Ý nghĩa của luật so sánh năm 2024

Luật so sánh là một khái niệm khá mới mẻ trong chương trình đào tạo luật ở Việt Nam. Vậy Luật so sánh là gì? đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa của luật so sánh như thế nào? Để làm rõ những câu hỏi trên mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

1.1. Tên gọi:

– “Luật so sánh” là thuật ngữ gây nhiều tranh luận trong khoa học pháp lý trên thế giới. Trong các ngôn ngữ khác nhau, thuật ngữ để chỉ lĩnh vực này cũng không hoàn toàn thống nhất về mặt ngữ nghĩa.

+ Comparative law [tiếng Anh] và Droit Compare [tiếng Pháp]: Đều có nghĩa là luật so sánh.

+ Rechtsvergleichung [tiếng Đức] có nghĩa là so sánh luật.

+ Trong tiếng Việt, một số công trình nghiên cứu học thuật có sử dụng cả 3 thuật ngữ “luật so sánh”; “so sánh luật” hay “luật học so sánh”.

Do vậy, thuật ngữ luật so sánh được sử dụng phổ biến hơn cả trong khoa học pháp lý.

1.2. Định nghĩa:

– Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh, được các học giả sử dụng, tuy nhiên thường không giải quyết vấn đề bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc chức năng của nó.

+ Học giả người Thụy Điển: Michael Bogdan thì xác định như sau: “Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng”. Đây là một quan điểm khá toàn diện và đầy đủ về luật so sánh vì ông sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để: Giải thích nguồn gốc của chúng; Đánh giá những giải pháp [tư tưởng, cách thức xây dựng pháp luật] được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau; Phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu các vấn đề liên cốt lõi của các hệ thống pháp luật đó.

+ Hai học giả người Đức: Zweigert và Kotz cho rằng: “luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình của hoạt động”. Ưu điểm: Cũng rất ngắn gọn và khúc chiết. Nhược điểm: Quá chung chung, không cụ thể.

+ Học giả Việt Nam: Luật so sánh là phương pháp xem xét, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật trên thế giới. Ưu điểm: Định nghĩa này rất hay, ngắn gọn, khúc triết. Nhược điểm: Đồng nhất luật so sánh thành một phương pháp nghiên cứu dù chỉ ra đối tượng nghiên cứu là pháp luật nhưng không mang lại lợi ích cho người nghiên cứu.

2. Đặc điểm của luật so sánh:

+Trước hết, có thể khẳng định luật so sánh không phải là ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thực định

+ Thứ hai, so sánh các quy phạm, các chế định pháp luật hay các giải pháp pháp lý cho một vấn đề nào đó trong cùng hệ thống thống pháp luật không thuộc về nội dung của luật so sánh.

+ Thứ ba, luật so sánh không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu luật so sánh, các nhà nghiên cứu, các luật gia thường so sánh các hệ thống pháp luật của nước ngoài với hệ thống pháp luật của nước ngoài với hệ thống pháp luật của nước mình hoặc so sánh pháp luật của các nước ngoài với nhau.

+ Thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của luật so sánh là cố gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt. Đây cũng là đặc điểm quan trọng nhất của luật so sánh, so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

+ Thứ năm, luật so sánh có phạm vi nghiên cứu rất rộng.

3. Đối tượng của luật so sánh:

Khác với các lĩnh vực khoa học pháp lý khác như luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính hay luật hiến pháp tập trung nghiên cứu lĩnh vực pháp luật nhất định của hệ thống pháp luật, luật so sánh không nghiên cứu so sánh các ngành luật, các chế định pháp luật hay các quy phạm pháp luật khác nhau trong cùng hệ thống pháp luật. Dù còn rất nhiều tranh luận về bản chất của luật so sánh nhưng các luật gia đều thừa nhận rằng : “việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng” là nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu luật so sánh. Từ đó có thể nhận định rằng các hệ thống pháp luật là đối tượng của luật so sánh. Tuy nhiên, vấn đề đối tượng của luật so sánh trở nên phức tạp xuất phát từ nội hàm của khái niệm hệ thống pháp luật.

– “Hệ thống pháp luật” – Legal system: đây là khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng thuật ngữ đó. Có những ngữ cảnh sau

+ Hệ thống pháp luật [theo nghĩa hẹp] là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ [có thể là nguyên tắc, quy phạm đạo đức; nguyên tắc, quy phạm chính trị; nguyên tắc, quy phạm pháp luật…]

+ Hệ thống pháp luật [theo nghĩa rộng] được sử dụng để nói đến pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống pháp luật của chúng có những điểm chung nhất định.

+Những điểm tương đồng đó có thể là lịch sử hình thành và phát triển, triết lý pháp luật và kỹ thuật pháp lý…

– “Dòng họ pháp luật” – Legal family: Một số học giả, thay vì sử dụng thuật ngữ “Hệ thống pháp luật” đã sử dụng thuật ngữ “dòng họ pháp luật” để chỉ nhóm hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định.

+ Trong các công trình luật so sánh, chúng ta gặp các thuật ngữ như “Dòng họ pháp luật La Mã – Goiescmanic hay dòng họ pháp luật Anh – Mỹ, dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa

+ Dòng họ pháp luật, xét ở khía cạnh ngôn ngữ, phản ánh mối quan hệ mang tính lịch sử của các hệ thống pháp luật trong cùng dòng họ. Mối quan hệ này đôi khi khi được ví như mối quan hệ giữa các thế hệ trong dòng tộc nào đó của con người.

+ Thuật ngữ “Dòng họ pháp luật” là thuật ngữ được sử dụng mang tính chất lịch sử, nguồn gốc sâu xa của một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định và cùng chịu ảnh hưởng của một hệ thống pháp luật gốc nào đó.

– Thuật ngữ “truyền thống pháp luật”: được sử dụng khá phổ biến để nói đến đối tượng của luật so sánh. Nó cũng được dùng để chỉ một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định, tuy nhiên khi sử dụng thuật ngữ này, các học giả đang quan tâm đến những vấn đề như:

+ Vai trò của pháp luật trong xã hội;

+ Chính thể, cấu trúc và hiệu lực của hệ thống pháp luật;

+ Cách thức pháp luật được làm ra, áp dụng, nghiên cứu, hoàn thiện và giảng dạy…

– Thuật ngữ “Văn hóa pháp luật”: Quan niệm văn hóa pháp luật là những tư tưởng, những giá trị, những mong muốn và những quan điểm về pháp luật và các thiết chế pháp luật của bộ phận hoặc của một phần công chúng không phải là các quan điểm được chấp nhận một cách tuyệt đối nhưng ở một mức độ nhất định, quan niệm này cho thấy rằng “văn hóa pháp luật” tương đồng với “hệ thống pháp luật” [theo nghĩa rộng] và “Truyền thống pháp luật” mặc dù chúng không hoàn toàn đồng nhất

Như vậy, đối tượng của luật so sánh không hoàn toàn bị giới hạn ở nội dung của các “hệ thống pháp luật” theo nghĩa hẹp của từ này. Để xác định được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, người nghiên cứu phải hiểu được các quy định của các hệ thống pháp luật đó. Để hiểu được các quy phạm pháp luật cần phải hiểu chúng được làm ra và được áp dụng như thế nào,..Đối tượng của luật so sánh rất rộng.

4. Ý nghĩa của luật so sánh:

4.1. Luật so sánh giúp cho việc nâng cao hiểu biết của các luật gia, các nhà nghiên cứu:

+ Tri thức là mục tiêu chung của bất kì khoa học nào. Luật so sánh cũng như các khoa học nói chung và khoa học pháp lí nói riêng, trước hết nhằm cung cấp tri thức khoa học.

+ Luật so sánh cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật của các hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới thông qua các dòng họ pháp luật khác nhau.

+ Luật so sánh cung cấp những tri thức về các hệ thống pháp luật nước ngoài

+ Luật so sánh không phải chỉ cung cấp cho các luật gia và các nhà nghiên cứu những tri thức về các dòng họ pháp luật trên thế giới và tri thức về hệ thống pháp luật nước ngoài mà còn giúp cho các luật gia và các nhà nghiên cứu có thêm được những tri thức về hệ thống pháp luật nước mình.

4.2. Luật so sánh hỗ trợ việc cải cách pháp luật quốc gia:

– Những tri thức có được từ kết quả của việc nghiên cứu so sánh sẽ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm luật trong việc xây dựng hoặc cải tổ hệ thống pháp luật của quốc gia.

– Các nghiên cứu so sánh cũng như việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật nước ngoài sẽ cung cấp cho các nhà làm luật hệ thống khái niệm cũng như các giải pháp mà pháp luật nước ngoài sử dụng để giải quyết vấn đề nào đó

– Trong quá trình xây dựng pháp luật hoặc cải cách hệ thống pháp luật, nhà làm luật có thể “nhập khẩu” quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cụ thể của một hệ thống pháp luật nào đó vào hệ thống pháp luật của nước mình.

4.3. Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm hài hòa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật:

– Hài hòa hóa pháp luật là quá trình làm giảm đi những khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể giữa các hệ thống pháp luật bằng cách xây dựng các luật mẫu và thực hiện các biện pháp để khuyến khích các quốc gia tiếp nhận và áp dụng

– Nhất thể hóa pháp luật là thuật ngữ được sử dụng để nói đến quá trình theo đó các quy phạm pháp luật mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật khác nhau được thay thế bởi các quy phạm pháp luật chung nhất

– Hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật là quá trình khó khăn phức tạp. Quá trình này dù được diễn ra ở cấp độ và phạm vi nào cũng phải đối mặt với những khó khăn mà việc vượt qua những khó khăn đó không dễ dàng.

– Để giúp cho quá trình hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật đơn giản hơn, luật so sánh có vai trò rất quan trọng

+ Luật so sánh hỗ trợ về kỹ thuật pháp lý

+ Luật so sánh cung cấp cho các luật gia những tri thức và kỹ năng quan trọng để tham gia vào quá trình đàm phán nhằm đi đến nhất thể hóa pháp luật hoặc hài hóa hóa pháp luật.

+ Luật so sánh hỗ trợ các quốc gia vượt qua rào cản tâm lý khi tiếp nhận các quy định áp dụng chung và từ bỏ các quy định pháp lý của quốc gia mình.

4.4. Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật:

Thực tiễn áp dụng pháp luật rất phong phú, đa dạng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Vì thế, việc sử dụng luật so sánh như là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật có thể sẽ mang lại kết quả bất ngờ.

Luật so sánh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

So sánh luật có nghĩa là gì?

\=> Luật so sánh hay Luật học so sánh là một môn khoa học, một phương pháp tiếp cận nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật.

Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh là gì?

Đối tượng nghiên cứu của luật học so sánh là nghiên cứu pháp luật nước ngoài, trên cơ sở đối chiếu các hệ thống pháp luật với nhau và với hệ thống pháp luật quốc gia, cụ thể: Những vấn đề phương pháp luận của việc so sánh trong pháp luật [lý luận về phương pháp so sánh pháp luật];

Luật so sánh được sử dụng ở Việt Nam khi nào?

Trong quá trình xây dựng Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật So sánh đã được ứng dụng cả trực tiếp [đặc biệt là trong hình thành mô hình tư tưởng và mô hình cơ cấu của văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo dự án ] và gián tiếp [thông qua việc dùng chuyên gia pháp lý nước ngoài ].

Phương pháp so sánh chức năng là gì?

Phương pháp so sánh chức năng là so sánh dựa vào những chức năng nhất định nào đó. Phương pháp so sánh hình thức là so sánh các quy phạm pháp luật với nhau.

Chủ Đề