100g khế ngọt bao nhiêu calo

Quả khế rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương. Quả khế chứa dồi dào vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác nên rất thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức khỏe.

Từ lâu, quả khế đã được dùng rộng rãi trên thế giới để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Lá cây khế cũng được dùng để trị viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, ung nhọt, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ em rất tốt.

Giảm cân hiệu quả

Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids, do đó khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.

Khế giảm đau, hạ sốt, chữa sưng lợi, hết lở miệng

Theo Health, ở nhiều quốc gia, người dân thường dùng quả và lá khế chế biến món ăn hoặc ăn sống vừa ngon lại vừa có lợi cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, ăn một quả khế mỗi ngày sẽ cung cấp 1/3 lượng vitammin C cần thiết cho cơ thể. Loại trái này còn có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau, hạ sốt. Đặc biệt trong mùa hè, uống nước ép khế giúp giải khát tốt đồng thời chữa sưng lợi, hết lở miệng.

Chữa rụng tóc, kiểm soát nhịp tim

Ăn khế cũng rất có lợi với những người bị rụng tóc do có chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, cần thiết cho sự tăng trưởng của tóc.

Khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất kali, phốt pho, kẽm và sắt có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Uống nước ép khế thường xuyên cũng là cách làm hay để hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và trị các bệnh về gan.

Quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.

Một số bài thuốc hay từ lá, hoa và quả khế:

Bị sưng đau: Lấy lá khế tươi, giã nát đắp lên vết thương. Nếu bị nổi mề đay, lấy lá khế tươi rang để xát lên sẽ làm cho các vết mề đay lặn dần.

Ho khan, có đàm: Lấy ít hoa khế, phơi cho héo, tẩm nước gừng đặc rồi sao lên cho vào lọ thủy tinh để dành. Mỗi ngày lấy một ít hoa khế đã sao pha với nước nóng uống như trà.

Cảm nắng: 20 g lá khế tươi và 10 g lá chanh cho vào cối giã nát, lọc lấy nước cốt uống.

Đau bụng, tiêu chảy: Ăn quả khế ngâm với đường sẽ giúp giảm triệu chứng.

Sinh tố giải nhiệt: 50 g thịt quả khế xắt miếng, 1,5 muỗng cà phên ước cốt chanh, một muỗng canh đường đỏ, ít muối, nước sôi để nguội, đá viên. Cho tất cả vào máy xay cho nhuyễn rồi trút ra ly uống. Món sinh tố này đúng nghĩa "ngon, bổ, rẻ" lại giúp giải nhiệt.

Lưu ý: các bệnh nhân về thận không nên ăn khế vì khế chứa nhiều axit oxalic gây bất lợi cho những quả thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt và mất ngủ./.

Quả khế là loại quả quen thuộc được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Quả khế chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều chị em lo lắng khế sẽ chứa nhiều chất béo nên không dám ăn dù rất thèm. Vậy ăn khế ngọt có béo không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Ăn khế có béo không? Quả khế không chỉ dùng để giải khát. Khế còn là một loại quả tráng miệng mà từ lâu nó đã được dùng làm một bài thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền rất hiệu quả. Theo các tài liệu ghi chép từ các bài thuốc y học cổ truyền. Khế là loại quả lành tính, có vị chát, không độc. Được dùng để chữa các bệnh về hệ tiêu hóa, cảm mạo, hạ sốt. Thanh nhiệt giải độc và chữa vết thương hở. Bên cạnh nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như vậy thì liệu ăn khế có béo không? Các bạn cùng Tạp chí giảm béo đi tìm hiểu lượng calo có trong khế để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

100g Khế có bao nhiêu calo

Quả khế rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và vitamin C. Một quả khế có kích thước trung bình nặng khoảng 91g chứa tới 3g chất xơ, 1g chất đạm và nhiều loại vitamin, khoáng chất. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng khế chỉ chứa 6g carbs và 28 calo. Quả khế cũng rất giàu vitamin như vitamin A, E, K. Quả khế giúp bạn bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng sau:

  • 52% nhu cầu vitamin C
  • 6% đồng
  • 4% vitamin B5
  • 3% folate
  • 3% kali
  • 2% magiê

Dù rất nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng 100g khế chi có khoảng 37,5  calo thôi. Với lượng calo ít ỏi như vậy thì không thể nào khiến chúng ta béo được rồi đúng không nào.

Vậy khế ngọt có béo không

Lượng calo của khế khoảng 37,5  calo. Với lượng calo như vậy thì hoàn toàn không thể khiến chúng ta béo lên được. Ngoài ra, khế ngọt là một loại quả ngon và có tác dụng giải nhiệt cơ thể, tốt cho sức khỏe. Lượng vtamin C và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng. Mặt khác, bổ sung khế ngọt sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất giúp da đẹp và mịn màng hơn.

Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong khế có thể giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ cholesterol của cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ có sức đề kháng mạnh mẽ, chống lại bệnh xơ vữa động mạch đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa mỡ hiệu quả và an toàn.

Ăn khế có tác dụng giảm cân không?

Qua những thông tin trên ăn khế không những không khiến chúng ta béo lên mà còn giúp chúng ta giảm cân hiệu quả. Loại quả này thực sự không thể thiếu trong thực đơn giảm cân của các này đang dư cân được. Dưới đây là một số cách giảm cân với khế vô cùng hiệu quả.

  • Chất xơ dồi dào trong khế giúp tăng cường trao đổi chất tốt hơn. Ngoài ra để có thể tiêu hóa hết lượng chất xơ nạp vào cơ thể, cơ quan tiêu hóa cần tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy, khi bạn ăn khế cũng là một hành động gián tiếp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và giải phóng chúng thông qua hoạt động của các cơ quan nội tạng.
  •  Vitamin trong khế giúp trung hòa lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn chặn sự liên kết giữa các tế bào mỡ, hạn chế tối đa việc hình thành mô mỡ mới trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng và mặt.
  •  Ăn khế giúp cơ thể có cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp kích thích giảm cân hiệu quả.

Cách giảm cân với khế

Đơn giản nhất chúng ta có thể rửa sạch khế và gọt lớp viền ở các múi khế. Sau đó ăn trực tiếp. Hoặc có thể làm nước ép khế để uống hỗ trợ giảm cân rất tốt. Ngoài ra còn có một số món hỗ trợ giảm cân sau đây:

Ốc xào khế

Để làm món ốc xào khế, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: thịt ốc nhồi hoặc ốc bươu, khế chua, tía tô, hành lá, nước nghệ tươi, gia vị đầy đủ.

Ốc xào khế

Cách chế biến

  • Ruột ốc làm sạch, để ráo nước, ướp với gia vị trong 5 – 10 phút.
  • Phi thơm hành khô, sau đó cho ốc vào chảo xào to lửa đến khi ốc chín, lấy ra để riêng, để lại nước ốc trong chảo.
  • Tiếp tục cho khế xanh thái lát vào xào với nước ốc, sau đó cho ốc vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Lấy ra đĩa, rắc tía tô thái nhỏ lên mặt và ăn khi còn nóng ấm.
Canh khế nấu hến

Cách làm:

– Lấy khoảng 500 gr hến, 2 quả khế chua,  1 quả cà chua, gia vị, hành.

– Luộc hến chín rồi gỡ lấy thịt, nhớ gạn lấy phần nước hến để nấu canh.

– Khế rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ.

– Phi hành thơm rồi cho hến, cà chua, khế vào xào. Sau đó đổ nước luộc hến vào nấu cùng.

– Lấy canh hến ra ăn, trước khi ăn cơm, bạn nên ăn 1 bát canh hến, như vậy bạn sẽ nhanh có cảm giác no bụng, giảm bớt đi được lượng cơm, nguyên nhân gây tăng cân.

Canh khế nấu hếnTôm rang khế

Với món ăn này bạn có thể ăn kèm với cơm hoặc cũng có thể ăn kèm với rau luộc. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm rang với khế cùng với rau luộc, như vậy sẽ giảm được cân nhanh hơn.

Tôm rang khế

Cách làm:

  •  Lấy 200gr tôm, 2 quả khế, nước mắm, bột ngọt.
  •  Tôm làm sạch đầu, rửa sạch rồi để ráo.
  •  Cắt khế thành từng các lát mỏng.
  •  Đun chảo dầu nóng rồi cho hành vào phi lên, cho tôm vào rang cùng đến khi thấy tôm chuyển sang màu đỏ là được, nêm nếm gia vị vừa ăn sao cho hợp khẩu vị.

Lưu ý khi ăn khế giảm cân

Quả khế là một loại thực phẩm có hương vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khế có thể gây ra những tác dụng như ngộ độc, dị ứng, tương tác thuốc …

Những người bị bệnh thận và những người đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn khế. Quả khế chứa hàm lượng oxalat cao, có thể gây sỏi thận. Người bị bệnh thận khi ăn khế có thể dễ bị ngộ độc khế với các triệu chứng lú lẫn, co giật, thậm chí tử vong.

Lưu ý khi ăn khế giảm cân

Một số nghiên cứu cho thấy chất độc thần kinh trong khế có thể ảnh hưởng đến não và gây rối loạn thần kinh. Ở những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt có thể loại bỏ chất độc thần kinh này ra khỏi cơ thể, nhưng những người bị bệnh thận thì không có khả năng này. Hậu quả là sau khi ăn khế, chất độc này sẽ tồn tại trong cơ thể người bị bệnh thận và gây ngộ độc với các biểu hiện nặng.

Qua bài viết trên của Tạp chí giảm béo, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn khế có béo không rồi đúng không nào. Không chỉ không khiến chúng ta béo lên mà khế còn giúp chúng ta giảm cân rất tốt. Ngoài việc bổ sung khế vào thực đơn giảm cân thì chúng ta cần luyện tập thể dục hàng ngày và có chế độ ăn uống hợp lí để có thể giảm cân hiệu quả. Chúc các bạn giảm cân thành công!

Tại sao phải đau đầu nhức óc, chật vật với những phương pháp giảm cân lỗi thời khi giờ đây bạn đã có trong tay cơ hội giảm béo cấp tốc an toàn nhất chỉ 499k. Click ngay!

100g khế chứa bao nhiêu calo?

Khế là loại quả ít calo, cứ 100g khế sẽ cung cấp khoảng 37,5 calo, đây là một mức thấp hơn nhiều so với các loại trái cây khác.

Một quả khế có bao nhiêu calo?

Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids, do đó khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.

Khế bao nhiêu carb?

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trên có vẻ không quá cao, nhưng khẩu phần này chỉ có 28 calo và 6 gam carb. Điều này đồng nghĩa với việc, so với trọng lượng thì quả khế rất nhiều chất dinh dưỡng..

Một ngày nên ăn bao nhiêu quả khế?

Chỉ cần ăn một quả khế, bạn có thể bổ sung rất nhiều dưỡng chất kháng viêm quan trọng với cơ thể bao gồm saponin, flavonoid và vitamin C. Các chứng viêm cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây ra các bệnh mạn tính do viêm, ví dụ như bệnh tim mạch, hô hấp, dạ dày.

Chủ Đề