, chào đón các chuyên gia y tế toàn cầu đến bệnh viện của chúng tôi.

Hà Nội - Việc xông mũi, họng bằng gừng và tỏi, sả tại nhà đang được nhiều người dân lựa chọn để phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, nếu lạm dụng cách thức này và xông không đúng cách có thể gây tổn thương niêm mạc đường thở.

Nếu lạm dụng xông mũi, họng và sông không đúng cách tại nhà có thể gây tổn thương niêm mạc đường thở. Ảnh: TG

Thời gian qua, nhiều người dân thực hiện việc xông mũi, họng bằng gừng và tỏi hoặc sả tại nhà để phòng và thậm chí điều trị COVID-19. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi áp dụng cách thức này cảm thấy niêm mạc đường thở có “vấn đề”.

Cụ thể, bà Bùi Thị Thuận [Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội] cho hay, mỗi ngày bà thường bỏ vào nồi từ 3 - 5 cây sả và nhánh gừng, sả kết hợp với vài tép tỏi, sau đó đun sôi, lấy khăn trùm lên qua đầu, đưa mặt vào gần nồi để xông mũi, thời gian thực hiện khoảng 10-15 phút, mỗi ngày bà thực hiện 2 lần, khi cảm thấy có dấu hiệu bị cảm cúm do thay đổi thời tiết bà sông đến 4 lần/ngày để phòng dịch.

Theo bà Thuận, gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, còn sả, tỏi tác dụng chống nhiễm trùng, có thể làm giảm các triệu chứng sổ mũi, khô họng... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nên bà thường xuyên tin dùng. Nhưng khoảng 2 ngày trở lại đây, bà bất đầu cảm thấy niêm mạc đường thở có “vấn đề” và một số vùng da mặt bị khô ráp.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 20.2, là người trực tiếp tham gia nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị tại nhà - Bác sĩ Lê Văn Thiệu - Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp [Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương] cho biết, trong quá trình tư vấn và điều trị cho F0, ông nhận thấy, nhiều người lạm dụng việc xông mũi, họng và thường làm theo hướng dẫn truyền tai nhau trên mạng xã hội.

Cụ thể, theo bác sĩ Thiệu, việc xông mũi, họng với gừng, sả… có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng và là một phương pháp thư giãn nhưng nếu lạm dùng quá nhiều lần trong một ngày sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường thở, mất khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài. Và cách này cũng không phải là phương pháp điều trị COVID-19.

"Người dân và những F0 điều trị tại nhà cần chú ý tìm hiểu thông tin chính thống từ những nguồn đáng tin cậy, tránh tìm hiểu thông tin theo dạng kinh nghiệm, rỉ tai nhau trên mạng xã hội để phòng và chống dịch đúng cách", bác sĩ Thiệu nói.

Sau khi khỏi, người bệnh vẫn cần lưu ý các vấn đề về dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng, thực hiện những bài tập phục hồi như tập thở. Ngoài ra, F0 cũng cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin cậy, tự theo dõi sức khỏe và biểu hiện của chính mình, giữ tinh thần lạc quan, điều chỉnh cuộc sống bằng các hoạt động tích cực với gia đình và xã hội.

Cùng quan điểm trên, thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng -Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga [Bộ Quốc phòng] cho hay, việc xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus.

Bác sĩ Hoàng khẳng định, xông hơi, đánh gió giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

Vị bác sĩ khuyến cáo, người dân chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên nhiều hơn 1 lần mỗi ngày. Nếu ngạt mũi nhiều thì nên nhỏ mũi nước muối sinh lý, dùng thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B.

Ngoài ra bác sĩ Hoàng cũng lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.

COVID-19 Xông mũi Xông mũi bằng gừng sả tổi đúng cách Xông mũi họng tại nhà Lạm dụng xông mũi họng Nên xông mũi bao nhiêu lần một ngày

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu lạm dụng quá có thể khiến bệnh trẻ ngày càng nặng hơn hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm.

Không bị bệnh vẫn cứ xông mũi, họng

Chị Hà [ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội] tá hỏa khi được bác sĩ thông báo bé Tuấn con chị bị điếc vì xông mũi, họng quá nhiều. Ngay từ nhỏ, bé nhà chị hay bị viêm họng, sổ mũi. Cho con uống đủ loại thuốc kháng sinh nhưng bé vẫn không thấy khỏi hẳn, chị quyết định “tậu” hẳn một chiếc máy xông mũi họng. Từ đó, mỗi lần thấy con có biểu hiển húng hắng ho, hơi chảy nước mũi hay khò khè khó thở là chị xông mũi, họng ngay cho bé. Có ngày chị xông mũi, họng cho con đến vài lần. Tuy nhiên, sau một thời gian chị bỗng thấy con có biểu hiện suy giảm thính giác, nghe rất kém. Đưa con đi khám, chị mới biết cu Tuấn đã bị điếc thì đã muộn.

 
 Cần có chỉ định của bác sĩ trước khi cho trẻ xông khí dung. Không sử dụng một đơn thuốc trong thời gian dài - Ảnh: Đặng Vũ

Một trường hợp khác là bé Linh, 2 tuổi ở Vĩnh Phúc. Thấy con thường xuyên khó thở, quấy khóc mẹ bé nghĩ con bị bệnh viêm xoang. Nghe người quen mách nước dùng máy xông mũi, họng rất hiệu quả nên gia đình cũng sắm một cái về nhà tự điều trị cho con. Tuy nhiên, dù đã tích cực xông mũi, họng nhưng các cơn khó thở vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguy hiểm hơn, càng ngày bé Linh càng xanh xao, còi cọc. Đi khám tại bệnh viện bác sĩ cho biết cháu Linh bị khó thở là do mắc bệnh tim chứ không phải mắc bệnh viêm xoang.

PGS.TS Nguyễn Thị Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai-Mũi-Họng trung ương cho biết, hiện nay rất nhiều gia đình vì thấy con hay bị các bệnh lý về đường hô hấp đã mua hẳn máy về xông cho con. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đưa con đi khám để xác định đúng các bệnh đường hô hấp và sử dụng xông mũi, họng cho trẻ theo chỉ dẫn bác sĩ.

Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

Thực chất của việc xông mũi, họng [khí dung] là dùng máy đẩy hơi thuốc thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ rất hiệu quả, có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp cấp hoặc mạn tính. Trong khi nếu bệnh nhân dùng thuốc sẽ có tác dụng chậm hơn vì thuốc phải đi vào dạ dày, ngấm vào máu sau đó mới đến các tế bào bị viêm nhiễm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị bằng khí dung. Theo PGS.TS Dinh, việc xông mũi, họng chỉ nên dùng cho các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp [viêm mũi họng, viêm xoang, hen…], bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuyệt đối không nên dùng đối với trẻ có cơ địa dị ứng. Vì trẻ có cơ địa dị ứng chỉ cần hít một lần có thể xảy ra sốc quá mẫn và gây tử vong ngay lập tức.

PGS.TS Dinh cũng cảnh báo, có nhiều bậc cha mẹ tự ý pha thuốc kháng sinh rồi xông cho trẻ tại nhà mà không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh để xông trong thời gian dài hoặc dùng không đúng liều lượng có thể gây nhiều biến chứng như trẻ bị điếc, phù nề hoặc dễ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng. Nguy hiểm hơn, nếu xông không đúng còn có thể dẫn tới nguy cơ ngộ độc thuốc làm trẻ bị suy gan, suy thận, mắc bệnh về gân xương… Ngay cả việc sử dụng các loại tinh dầu giúp thông mũi, dễ thở cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ vì nếu lạm dụng có thể làm giảm khứu giác của trẻ.

Nếu thấy trẻ có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém sau khi xông mũi, họng cần phải dừng ngay lập tức và đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Ngay cả khi bệnh của trẻ có đỡ khi xông mũi, họng cũng nên tái khám 1 tháng/lần.

Chủ Đề