Tiểu sử - tác giả nguyễn công hoan

- Ông là đảng viênĐảng Lao động Việt Namtừ năm1948. Năm1951ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sáchSử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950dùng cho lớp 7 hệ chín năm. Ông cũng viết bài cho báoGiáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịchHội Nhà văn Việt Nam[khóa đầu tiên1957-1958], Ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là Ủy viên Ban chấp hànhHội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báoVăn[tiền thân của báoVăn nghệ].

1. Tiểu sử

- Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnhBắc Ninh[nay thuộc xãNghĩa Trụ, huyệnVăn Giang, tỉnhHưng Yên].

- Gia đình: Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thânNho họcthất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ,câu đốivà những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều [Lê Văn Lương] nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,Nguyễn Công Bồngnguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an vàNguyễn Công Mỹnguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ.[1][2]

- Năm1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi [nhưHải Dương,Lào Cai,Nam Định,...] cho đến khiCách mạng tháng Támnổ ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tayKiếp hồng nhan[viết năm1920, đượcTản Đà thư điếmxuất bản năm1923] là một đóng góp cho nền văn xuôiViệt Nambằngchữ Quốc ngữ.

- Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhậpVệ quốc quân, làm biên tập viên báoVệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờQuân nhân học báo.

- Ông là đảng viênĐảng Lao động Việt Namtừ năm1948. Năm1951ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sáchSử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950dùng cho lớp 7 hệ chín năm. Ông cũng viết bài cho báoGiáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịchHội Nhà văn Việt Nam[khóa đầu tiên1957-1958], Ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là Ủy viên Ban chấp hànhHội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báoVăn[tiền thân của báoVăn nghệ].

2. Sự nghiệpvăn học

a. Tác phẩm chính

- Ông để lại hơn 20 tiểu thuyết và khoảng 200 truyện ngắn..

+ Truyện ngắn: Kép tư bền [1935], Hai thằng khốn nạn [1937], Người vợ lẽ bạn tôi [1937],...

+ Tiểu thuyết:Lá ngọc cành vàng [1935], Ông chủ [1935], Bước đường cùng [1938]....

b. Phong cách nghệ thuật

- Phong cách của một nhà văn hiện thực bậc thầy.

- Là một cây bút trào phúng xuất sắc, Nguyễn Công Hoan sử dụng tiếng cười để đả phá ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

Video liên quan

Chủ Đề