Xuất xứ prc là ở đâu

Gần đây bạn thấy có rất nhiều mặt hàng “made in prc” xuất hiện trên thị trường và không biết xuất xứ prc ở đâu, có ý nghĩa như thế nào và làm sao để phân biệt được hàng xuất xứ Trung Quốc? Đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình nhé.

Xuất xứ prc ở đâu? Ý nghĩa “made in prc”

Nhiều người vẫn nhầm tưởng những sản phẩm có gắn mác “made in prc” là hàng xuất xứ từ Đức hay Nhật nhưng thực chất đó chỉ là hình thức đánh lừa tâm lý người tiêu dùng của các nhà sản xuất Trung Quốc. Prc là viết tắt của cụm từ People’s Republic Of China dịch ra là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thế nên xuất xứ prc là ở Trung Quốc, các sản phẩm có gắn mác prc đều là hàng của Trung Quốc chứ không phải của Mỹ, Đức, Nhật,…như nhiều người vẫn tưởng.

Dễ nhận thấy thời gian qua hàng hóa Trung Quốc dính phải quá nhiều vụ bê bối khiến người tiêu dùng e ngại khi sử dụng hàng Trung Quốc, thậm chí nhiều nơi tẩy chay hàng Trung Quốc khiến lượng tiêu thụ giảm mạnh. Để khắc phục được điều này, các nhà sản xuất Trung Quốc có ý tưởng mới đó là thay “made in china” thành “made in prc”. Việc thay đổi này các nhà sản xuất muốn thay đổi định kiến của người tiêu dùng về hàng hóa Trung Quốc, dập đi làn sóng tẩy chay đang diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia.

Bên cạnh sự ra đời của “made in prc” còn giúp cho các doanh nghiệp là ăn uy tín của Trung Quốc vực đây uy tín, chứng minh cho người tiêu dùng biết không phải tất cả mặt hàng sản xuất ra ở Trung Quốc đều có chất lượng dở tệ. Sự hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu chú trọng vào việc đầu tư dây chuyền công nghệ, nâng cao tay nghề cho công nhân. Hàng hóa Trung Quốc dần có khởi sắc với nhiều mặt hàng tốt, chất lượng cao hơn. Không ít các doanh nghiệp có những bước tiến vượt bậc với những mặt hàng mẫu mã đẹp, bền bỉ và được yêu thích tại nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Đã đến lúc, người tiêu dùng nên dẹp bỏ những định kiến không tốt và không nên đánh đồng mọi mặt hàng từ quốc gia này vì điều đó không hề công bằng với những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Nhận biết hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc

Tuy rằng hàng hóa Trung Quốc đã được cải thiện về chất lượng nhưng vẫn có những cơ sở đặt lợi nhuận lên trên tất cả nên bạn vẫn cần cẩn trọng với hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc. Thường các sản phẩm đều có ghi nguồn gốc xuất xứ trên bao bì nhưng nhiều cơ sở không uy tín, làm nhái bỏ qua để che mắt người tiêu dùng. Vậy nên để phân biệt bạn nên chú ý quan sát mã vạch trên phần thông tin của sản phẩm, đặc biệt là 3 mã số đầu tiên trong mã vạch sản phẩm vì đây là mã quốc gia không thể làm giả. Tất cả các mã vạch bắt đầu với 690, 691, 692, 693, 694 và 695 [đầu 6, từ 90-95] là hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc còn những mã vạch bắt đầu bằng 471 là hàng hóa  Đài Loan… Đây chính là cách đơn giản nhất để tìm ra hàng “made in prc” mà bạn nên biết.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi đặt ra ở phần đầu rồi đúng không nào. Order Trung Quốc hy vọng sẽ là người bạn đồng hành cho bạn, cùng bạn order được những đơn hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đảm bảo an toàn chất lượng tốt nhất.

Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa luôn được người dùng quan tâm. Chúng ta thường gặp cụm từ “made in” kèm theo là tên tiếng Anh của một quốc gia nào đó. Điều đó cho thấy hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ một nước cụ thể nhất định. Nhưng bất ngờ, bạn lại bắt gặp sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác lạ “made in PRC”. Chắc hẳn sẽ có nhiều người đặt câu hỏi: “PRC là gì?”, “Made in PRC là nước nào?” đúng không? Nếu bạn cũng đang có cùng băn khoăn trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Bạn sẽ có ngay câu trả lời.

PRC là gì? Hàng made in PRC là của nước nào?

Ngay tại thị trường Việt Nam, đôi khi mua hàng bạn cũng bắt gặp một số mặt hàng in nguồn gốc xuất xứ là “Made in PRC”. Nhiều người thường lầm tưởng hàng prc là hàng của các nước như Pháp, Mỹ hoặc các liên minh, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm đó nhé.

Trên thực tế, hàng made in PRC chính là hàng Trung Quốc. Vậy cụm từ PRC nghĩa là gì?

PRC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh People’s Republic Of China, có nghĩa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này có nghĩa là, hàng made in PRC vẫn là mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ trực tiếp từ Trung Quốc.

Nhưng chắc hẳn bạn cũng thắc mắc, vậy tại sao không đặt là made in China đi còn đổi thành made in PRC là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đây cũng là chiêu trò của nhà sản xuất Trung Quốc khi mà hàng hóa Trung Quốc ngày một mất lòng tin trước khách hàng. Hàng hóa made in China thường bị đánh giá thấp bởi chất lượng kém, có hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Những thông tin thất thiệt này được lan tỏa nhanh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội khiến cho sản phẩm bán ra bị tẩy chay nhiều.

Lý giải cho vấn đề này, tờ báo South China Morning Post của Trung Quốc có đưa tin: “Động thái trên là một nỗ lực nhằm vượt qua định kiến rằng hàng hóa của Trung Quốc chất lượng kém”.

Đây chính là giải pháp thay thế, thay đổi hình thức tên gọi để người dân hiểu lầm nguồn gốc của hàng hóa. Hình thức này bước đầu áp dụng đã giải quyết được mối bận tâm của các nhà sản xuất  Trung Quốc.

Hàng made in PRC và made in China có gì khác nhau?

Một câu hỏi nữa đặt ra khi hàng hóa được đặt tên là made in PRC: Vậy liệu chất lượng của hàng hóa Trung Quốc có sự thay  đổi không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Như phân tích bên trong, chúng ta đã biết, đây chỉ là một hình thức nhằm đánh tráo tên gọi, gây hiểu nhầm về nguồn gốc xuất xứ, thực chất hàng hóa vẫn không có nhiều sự thay đổi.

Nhưng bạn cũng nên hiểu rõ một vấn đề, hàng hóa ở đâu cũng vậy, đều có các mức chất lượng từ hàng hóa cao cấp, tầm trung cho tới hàng giá rẻ kém chất lượng. Tùy vào nhu cầu sử dụng hàng hóa mà nhà sản xuất cung cấp tới người tiêu dùng theo yêu cầu.

Đa phần hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam và các nước  phát triển thấp đều có mức giá rẻ, hàng chất lượng thấp. Chính điều đó khiến cho nhiều người đánh đồng chất lượng hàng hóa made in Trung Quốc toàn đồ đểu, kém chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng sử dụng các sản phẩm cao cấp của Trung Quốc, bạn sẽ thay đổi ngày suy nghĩ này.

Trên thực tế, Trung Quốc là nơi tập trung khá nhiều các chi nhánh, cơ sở doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng thế giới các nước như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh,…. Quốc gia này cũng gia công nhiều sản phẩm, trang thiết bị cho nhiều ông lớn, điển hình là Apple.

Không những vậy, quốc gia này còn có khả năng sản xuất những mặt hàng Super Fake, hàng giống chính hãng tới 99,9%. Để thấy được, chất lượng hàng hóa của Trung Quốc thực tế không phải cái nào cũng tệ. Bạn có thể xem qua cách phân biệt hàng Super Fake và Real tại đây.

Dù đặt tên là made in PRC hay made in China, đó vẫn là hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, bạn cần xem xét kỹ về chất lượng hàng hóa sản phẩm, xem liệu nó có phù hợp với mức giá bạn bỏ ra hay không.

Cách nhận biết hàng made in PRC

Ngoài việc nhận biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, sản phẩm qua cụm từ “made in PRC”, bạn có thể biết rõ hơn về sản phẩm qua nhiều thông tin khác. Bạn hãy để ý tới phần mã vạch của sản phẩm.

Phần mã vạch sẽ cung cấp cho bạn thông tin về: mã nước đăng ký, tên doanh nghiệp, số lô, tiêu chuẩn chất lượng, kích thước, đơn vị kiểm tra,… Từ đó, bạn nắm được đầy đủ những thông tin quan trọng một sản phẩm hơn.

Trong đó, bạn cần lưu ý 3 mã số đầu tiên trong dãy số mã vạch. Đây chính là mã quốc gia sản xuất hàng hóa và không thể được làm giải. Tất cả các hàng hóa Trung Quốc đều có đầy mã 6, 2 số tiếp theo chạy từ 90 – 95. Hàng hóa Đài Loan có 3 số mã đầu bắt đầu từ 471.

Làm thế nào để mua được hàng hóa Trung Quốc chất lượng?

Hiện nay trên thị trường tràn lan nhiều mặt hàng Trung Quốc giá rẻ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Điều này đòi hỏi người mua hàng phải tỉnh táo, thông minh chọn lựa các mặt hàng và chọn phương thức nhập hàng trung quốc hiệu quả. Một số lời khuyên giúp bạn mua đúng hàng Trung chất lượng:

  • Tìm hiểu rõ về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa
  • Tham khảo giá cả mặt hàng ở nhiều nhà phân phối
  • Lựa chọn nhà vận chuyển, nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín, chúng tôi đề xuất 1 số đơn vị uy tín nhất hiện nay: Võ Minh Thiên, Nhập hàng Siêu tốcPiget, Ali Việt Nam,…

Hy vọng bài viết trên đây của Inetlogger đã giúp bạn hiểu rõ hơn “PRC là gì?”, “Hàng made in PRC của nước nào?”, và có cách thức mua hàng cho phù hợp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề